
Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam
lượt xem 1
download

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Giáo dục KT và PL lớp 11 năm 2024-2025 - Trường THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam
- SỞ GD ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA TRƯỜNG THPT HỒ NGHINH GIỮA HỌC -------------------- KỲ II NĂM (Đề thi có 03 trang) HỌC 2024 -2025 Môn: GDKT&PL – LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút; ĐỀ GỐC A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) PHẦN I. TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN: (3.0 điểm) Câu 1: Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội? A. Lựa chọn loại hình bảo hiểm. B. Từ bỏ quyền thừa kế tài sản. C. Hỗ trợ người già neo đơn. D. Tham gia bảo vệ Tổ quốc. Câu 2: Bất kỳ công dân nào nếu có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật đều bình đẳng về cơ hội học tập là thể hiện công dân bình đẳng về A. tập tục. B. quyền. C. trách nhiệm. D. nghĩa vụ. Câu 3: Theo quy định của pháp luật, bình đẳng về trách nhiệm pháp lí có nghĩa là bất kì công dân nào vi phạm pháp luật đều A. được giảm nhẹ hình phạt. B. được đền bù thiệt hại. C. bị xử lí nghiêm minh. D. bị tước quyền con người. Câu 4: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây là biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế? A. Doanh nghiệp đảm bảo an toàn cho lao động nữ khi làm việc nặng nhọc. B. Nam, nữ bình đẳng trong việc thành lập và điều hành doanh nghiệp. C. Lao động nam được ưu tiên về tiêu chuẩn, độ tuổi khi được đề bạt, bổ nhiệm. D. Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ được ưu đãi về thuế. Câu 5: Một trong những quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là cả nam và nữ đều bình đẳng về A. tham gia quản lí nhà nước. B. tiếp cận nguồn vốn đầu tư. C. sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. D. độ tuổi đi học, đào tạo, bồi dưỡng. Câu 6: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây vi phạm quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị? A. Từ chối giải quyết khiếu nại chính đáng . B. Tuyên truyền hướng dẫn công tác bầu cử. C. Từ chối tiếp nhận đơn tố cáo nặc danh. D. Gửi giấy mời tham dự cuộc họp thôn.
- Câu 7: Nhà nước có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc thiểu số được tạo điều kiện nâng cao trình độ là góp phần thực quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực A. tự do tín ngưỡng. B. kinh tế. C. văn hóa, giáo dục. D. chính trị. Câu 8: Theo quy định của pháp luật, các tôn giáo hợp pháp đều có quyền được tổ chức A. ngân hàng riêng. B. quân đội riêng. C. sinh hoạt tôn giáo. D. chống phá nhà nước. Câu 9: Theo quy định của pháp luật, các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo hợp pháp được nhà nước A. thiết kế và đầu tư. B. xây dựng và vận hành. C. thu hồi và quản lý. D. tôn trọng và bảo hộ. Câu 10: Theo quy định của pháp luật, khi tham gia quản lý nhà nước và xã hội, công dân có nghĩa vụ nào dưới đây? A. Lan truyền bí mật quốc gia. B. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. C. Từ chối nhận các di sản thừa kế. D. Tham gia hiến máu nhân đạo. Câu 11: Theo quy định của pháp luật, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội có thể phải chịu trách nhiệm pháp lý nào dưới đây? A. Xử lý dân sự. B. Đề bạt thăng tiến. C. Xử lý hình sự. D. Xử lý nội bộ. Câu 12: Tại điểm bầu cử X, vô tình thấy chị C lựa chọn ứng cử viên là người có mâu thuẫn với mình, chị B đã nhờ anh D người yêu của chị C thuyết phục chị gạch tên người đó. Phát hiện chị C đưa phiếu bầu của mình cho anh D sửa lại, chị N sau khi thực hiện xong quyền bầu cử của mình đã bí mật báo cáo với ông K tổ trưởng tổ bầu cử biết chuyện này. Vì đang viết hộ phiếu bầu cho cụ P là người không biết chữ theo ý của cụ, lại muốn nhanh chóng kết thúc công tác bầu cử nên ông K đã bỏ qua chuyện này.Những ai đã thực hiện đúng quyền của công dân về bầu cử theo quy định của pháp luật? A. Chị N và cụ P. B. Anh D và chị. C. Ông K và chị B. D. Chị N và ông K. PHẦN II. TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI: (4.0 điểm) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4 Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai: Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình; có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ, chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình; bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình cũng như trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình phù hợp, sử dụng thời gian nghỉ chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển. A. Vợ và chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hoá gia đình là thể hiện quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng.
- B. Bình đẳng giới trong gia đình thể hiện ở việc giữa vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung. C. Bình đẳng giới trong gia đình chỉ gắn liền với quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân và tài sản. D. Đối với nguồn thu nhập chung của vợ và chồng thì cả hai đều có quyền ngang nhau trong việc sở hữu, sử dụng và định đoạt nó. Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Trên thực tế, đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong những năm qua được cải thiện rõ rệt, mức thụ hưởng văn hóa được nâng cao. Nhiều nét văn hóa các dân tộc thiểu số được bảo tồn, phát triển, được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”, “Thánh địa Mỹ Sơn”, “Cao nguyên đá Ðồng Văn”. Ðến nay, hơn 90% hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số được nghe Ðài Tiếng nói Việt Nam và trên 80% số hộ được xem truyền hình. Các chương trình phát thanh, truyền hình bằng cả tiếng Việt và 26 thứ tiếng Dân tộc được phát sóng mở rộng tới các bản làng xa xôi. A. Nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số sẽ hạn chế sự bình đẳng giữa các dân tộc về văn hóa. B. Di sản văn hóa “ Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” vừa là sản phẩm văn hóa của đồng bào dân tộc vừa của nhân loại. C. Phổ biến tiếng dân tộc trên truyền hình là con đường duy nhất để phát triển văn hóa đồng bào dân tộc. D. Chương trình truyền hình chuyên về tiếng dân tộc là VTV 9. Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Ở Việt Nam hiện nay, tất cả các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, không một tôn giáo nào hoạt động đúng pháp luật bị ngăn cấm. Nhiều ngày lễ quan trọng của nhiều tôn giáo đã trở thành ngày lễ chung của cộng đồng. Mọi người dân Việt Nam đều có quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân luôn được Nhà nước Việt Nam tôn trọng và đảm bảo, số lượng các tín đồ tôn giáo tăng nhanh. Theo số liệu cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2019 thì cả nước có hơn 13,162 triệu người xác nhận theo một trong những tôn giáo được đăng kí chính thức. A. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo xuất phát từ quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. B. Lễ Giáng sinh không chỉ là ngày lễ của những người theo đạo Thiên Chúa mà là sinh hoạt văn hóa của nhiều cộng đồng. C. Mọi người dân Việt Nam tất cả công dân đều phải đi theo ít nhất một tôn giáo. D. Số liệu tín đồ các tôn giáo gia tăng thể hiện đời sống tín ngưỡng ngày càng phát triển. Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Ông B Chủ tịch xã chỉ đạo chị M là văn thư không gửi giấy mời cho anh H là trưởng thôn tham dự cuộc họp triển khai kế hoạch xây dựng đường liên xã đi qua thôn của anh H. Biết chuyện nên chị K đã thẳng thắn phê bình ông B trong cuộc họp và bị ông T chủ tọa ngắt lời, không cho trình bày hết ý kiến của mình. Bực tức, chị K đã bỏ họp ra về, sau đó biết được
- chị M con gái ông T đang làm việc tại công ty do anh Q chồng mình làm giám đốc. Dưới sức ép của vợ, anh Q đã loại chị M ra khỏi danh sách được bổ nhiệm trưởng phòng với lý do chị là nữ không phù hợp. A. Ông B và chị M cùng vi phạm quyền của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội. B. Anh H bị vi phạm quyền của công dân trong tham gia quản lý nhà nước và xã hội. C. Chị K được thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Anh Q và chị K đã vi phạm quyền bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị. B. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (2 điểm) Anh T là giám đốc doanh nghiệp tư nhân có nhiều đóng góp cho địa phương X. Một lần, do trễ giờ làm, anh đã vượt đèn đỏ, lấn vạch khi tham gia giao thông. Hành vi của anh T đã bị cảnh sát giao thông lập biên bản và xử phạt hành chính. Anh T đề nghị bỏ qua vì cho rằng mình có vị trí trong xã hội và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của địa phương. Cảnh sát giao thông không đồng ý và yêu cầu anh T phối hợp thực hiện. a. Theo em, lời đề nghị của anh T trong trường hợp trên có phù hợp không? Vì sao? b. Cảnh sát giao thông không đồng ý với đề nghị của anh T có đảm bảo quyền bình đẳng của công dân về trách nhiệm pháp lí không? Vì sao? Câu 2: (1điểm) Bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm và nghĩa vụ của ai? Là học sinh, em cần phải làm gì để bảo vệ Tổ quốc? ------ HẾT ------

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p |
438 |
18
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
319 |
8
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p |
315 |
6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
331 |
6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p |
325 |
5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
313 |
4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
329 |
4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p |
310 |
4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p |
320 |
4
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p |
323 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p |
303 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
332 |
3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p |
314 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
327 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p |
312 |
3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p |
321 |
3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p |
337 |
2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p |
321 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
