intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để hệ thống lại kiến thức cũ, trang bị thêm kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng giải đề nhanh và chính xác cũng như thêm tự tin hơn khi bước vào kì kiểm tra sắp đến, mời các bạn học sinh cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum" làm tài liệu để ôn tập. Chúc các bạn làm bài kiểm tra tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Kon Tum

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 TỔ: HÓA NĂM HỌC: 2023 - 2024 Môn: HÓA Lớp: 10A1,2,3,4,5 (Đề kiểm tra có 4 trang) Ngày kiểm tra: ……./……/2024 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Họ, tên học sinh: ……………….…..……… Số báo danh: ………………………...…….. Lớp:................................................................ ĐỀ. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Calcium chloride dùng trong điện phân để sản xuất calcium kim loại và điều chế các hợp kim của calcium. Với tính chất hút ẩm lớn, calcium chloride được dùng làm tác nhân sấy khí và chất lỏng. Do nhiệt độ đông đặc thấp nên dung dịch calcium (II) chloride được dùng làm chất tải lạnh trong các hệ thống làm lạnh,…Ngoài ra calcium chloride còn được làm chất keo tụ trong hóa dược và dược phẩm hay trong công việc khoan dầu khí. Trong phản ứng tạo thành calcium (II) chloride từ đơn chất: Ca + Cl 2 CaCl2 Kết luận nào sau đây đúng ? A. Mỗi nguyên tử calcium nhường 2e B. Mỗi nguyên tử calcium nhận 2e C. Mỗi nguyên tử chlorine nhận 3e D. Mỗi phân tử chlorine nhường 2e. Câu 2. . Phản ứng oxi hóa – khử nào sau đây có lợi trong thực tế? A. Quang hợp của cây xanh. B. Cháy rừng. C. Ăn mòn kim loại. D. Ôi thiu thức ăn. Câu 3. Biến thiên enthalpy chuẩn của một phản ứng hóa học kí hiệu là A. . B. . C. . D. . Câu 4. Khi tham gia phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là A. chất oxi hoá. B. chất khử. C. acid. D. base. Câu 5. Phản ứng tổng hợp ammonia: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g) = -92 kJ Biết năng lượng liên kết (kJ/mol) của và H – H lần lượt là 946 và 436. Năng lượng liên kết của trong ammonia là A. 391 kJ/mol. B. 490 kJ/mol. C. 361 kJ/mol. D. 245 kJ/mol. Câu 6. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học: CO2(g) CO(g) + O2(g) = +280 kJ. Giá trị của phản ứng: 2CO2(g) 2CO(g) + O2(g) là: A. +560 kJ. B. -420 kJ. C. +280 kJ. D. -560 kJ. Câu 7. Cho phản ứng hoá học xảy ra ở điều kiện chuẩn sau: 2NO2(g) (đỏ nâu) N2O4(g) (không màu) Biết NO2 và N2O4 có tương ứng là 33,18 kJ/mol và 9,16 kJ/mol. Điều này chứng tỏ phản ứng 1
  2. A. thu nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2. B. toả nhiệt, N2O4 bền vững hơn NO2. C. thu nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4. D. toả nhiệt, NO2 bền vững hơn N2O4. Câu 8. Dấu hiệu để nhận ra phản ứng là phản ứng oxi hóa – khử dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử? A. Số oxi hóa. B. Số mol. C. Số khối. D. Số proton. Câu 9. Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền A. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó. B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen. C. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen. D. bằng 0. Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng ? A. Tổng số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong một phân tử và trong một ion đa nguyên tử bằng 0. B. Trong tất cả các hợp chất, oxygen luôn có số oxi hóa -2. C. Trong tất cả các hợp chất, hydrogen luôn có số oxi hóa +1. D. Số oxi hóa của nguyên tử trong bất kì một đơn chất hóa học nào đều bằng 0. Câu 11. Cho một ít bột copper (II) sulfate khan màu trắng vào cốc nước và khuấy đều. Dấu hiệu nào dưới đây cho biết đây là một quá trình tỏa nhiệt? A. Bột copper (II) sulfate tan được trong nước. B. Khi sờ tay vào cốc cảm giác mát hơn so với cốc trước khi hòa tan copper (II) sulfate. C. Một dung dịch màu xanh lam được tạo thành. D. Khi sờ tay vào cốc cảm giác ấm hơn so với cốc trước khi hòa tan copper (II) sulfate. Câu 12. Cho quá trình , đây là quá trình A. khử. B. oxi hóa. C. tự oxi hóa – khử. D. nhận proton. Câu 13. Trong phản ứng oxi hoá – khử, chất khử là A. có thể nhường và nhận electron. B. chất nhường electron. C. không nhường và nhận electron. D. chất nhận electron. Câu 14. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử? A. H2S + 2FeCl32FeCl2 + 2HCl + S. B. CaCO3 CaO + CO2. C. HCl + AgNO3 HNO3 + AgCl. D. FeCO3 + 2HCl FeCl2 + CO2 + H2O. Câu 15. Cho phương trình nhiệt hoá học của phản ứng: N2(g) + O2(g) → 2NO(g) = + 179,20 kJ.Phản ứng trên là phản ứng A. toả nhiệt. B. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường. C. không có sự thay đổi năng lượng. D. thu nhiệt. Câu 16. Phát biểu nào dưới đây không đúng? 2
  3. A. Trong phản ứng tỏa nhiệt, enthalpy tạo thành của sản phẩm có giá trị nhỏ hơn hơn enthalpy tạo thành của các chất phản ứng. B. Phản ứng tỏa nhiệt làm nhiệt độ của môi trường xung quanh tăng lên. C. Toàn bộ các phản ứng hóa học đều là phản ứng tỏa nhiệt. D. Quá trình đốt cháy ethanol, đốt cháy nhiên liệu là quá trình tỏa nhiệt. Câu 17. Potassium permanganate (KMnO4) là một chất oxi hóa mạnh, có tính sát trùng khá mạnh, được dùng trong y tế do mang tới hiệu quả cao trong sát khuẩn vết thương. Số oxi hóa của manganese (Mn) trong KMnO4 là A. +5. B. +2. C. +3. D. +7. Câu 18. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thu nhiệt? A. Phản ứng phân hủy postassium chlorate. B. Phản ứng của hydrochloric acid với sodium hydroxide. C. Quá trình đốt cháy ethanol. D. Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. (Đ – S) Câu 1: Hỗn hợp tecmit gồm Al và Fe 2O3 được dùng để vá, nối đường rau tàu lữa, gò gàn kim loại dân dụng…khi xảy ra phản ứng thì tỏa ra một nhiệt lượng rất lớn. Phương trình nhiệt hóa học giữa Al và Fe2O3 như sau: 2Al(s) + Fe2O3(s) Al2O3(s) + 2Fe(s) = -850,5kJ (1) a. Trong phản ứng (1), Al đóng vai trò là chất khử b. Trong phản ứng (1), Fe2O3 là chất bị oxi hóa c. Để phản (1) xảy ra, ta phải cung cấp nhiệt liên tục trong quá trình phản ứng d. 27 gam Al tác dụng hết với Fe2O3 giải phóng 425,25kJ năng lượng dưới dạng nhiệt. Câu 2: Diêm là một dụng cụ tạo lửa phổ biến từ thời kỳ cận đại tới nay.Diêm an toàn được thiết kế bằng việc sử dụng phosphor đỏ vốn không tự cháy khi ma sát thông thường, nhưng nếu trộn với potassium chlorate (KClO3) thì lại dễ cháy. Trong sản phẩm diêm an toàn hiện nay, KClO 3 được tách riêng khỏi phosphor đỏ để ngăn cháy ngoài ý muốn. Que diêm được thiết kế dưới dạng que nhỏ làm bằng gỗ, đầu tẩm lưu huỳnh và bọc KClO 3. Vỏ bao diêm (hoặc tờ bìa đi kèm kẹp diêm) thì bôi phosphor đỏ. Người sử dụng quẹt đầu KClO3 vào phần phosphor đỏ để ma sát tạo ra sự cháy. Các phản ứng xảy ra khi đốt cháy diêm: 2KClO3 2KCl +3O2 (1) S6Sb4 + 9O26SO2 + 2Sb2O3 (2) 4P + 5O22P2O5 (3) a. Phản ứng (1) là phản ứng tự oxi hóa - khử. b. Phản ứng (2) O2 là chất oxi hóa. c. Phosphor đỏ có khả năng tự cháy khi ma sát. d. Phản ứng (3) Chất khử là P, chất oxi hóa là O2. Câu 3. Cho phương trình nhiệt hóa học sau: C2H5OH(l) + 3O2(g) 2CO2(g) + 3H2O(g) = -1234,83kJ a. Phản ứng trên là phản ứng thu nhiệt. b. Nhiệt tạo thành chuẩn của O2 bằng 0. c. Để phản ứng trên xảy ra, ta chỉ cần cung cấp nhiệt ban đầu (gọi là nhiệt độ khơi mào cho phản ứng xảy ra) 3
  4. d. Phản ứng trên là phản ứng oxi hóa khử. Câu 4. Cho sơ đồ nhiệt hóa học sau: a. Phương trình nhiệt hoá học của phản ứng là: 2CH3OH(l) + 3O2(g) → 2CO2(g) + 4H2O(l). b. Công thức tính biến thiên enthalpy của phản ứng dựa vào enthalpy tạo thành là: = 2(CO2) + 4(H2O) - 2(CH3OH) - 3(O2) c. Tổng nhiệt tạo thành của các chất sản phẩm nhỏ hơn tổng nhiệt tạo thành của các chất tham gia. d. Để đốt cháy 1 mol chất lỏng CH3OH cần cung cấp một nhiệt lượng là 725 kJ. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 3. Câu 1. Hệ số của HNO3 trong phương trình: aCu + bHNO3cCu(NO3)2+ dNO + eH2O là bao nhiêu? Câu 2. Hoà tan hoàn toàn a gam Al bằng dung dịch H2SO4 đặc,nóng thu được 7,437 lít SO2 (ở nhiệt độ 250C và áp suất 1 bar). Giá trị của a bằng bao nhiêu? Câu 3. Bình “ga” loại 12 cân sử dụng trong hộ gia đình Y có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propane (C3H8) và butane (C4H10) với tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propan tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butan tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí “ga” của hộ gia đình Y là 10.000 kJ/ngày và hiệu suất sử dụng nhiệt là 67,3%. Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình Y sử dụng hết bình ga trên? (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười) ---HẾT--- 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0