intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hoá học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn Hoá học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hoá học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO Môn thi: Hóa học Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút không tính thời gian phát đề Họ và tên học sinh:…………………………………... Số báo danh :………………Lớp …………. Mã đề: 001 PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Dấu hiệu để nhận ra một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số khối. B. Số oxi hóa. C. Số hiệu. D. Số mol. Câu 2: Trong phân tử NO2 thì số oxi hoá của nguyên tử nitrogen là A. 0 B. +2 C. -2 D. +4. Câu 3: Trong phản ứng oxihoa- khử, chất oxihoa là chất: A. Cho điện tử (electron), chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. B. Cho điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. C. Nhận điện tử, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng. D. Nhận điện tử (electron), chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng. Câu 4: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử? A. B. C. D. Câu 5: Cho phản ứng: SO2 + Br2 + H2O HBr + H2SO4 Trong phản ứng trên, vai trò của Br2 A. là chất oxi hóa C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất tạo môi trường B. là chất khử D. vừa là chất khử, vừa là chất tạo môi trường. Câu 6: Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematite đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hóa của iron (sắt) trong Fe2O3 là A. +3. B. 3+. C. 3. D. –3. Câu 7: Phản ứng tỏa nhiệt có : A.. B.. C.. D.. Câu 8: Cho phản ứng 2H2O(l) 2H2(g) + O2(g), = + 571,68 kJ. Chọn phát biểu đúng A. Phản ứng tỏa nhiệt và tự diễn ra. B. Phản ứng thu nhiệt, không tự diễn ra. C. Phản ứng diễn ra ở nhiệt độ thấp. D. Phản ứng tỏa nhiệt, không tự diễn ra. Câu 9: Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt? A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3. B. Phản ứng phân hủy khí NH3. C. Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể. D. Phản ứng hoà tan NH4Cl trong nước. Câu 10: Nguyên tố Floruine có thể có những số oxi hóa là -1 và 0. Vậy phân tử F 2 thể hiện tính chất nào sau đây ? A. tính oxi hóa. B. tính khử. C. vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. D. Cho proton. Câu 11: Áp suất đối với chất khí ở điều kiện chuẩn là ? A. 1 bar. B. 1 atm. C. 760 mmHg. D. 1 Pa. Câu 12: Cho quá trình , đây là quá trình A. oxi hóa. B. khử. C. nhận proton. D. tự oxi hóa – khử. Câu 13: Cho các chất sau, chất nào có nhiệt tạo thành chuẩn bằng 0 ? A. CO2(g). B. Na2O(g). C. O2(g). D. H2O(l)
  2. Câu 14: Định nghĩa nào sau đây về biến thiên enthalpy là chính xác nhất ? A. Chính là nhiệt lượng tỏa ra của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn. B. Chính là nhiệt lượng thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn. C. Chính là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện tiêu chuẩn. D. Chính là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn. Câu 15: Trong các phát biểu sau đây có bao nhiêu phát biểu không đúng? (1) Trong phòng thí nghiệm, có thể nhận biết một phản ứng thu nhiệt hoặc toả nhiệt bằng cách đo nhiệt độ của phản ứng bằng một nhiệt kế. (2) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng thu nhiệt. (3) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ tăng lên nếu phản ứng toả nhiệt. (4) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng toả nhiệt. (5) Nhiệt độ của hệ phản ứng sẽ giảm đi nếu phản ứng thu nhiệt. A. 2 B. 4. C. 3. D. 5. Câu 16: Cho phương trình hoá học: Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + NO + H2O Tổng hệ số cân bằng (nguyên, tối giản) của phản ứng là A. 18 B. 20 C. 19 D. 17 Câu 17: Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của NO(g)? (1) (2) (3) (4) A. (4). B. (3). C. (2). D. (1) Câu 18 : Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa là chất vừa tăng vừa giảm số oxi hóa. B. Số oxi hóa của Fe trong phân tử Fe3O4 bằng +8/3. C. Trong hầu hết phản ứng hóa học, khí hydrogen H2 đều thể hiện tính khử. D. Phản ứng gỉ sắt trong đời sống không phải là phản ứng oxi hóa – khử. Câu 19: Cho phản ứng hoá học: Tỉ lệ giữa số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất oxi hóa và số nguyên tử chlorine đóng vai trò chất khử trong phương trình hoá học của phản ứng đã cho tương ứng là A. 1:5. B. 5:1. C. 1:3. D. 3:1. Câu 20: Thực hiện các phản ứng hóa học sau: (a) (b) (c) (d) Số phản ứng sulfur đóng vai trò chất oxi hóa là A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 21: Phát biểu nào sau đây đúng với phản ứng sau? 2Fe + 3CO2 → Fe2O3 + 3CO = +26,6 kJ A. Có 26,6 kJ nhiệt được giải phóng khi một mol Fe tham gia phản ứng. B. Có 26,6 kJ nhiệt được hấp thụ khi một mol Fe tham gia phản ứng. C. Có 13,3 kJ nhiệt được giải phóng khi một mol Fe tham gia phản ứng. D. Có 13,3kJ nhiệt được hấp thụ khi một mol Fe tham gia phản ứng. Câu 22. Cho phản ứng: Tổng các hệ số tối giản của các chất và ion sau khi cân bằng phản ứng là: A. 22. B. 24. C. 16. D. 18.
  3. Câu 23. Cho 5,6 g Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thu được V (lít) khí ở đktc. Giá trị của V là A. 2,24. B. 1,12. C. 8,96. D. 5,6. Câu 24: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là : A. 2,62. B. 2,22. C. 2,52. D. 2,32. Câu 25: Cho các chất: . Chất nào luôn luôn là chất oxi hóa khi tham gia các phản ứng oxi hóa – khử? A. . B. . C. . D. . Câu 26 : Cho các phát biểu sau : (1) Nhỏ sulfuric acid đặc (H2SO4 đặc) vào đường saccarose (C12H22O11) có (2) Số oxi hóa của nitrogen trong ion NH4+ bằng +5. (3) Phản ứng toả nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt. (4) Sự oxi hóa là sự nhường electron. (5) Phản ứng khi CO khử FeO ở nhiệt độ phòng có thể tự diễn ra. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4. Câu 27: Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là A. 3/14. B. 4/7. C. 1/7. D. 3/7. Câu 28: Glucose là một loại monosaccarit với công thức phân tử C6H12O6 được tạo ra bởi thực vật và hầu hết các loại tảo trong quá trình quang hợp từ nước và CO2, sử dụng năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Dung dịch glucose 5% (D = 1,1 g/mL) là dung dịch đường tiêm tĩnh mạch, là loại thuốc thiết yếu, quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và hệ thống y tế cơ bản. Phương trình nhiệt hoá học của phản ứng oxi hoá glucose: C6H12O6(s) + 6O2(g) → 6CO2(g) + 6H2O(l) = - 2 803,0 kJ Tính năng lượng tối đa khi một người bệnh được truyền 1 chai 500 mL dung dịch glucose 5%. A. 284,23 kJ. B. 842,23 kJ. C. 428,23 kJ. D. 482,23 kJ. II/ TỰ LUẬN (3 ĐIỂM) Câu 1( 1điểm): Cân bằng các phương trình hoá học sau theo phương pháp thăng bằng electron, xác định rõ chất khử, chất oxi hoá. 1) Fe + H2SO4 đặc, nóng  Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O 2) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O Câu 2( 1 điểm): Sử dụng giá trị enthalpy tạo thành chuẩn của một số chất được cho trong bảng sau để tính biến thiên enthalpy phản ứng cho các phản ứng được đưa ra dưới đây: Chất H2O(l) H2O(g) CO2(g) CH4(g) -285,83 - 241,82 -393,51 -74,81
  4. (kJ/mol ) Tính biến thiên enthalpy của phản ứng: CH4(g) + 2O2(g) 2H2O(g) + CO2(g) theo nhiệt tạo thành chuẩn của các chất trên ? Câu 3( 0,5 điểm): Phản ứng tổng hợp ammonia: N2 (g) + 3H2 (g) → 2NH3 (g) = -92 kJ. Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của N ≡ N và H - H lần lượt là 946 và 436. Tính năng lượng liên kết của N – H trong ammonia Câu 4(0,5 điểm): Thực hiện thí nghiệm xác định công thức của một oxide của kim loại aron bằng nitric acid đặc, nóng thu được 2,479 lít (đkc) khí màu nâu là nitrogen dioxide. Phần dung dịch đem cô cạn thu được 72,6 gam Fe(NO3)3. Giả sử phản ứng không tạo thành các sản phẩm khác (biết 1 mol khí chiếm 24,79 lít đo ở đkc 25oC, 1bar). Xác định công thức của iron oxide.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2