Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị” dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải toán trước kì thi nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị
- TRƯỜNG THPT LÊ LỢI KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN GDKTPL NHÓM: GDKTPL LỚP 11 NĂM HỌC: 2023 - 2024 (Đề có 3 trang) Thời gian: 45 phút (Đề có 30 câu) Họ tên : ............................................................... Lớp: 11A.... ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Câu 1: Đối với lĩnh vực văn hóa, hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về bình đẳng giới? A. Sáng tác tác phẩm nâng cao nhận thức giới. B. Cản trở hoạt động nghệ thuật vì định kiến giới. C. Phổ biến tập tục có tính phân biệt đối xử giới D. Phê bình nội dung tuyên truyền định kiến giới. Câu 2: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội dẫn đến hậu quả nào dưới đây? A. Vi phạm quyền bảo mật cá nhân. B. Vi phạm chính sách đối ngoại. C. Vi phạm trên không gian mạng. D. Vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân. Câu 3: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau đều có nghĩa vụ A. nói lời hay, làm việc thiện. B. bớt sân si, thôi tranh giành. C. tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. D. làm việc tốt, có lòng thiện. Câu 4: Việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó là nội dung của khái niệm A. bình đẳng giới. B. bảo hiểm xã hội. C. phúc lợi xã hội. D. an sinh xã hội. Câu 5: Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền bầu cử, ứng cử khi đang A. bị nghi ngờ phạm tội B. đảm nhiệm chức vụ. C. đi công tác ở hải đảo. D. thi hành án phạt tù. Câu 6: Các dân tộc trong một quốc gia đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là thể hiện quyền bình đẳng giữa các A. dân tộc. B. tín ngưỡng. C. tôn giáo. D. tổ chức. Câu 7: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là nam, nữ đều được bình đẳng trong việc A. tiếp cận cơ hội việc làm. B. tham gia các hoạt động xã hội. C. lựa chọn ngành nghề học tập. D. tiếp cận nguồn vốn đầu tư. Câu 8: Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các tôn giáo hợp pháp trong quá trình tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo không được thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Xuất bản phẩm về tôn giáo. B. Tuyên truyền phổ biến pháp luật. C. Hủy hoại tài nguyên môi trường. D. Hỗ trợ hoạt động từ thiện. Câu 9: Ông K là người dân tộc thiểu số, ông M là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào? A. Giáo dục. B. Chính trị. C. Kinh tế. D. Văn hóa. Câu 10: Vào ngày bầu cử, gia đình V có việc phải đi ăn cỗ ở xa. V đã sang nhờ R - hàng xóm đi bỏ phiếu giúp cả nhà. Hành vi này đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về
- A. ứng cử. B. bầu cử. C. khiếu nại. D. tố cáo. Câu 11: Theo quy định của pháp luật, khi tham gia bầu cử, ứng cử, công dân có nghĩa vụ nào dưới đây? A. Sao chép nội dung phiếu bầu của người khác. B. Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử. C. Trao đổi với người khác về nội dung phiếu bầu của mình. D. Chỉ tham gia bầu cử khi được hưởng lợi ích vật chất. Câu 12: Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện quyền bầu cử, mọi công dân được quyền A. gian lận thông tin lý lịch cử tri. B. xuyên tạc kết quả bầu cử. C. tiếp cận các thông tin về bầu cử. D. lôi kéo, mua chuộc cử tri. Câu 13: Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi A. tâm lí và yếu tố thể chất. B. trạng thái sức khỏe tâm thần. C. năng lực trách nhiệm pháp lí. D. thành phần và địa vị xã hội. Câu 14: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực văn hóa? A. Phát triển văn hóa cộng đồng. B. Khôi phục lễ hội truyền thống. C. Xây dựng trường dân tộc nội trú. D. Phủ sóng truyền hình quốc gia. Câu 15: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền? A. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật. B. Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội. C. Ứng cử Hội đồng nhân dân xã. D. Kinh doanh làm giàu hợp pháp. Câu 16: Theo quy định của pháp luật, hoạt động nào dưới đây không gắn với việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân? A. Theo dõi biến động dân số địa phương. B. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật. C. Kiến nghị về chính sách tái định cư. D. Giám sát hoạt động bộ máy nhà nước. Câu 17: Một trong những nghĩa vụ của công dân khi tham gia quản lý nhà nước và xã hội đó là phải có trách nhiệm A. ứng dụng chuyển đổi số. B. nâng cao lợi ích của bản thân. C. bảo vệ an ninh quốc gia. D. sử dụng dịch vụ công cộng. Câu 18: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không thực hiện đúng nghĩa vụ bầu cử ứng cử khi A. tìm hiểu thông tin ứng cử viên. B. chứng kiến niêm phong hòm phiếu. C. theo dõi kết quả bầu cử. D. bỏ hộ phiếu cho người khác. Câu 19: Một trong những hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử là dẫn đến A. mất thời gian kiểm đếm. B. sai lệch kết quả bầu cử. C. uy tín của cử tri giảm sút. D. công dân phải nghỉ làm. Câu 20: Việc làm nào dưới đây vi phạm nội dung bình đẳng về nghĩa vụ giữa các tôn giáo khi tổ chức các hoạt động tôn giáo? A. Xuyên tạc nội dung tôn giáo. B. Các tín đồ tham gia cứu trợ. C. Tôn giáo tham gia từ thiện. D. Tôn vinh người có đạo. Câu 21: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây?
- A. Đăng ký hiến máu nhân đạo. B. khám tuyển nghĩa vụ quân sự. C. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật. D. Tham khảo dịch vụ trực tuyến. Câu 22: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là thể hiện công dân bình đẳng về A. quyền và nghĩa vụ. B. trách nhiệm pháp lí. C. chính trị - ngoại giao. D. kinh tế - văn hóa. Câu 23: Trường hợp nào dưới đây thể hiện công dân bình đẳng về hưởng quyền? A. Tiếp cận các giá trị văn hóa. B. Chấp hành quy tắc công cộng. C. Giữ gìn an ninh trật tự. D. Giữ gìn bí mật quốc gia. Câu 24: Trước khi công bố phương án thi, Bộ giáo dục và đào tạo đã lấy ý kiến của nhân dân trong cả nước, việc làm này nhằm phát huy quyền cơ bản nào dưới đây của công dân? A. Quyết định của mọi người. B. Xây dựng xã hội học tập. C. Tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. D. Xây dựng Nhà nước pháp quyền. Câu 25: Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất được gọi chung là A. các cơ sở tôn giáo. B. các cơ sở vui chơi. C. các cơ sở truyền đạo. D. trụ sở họp hành tôn giáo. Câu 26: Theo quy định của pháp luật, việc làm nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội? A. Tuyên truyền Luật tố cáo. B. Công khai danh tính người tố cáo. C. Bảo vệ thông tin người tố cáo. D. Từ chối đơn tố cáo nặc danh. Câu 27: Hiến pháp quy định công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử? A. 20. B. 19. C. 18. D. 21. Câu 28: Theo quy định của pháp luật, một trong những biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là đối với các ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm khi sử dụng lao động nữ người sử dụng lao động phải tạo điều kiện về A. bổ nhiệm chức danh quản lý. B. thời gian chăm sóc con cái. C. bảo mật thông tin cá nhân. D. vệ sinh an toàn lao động. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 29: (2 điểm) Khi thấy ở công ty A, các nhân viên nam và nữ đều được trả cùng mức lương cho cùng một vị trí và đều có cơ hội thăng tiến như nhau, chị H là nhân viên của công ty B thấy mình rất thiệt thòi vì công ty B thường giao nhiều việc hơn cho nhân viên nam dẫn đến việc trả lương thấp hơn cho nhân viên nữ so với nhân viên nam. Chị H dự định rủ các nhân viên nữ khác đang làm cùng công ty viết đơn khiếu nại gửi lên lãnh đạo công ty để bảo vệ quyền lợi của mình. a) Nội dung trên đề cập đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực nào? Em nhận xét như thế nào về việc trả lương của hai công ty trong tình huống trên? b) Việc áp dụng bình đẳng giới khi tuyển dụng và trả lương có cần thiết không? Vì sao? Câu 30: (1 điểm) Để giúp con trai mình là anh V trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, ông T đã cùng vợ của mình đi vận động và biếu quà cho các bà con trong thôn để họ bỏ phiếu cho anh V. Đồng thời, nếu ai không đồng ý với yêu cầu thì ông T lại có hành vi de dọa. Theo em, hành vi của vợ chồng ông T có vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân không? Nếu là con trai của vợ chồng ông T, em sẽ làm thế nào? ------ HẾT -----
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐÁP ÁN ĐỀ GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN GIÁO DỤC KT VÀ PL - LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 1 A B A C 2 D A B D 3 C C D D 4 A D C B 5 D A C D 6 A C D A 7 B D D A 8 C B A D 9 B D B A 10 B A A A 11 B C B C 12 C A C C 13 D A C D 14 C C A C 15 D B A D 16 A C B B 17 C B C B 18 D D C A 19 B C D A 20 A B C B 21 C C D C 22 B D B C 23 A A D B 24 C B D B 25 A A B D 26 B B B A 27 D D A B 28 D D A C ĐÁP ÁN Câu Nội dung Điểm Câu 29 Khi thấy ở công ty A, các nhân viên nam và nữ đều được trả cùng mức lương cho cùng một vị trí và đều có cơ hội thăng tiến như nhau, chị H là nhân viên của công ty B thấy mình rất thiệt thòi vì công ty B thường giao nhiều việc hơn cho nhân viên nam dẫn đến việc trả lương thấp hơn cho nhân viên nữ so với nhân viên nam. Chị H dự định rủ các nhân viên nữ khác đang làm cùng công ty viết đơn khiếu nại gửi lên lãnh đạo công ty để bảo vệ quyền lợi của mình. a) Nội dung trên đề cập đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực nào? Em nhận xét như thế nào về việc trả lương của hai công ty trong tình huống trên? b) Việc áp dụng bình đẳng giới khi tuyển dụng và trả lương có cần thiết
- không? Vì sao? a. Nội dung trên đề cập đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động 1.0 - Nhận xét: + Công ty A đã thực hiện đúng theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Là các nhân viên nam và nữ đều được trả cùng mức lương cho cùng một vị trí và đều có cơ hội thăng tiến như nhau + Công ty B nơi làm việc của chị H đã làm sai quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. Là thường giao nhiều việc hơn cho nhân viên nam dẫn đến việc trả lương thấp hơn cho nhân viên nữ so với nhân viên nam. Nên suy nghĩ và hành động của chị H là phù hợp với các quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. b. - Trong lĩnh vực lao động, việc áp dụng bình đẳng giới khi tuyển dụng 1.0 và trả lương là cần thiết, vì việc thực hiện bình đẳng giới sẽ: tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình; góp phần phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững… Câu 30 Để giúp con trai mình là anh V trúng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, ông T đã cùng vợ của mình đi vận động và biếu quà cho các bà con trong thôn để họ bỏ phiếu cho anh V. Đồng thời, nếu ai không đồng ý với yêu cầu thì ông T lại có hành vi de dọa. Theo em, hành vi của vợ chồng ông T có vi phạm quy định của pháp luật về quyền bầu cử của công dân không? Nếu là con trai của vợ chồng ông T, em sẽ làm thế nào? - Hành vi của ông T cùng vợ của mình đi vận động, biếu quà và đe 0.5 dọa bà con trong thôn để họ bỏ phiếu cho anh V con trai mình là hành vi xâm phạm đến quyền bầu cử theo quy định tại Điều 27 Hiến pháp năm 2013 “Công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định”. 0.5 - Nếu là con trai của vợ chồng ông T, em sẽ: + Giải thích cho ba mẹ hiểu .... + Bảo ba mẹ dừng ngay hành động đó lại ...... + Giải thích cho ba mẹ về hậu quả ......
- TRƯỜNG THPT LÊ LỢI KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN GDKTPL LỚP 11 NHÓM: GDKTPL NĂM HỌC: 2023 - 2024 Thời gian: 45 phút (Đề có 30 câu) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp: 11A.... ĐỀ SỐ 2 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Câu 1: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là nam, nữ đều được bình đẳng trong việc A. tiếp cận nguồn vốn đầu tư. B. lựa chọn ngành nghề học tập. C. tiếp cận cơ hội việc làm. D. tham gia các hoạt động xã hội. Câu 2: Theo quy định của pháp luật, hoạt động nào dưới đây không gắn với việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân? A. Theo dõi biến động dân số địa phương. B. Kiến nghị về chính sách tái định cư. C. Giám sát hoạt động bộ máy nhà nước. D. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật. Câu 3: Ông K là người dân tộc thiểu số, ông M là người Kinh. Đến ngày bầu cử đại biểu Quốc hội, cả hai ông đều đi bầu cử. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng trong lĩnh vực nào? A. Kinh tế. B. Chính trị. C. Giáo dục. D. Văn hóa. Câu 4: Một trong những hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử là dẫn đến A. công dân phải nghỉ làm. B. uy tín của cử tri giảm sút. C. mất thời gian kiểm đếm. D. sai lệch kết quả bầu cử. Câu 5: Theo quy định của pháp luật, khi tham gia bầu cử, ứng cử, công dân có nghĩa vụ nào dưới đây? A. Chỉ tham gia bầu cử khi được hưởng lợi ích vật chất. B. Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử. C. Trao đổi với người khác về nội dung phiếu bầu của mình. D. Sao chép nội dung phiếu bầu của người khác. Câu 6: Theo quy định của pháp luật, công dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội trong trường hợp nào sau đây? A. Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật. B. Tham khảo dịch vụ trực tuyến. C. Đăng ký hiến máu nhân đạo. D. khám tuyển nghĩa vụ quân sự. Câu 7: Theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các tôn giáo hợp pháp trong quá trình tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo không được thực hiện hành vi nào dưới đây? A. Tuyên truyền phổ biến pháp luật. B. Hủy hoại tài nguyên môi trường. C. Xuất bản phẩm về tôn giáo. D. Hỗ trợ hoạt động từ thiện. Câu 8: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây không thể hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực văn hóa? A. Phủ sóng truyền hình quốc gia. B. Khôi phục lễ hội truyền thống. C. Phát triển văn hóa cộng đồng. D. Xây dựng trường dân tộc nội trú. Câu 9: Đối với lĩnh vực văn hóa, hành vi nào dưới đây không vi phạm pháp luật về bình đẳng giới? A. Sáng tác tác phẩm nâng cao nhận thức giới. B. Phê bình nội dung tuyên truyền định kiến giới. C. Phổ biến tập tục có tính phân biệt đối xử giới D. Cản trở hoạt động nghệ thuật vì định kiến giới.
- Câu 10: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không thực hiện đúng nghĩa vụ bầu cử ứng cử khi A. theo dõi kết quả bầu cử. B. chứng kiến niêm phong hòm phiếu. C. bỏ hộ phiếu cho người khác. D. tìm hiểu thông tin ứng cử viên. Câu 11: Trường hợp nào dưới đây thể hiện công dân bình đẳng về hưởng quyền? A. Chấp hành quy tắc công cộng. B. Giữ gìn an ninh trật tự. C. Giữ gìn bí mật quốc gia. D. Tiếp cận các giá trị văn hóa. Câu 12: Một trong những nghĩa vụ của công dân khi tham gia quản lý nhà nước và xã hội đó là phải có trách nhiệm A. nâng cao lợi ích của bản thân. B. sử dụng dịch vụ công cộng. C. bảo vệ an ninh quốc gia. D. ứng dụng chuyển đổi số. Câu 13: Vào ngày bầu cử, gia đình V có việc phải đi ăn cỗ ở xa. V đã sang nhờ R - hàng xóm đi bỏ phiếu giúp cả nhà. Hành vi này đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về A. tố cáo. B. khiếu nại. C. ứng cử. D. bầu cử. Câu 14: Theo quy định của pháp luật, một trong những biện pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động là đối với các ngành nghề nặng nhọc, nguy hiểm khi sử dụng lao động nữ người sử dụng lao động phải tạo điều kiện về A. thời gian chăm sóc con cái. B. bảo mật thông tin cá nhân. C. vệ sinh an toàn lao động. D. bổ nhiệm chức danh quản lý. Câu 15: Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi A. tâm lí và yếu tố thể chất. B. thành phần và địa vị xã hội. C. năng lực trách nhiệm pháp lí. D. trạng thái sức khỏe tâm thần. Câu 16: Hiến pháp quy định công dân Việt Nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền ứng cử? A. 19. B. 18. C. 21. D. 20. Câu 17: Chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh thất được gọi chung là A. các cơ sở tôn giáo. B. trụ sở họp hành tôn giáo. C. các cơ sở vui chơi. D. các cơ sở truyền đạo. Câu 18: Các dân tộc trong một quốc gia đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển là thể hiện quyền bình đẳng giữa các A. tôn giáo. B. tín ngưỡng. C. dân tộc. D. tổ chức. Câu 19: Theo quy định của pháp luật, quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực kinh tế thể hiện ở việc các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam đều có quyền? A. Đóng góp ý kiến vào dự thảo luật. B. Ứng cử Hội đồng nhân dân xã. C. Kinh doanh làm giàu hợp pháp. D. Tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội. Câu 20: Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội dẫn đến hậu quả nào dưới đây? A. Vi phạm chính sách đối ngoại. B. Vi phạm trên không gian mạng. C. Vi phạm quyền tự do dân chủ của công dân. D. Vi phạm quyền bảo mật cá nhân. Câu 21: Việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó là nội dung của khái niệm A. bình đẳng giới. B. bảo hiểm xã hội. C. phúc lợi xã hội. D. an sinh xã hội. Câu 22: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo của các tôn giáo khác nhau đều có nghĩa vụ A. tuân thủ Hiến pháp, pháp luật. B. bớt sân si, thôi tranh giành.
- C. nói lời hay, làm việc thiện. D. làm việc tốt, có lòng thiện. Câu 23: Trước khi công bố phương án thi, Bộ giáo dục và đào tạo đã lấy ý kiến của nhân dân trong cả nước, việc làm này nhằm phát huy quyền cơ bản nào dưới đây của công dân? A. Xây dựng Nhà nước pháp quyền. B. Tham gia quản lý Nhà nước và xã hội. C. Xây dựng xã hội học tập. D. Quyết định của mọi người. Câu 24: Theo quy định của pháp luật, công dân không được thực hiện quyền bầu cử, ứng cử khi đang A. bị nghi ngờ phạm tội B. đi công tác ở hải đảo. C. đảm nhiệm chức vụ. D. thi hành án phạt tù. Câu 25: Theo quy định của pháp luật, việc làm nào dưới đây vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội? A. Tuyên truyền Luật tố cáo. B. Công khai danh tính người tố cáo. C. Bảo vệ thông tin người tố cáo. D. Từ chối đơn tố cáo nặc danh. Câu 26: Theo quy định của pháp luật, khi thực hiện quyền bầu cử, mọi công dân được quyền A. gian lận thông tin lý lịch cử tri. B. tiếp cận các thông tin về bầu cử. C. lôi kéo, mua chuộc cử tri. D. xuyên tạc kết quả bầu cử. Câu 27: Việc làm nào dưới đây vi phạm nội dung bình đẳng về nghĩa vụ giữa các tôn giáo khi tổ chức các hoạt động tôn giáo? A. Tôn giáo tham gia từ thiện. B. Tôn vinh người có đạo. C. Các tín đồ tham gia cứu trợ. D. Xuyên tạc nội dung tôn giáo. Câu 28: Công dân dù ở cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là thể hiện công dân bình đẳng về A. trách nhiệm pháp lí. B. quyền và nghĩa vụ. C. chính trị - ngoại giao. D. kinh tế - văn hóa. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 29: (2 điểm) Chị H làm công nhân tại nhà máy X. Trong quá trình làm việc, chị thường bị áp lực vì những lời lẽ khó nghe và sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ của quản đốc phân xưởng là anh D. Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật, chị H đã quyết định gửi đơn khiếu nại tới phòng tổ chức cán bộ về những việc làm vi phạm bình đẳng giới của anh D. Sau khi tiếp nhận anh Y cán bộ chức năng đã cho xác minh và ra kết luận về những nội dung mà chị H khiếu nại là đúng và ra quyết định kỷ luật đối với anh D. a) Nội dung trên đề cập đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực nào? Em nhận xét như thế nào về suy nghĩ và hành động của chị H? b) Việc áp dụng bình đẳng giới có cần thiết không? Vì sao? Câu 30: (1 điểm) Em hãy kể một vài việc làm cụ thể của bản thân đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc? ------ HẾT ------
- SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT LÊ LỢI MÔN GIÁO DỤC KT VÀ PL - LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút Phần đáp án câu trắc nghiệm: 001 002 003 004 1 D A B A 2 A C D C 3 B C B A 4 D A A D 5 B C B D 6 A B D D 7 B C D A 8 D D B C 9 A A A D 10 C D D C 11 D B C B 12 C D B C 13 D C D A 14 C B A B 15 B C A A 16 C A C C 17 A B C C 18 C D A B 19 C B A A 20 C A C D 21 A B C A 22 A D D D 23 B A C B 24 D D B B 25 B C A B 26 B B B B 27 D D C C 28 A A D D ĐÁP ÁN: Câu Nội dung Điểm Câu 29 Chị H làm công nhân tại nhà máy X. Trong quá trình làm việc, chị thường bị áp lực vì những lời lẽ khó nghe và sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ của quản đốc phân xưởng là anh D. Sau khi tìm hiểu các quy định của pháp luật, chị H đã quyết định gửi đơn khiếu nại tới phòng tổ chức cán bộ về những việc làm vi phạm bình đẳng giới của anh D. Sau khi tiếp nhận anh Y cán bộ chức năng đã cho xác minh và ra kết luận về những nội dung mà chị H khiếu nại là đúng và ra quyết định kỷ luật đối với anh D. a) Nội dung trên đề cập đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực nào? Em nhận xét như thế nào về suy nghĩ và hành động của chị H? b) Việc áp dụng bình đẳng giới có cần thiết không? Vì sao? a. - Nội dung trên đề cập đến vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động 1.0 - Nhận xét: Suy nghĩ và hành động của chị H là phù hợp với các quy định
- của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động. b. - Trong lĩnh vực lao động, việc áp dụng bình đẳng giới là cần thiết, vì việc 1.0 thực hiện bình đẳng giới sẽ: tạo điều kiện, cơ hội để nam và nữ phát huy năng lực của mình; góp phần phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy nền kinh tế phát triển bền vững thúc đẩy các doanh nghiệp ngày càng phát triển. Câu 30 Em hãy kể một vài việc làm cụ thể của bản thân đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc? Một số việc làm cụ thể của bản thân thực hiện đúng các quy định của 1.0 pháp luật về quyền bình đẳng giữa dân tộc: - Tôn trọng văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc - Phê phán những hành vi thể hiện sự kì thị, phân biệt đối xử giữa đồng bào các dân tộc. - Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của công dân về quyền bình đẳng của các dân tộc…..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 237 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 172 | 9
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 68 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 75 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 65 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 108 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 73 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 66 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc
2 p | 19 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Khương Đình
9 p | 31 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc
3 p | 27 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 62 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 81 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 6 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc
3 p | 19 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 9 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu
3 p | 22 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Khương Đình
8 p | 29 | 1
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc
2 p | 21 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn