intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Dũng Số 1, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Dũng Số 1, Bắc Giang”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Yên Dũng Số 1, Bắc Giang

  1. SỞ GD&ĐT BẮC GIANG ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ 2 TRƯỜNG THP YÊN DŨNG SỐ 1 NĂM HỌC 2023 - 2024 Môn: Hóa học – Lớp 10 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) Mã đề: 301 PHẦN I: Câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án. Câu 1. Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất oxi hóa là chất A. nhường electron. B. nhận electron. C. nhận proton. D. nhường proton. Câu 2. Cho quá trình sau: Mg  Mg + 2e. Đây là quá trình 2+ A. tự oxi hóa – khử. B. oxi hóa. C. nhận electron. D. khử Câu 3. Cho quá trình : Fe3+ + 1e  Fe 2+. Đây là quá trình A. tự oxi hóa – khử. B. oxi hóa .C. nhận electron. D. khử. Câu 4. Trong phản ứng: CuO +H2 t Cu + H2O. Chất oxi hoá là 0 A. Cu. B. CuO. C. H2. D. H2O. Câu 5. Số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố trong đơn chất luôn bằng A. 0 B. -2 C. -1. D. +1 Câu 6. Trong phản ứng hóa học sau: 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O HCl đóng vai trò là chất A. Chất oxi hóa mạnh. B. Chất khử. C. Vừa oxi hóa vừa khử. D. Chất oxi hóa. Câu 7 : Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử? A. NaOH + HCl ⎯ NaOH + HCl. B. CaO + H2O ⎯ Ca(OH)2. C. CaCO3 ⎯⎯ CaO + CO2. D. Mg + 2HCl ⎯ MgCl2 + H2. Câu 8. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong tất cả các hợp chất số oxi hoá của hydrogen luôn là +1. B. Trong tất cả các hợp chất số oxi hoá của oxygen luôn là -2. C. Số oxi hoá của nhôm trong hợp chất là +3. D. Trong một ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hoá của nguyên tử bằng 0. Câu 9. Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó A. có sự thay đổi số oxi hóa của tất cả các nguyên tố hóa học. B. có sự thay đổi số oxi hóa của ít nhất một nguyên tố hóa học. C. chỉ xảy ra quá trình khử. D. chỉ xảy ra quá trình oxi hóa. Trang 1/4 - Mã đề thi 301
  2. Câu 10. Phản ứng toả nhiệt là gì? A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt; B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt; C. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt; D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt. Câu 11. Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất bền bằng A. +1 kJ/mol. B. -1 kJ/mol. C. +2 kJ/mol. D. 0 kJ/mol. Câu 12. Phản ứng sau thuộc loại phản ứng nào? A. Phản ứng tỏa nhiệt B. Phản ứng thu nhiệt C. Vừa thu nhiệt, vừa tỏa nhiệt D. Không thuộc loại nào Câu 13.  f H 298 là kí hiệu của 0 A. biến thiên enthalpy chuẩn. B. nhiệt phá vỡ liên kết chuẩn. C. nhiệt tạo thành. D. nhiệt tạo thành chuẩn. Câu 14. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng có kí hiệu là A.𝛥 𝐻298 . B. 𝛥 𝐻298. C. 𝛥 𝐻298. D. Eb. Câu 15. Biến thiên enthalpy chuẩn là nhiệt tỏa ra hay thu vào của phản ứng được xác định ở điều kiện chuẩn là: A. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/l (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 20oC (293K). B. áp suất 1,5 bar (đối với chất khí), nồng độ 1,5 mol/l (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 20oC (293K). C. áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/l (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 25oC (298K). D. áp suất 1,5 bar (đối với chất khí), nồng độ 1,5 mol/l (đối với chất tan trong dung dịch) và nhiệt độ thường được chọn là 25oC (298K). Câu 16. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng thu nhiệt? A. Đốt cháy than B. Nung vôi. C. Đốt cháy cồn. D. Tạo gỉ sắt. Câu 17. Công thức tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng theo nhiệt tạo thành là A. 𝛥 𝐻298 = ∑𝛥 𝐻298 (sp) - ∑𝛥 𝐻298 (cđ). B. 𝛥 𝐻298 = ∑𝛥 𝐻298 (cđ) - ∑𝛥 𝐻298 (sp). C. 𝛥 𝐻298 = ∑𝐸 (sp) - ∑𝐸 (cđ). D. 𝛥 𝐻298 = ∑𝐸 (cđ) - ∑𝐸 (sp). Câu 18. Thực hiện các phản ứng hóa học sau: (a) 𝑆 + 𝑂2 ⎯⎯ 𝑆𝑂2 (b) 𝐻𝑔 + 𝑆 → 𝐻𝑔𝑆 (c) 𝐻2 + 𝑆 ⎯⎯ 𝐻2 𝑆 (d) 𝑆 + 3𝐹2 ⎯⎯ 𝑆𝐹 Số phản ứng sulfur đóng vai trò chất oxi hóa là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Trang 2/4 - Mã đề thi 301
  3. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho các phản ứng sau: a) Cả 4 phản ứng (a), (b), (c) và (d) là phản ứng oxi hóa – khử. b) Phản ứng (c) xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường. c) Trong phản ứng (d), khí chlorine là chất oxi hóa, hydrogen là chất khử. d) Phản ứng (a), (b) và (d) phản ứng thu nhiệt ở điều kiện chuẩn. Câu 2. Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí chlorine bằng cách cho dung dịch HCl đặc tác dụng với tinh thể MnO2. Phản ứng xảy ra theo sơ đồ sau: MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O. a) Phản ứng trên là phản ứng oxi hóa – khử. b) Trong phản ứng trên MnO2 là chất oxi hóa, HCl là chất khử. c) Tổng hệ số tối giản của phương trình phản ứng trên là 9. d) Theo phản ứng trên để thu được 2,479 lit khí Cl2 (đkc) cần 8,6 gam MnO2. (Cho Mn= 55, O =16, Cl =35,5) Câu 3. Sơ đồ biến thiên enthalpy của phản ứng giữa Fe2O3(s) với CO (g). a). Phản ứng 2Fe (s) + 3CO2 (g) → Fe2O3 (s) + 3CO (g) là phản ứng tỏa nhiệt b). Khi cho 80 gam Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với 1,5 mol khí CO thì phản ứng tỏa ra nhiệt lượng 24,74 kJ. (Cho Fe=56, O=16). c) . Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng trên là 𝛥 𝐻298 = -24,74 kJ. Khi CO khử hoàn toàn 2 mol Fe2O3 thì lượng nhiệt cần cung cấp là 49,48 kJ. Trang 3/4 - Mã đề thi 301
  4. d). Tổng mức năng lượng của các chất sản phẩm thấp hơn tổng mức năng lượng của các chất phản ứng nên phản ứng giữa Fe2O3(s) với CO(g) là phản ứng tỏa nhiệt. Câu 4: Cho biết phản ứng tạo thành 2 mol HCl (g) ở điều kiện chuẩn tỏa ra 184,6 kJ: H2 (g) + Cl2 (g) ⟶ 2HCl (g) (*) a) Phản ứng (*) trên là phản ứng tỏa nhiệt. b) Điều kiện chuẩn của khí HCl là điều kiện ứng với áp suất 1 bar và nhiệt độ 250C (hay 298K) c) Nhiệt tạo thành chuẩn của HCl (g) là 92,3 kJ/mol. d) Phản ứng (*) diễn ra sẽ thu nhiệt từ môi trường bên ngoài, nên làm cho nhiệt độ của môi trường xung quanh giảm đi. PHẦN III. Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Trong phản ứng hoá học: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2, mỗi nguyên tử Fe đã nhường bao nhiêu electron? Câu 2. Trong các phân tử và ion: SO2, SO3, H2S, H2SO4, SO42-, SO32- có bao nhiêu phân tử và ion chứa nguyên tử sulfur có số oxi hóa +6? Câu 3. Cho sơ đồ phản ứng: NH3 + O2 → NO + H2O. Sau khi cân bằng, tổng hệ số tối giản nhất của các chất bằng bao nhiêu? Câu 4 . Cho phản ứng hydrogen hóa ethylene sau: H2C=CH2(g) + H2(g) → H3C-CH3(g) Biết năng lượng liên kết của các liên kết cho trong bảng sau: Liên kết Eb (kJ/mol) Liên kết Eb (kJ/mol) C=C 614 C-C 347 C–H 413 H-H 432 Tính biến thiên enthalpy (kJ) của phản ứng ? Câu 5. Biết phản ứng đốt cháy khí carbon monoxide (CO) như sau: 𝐶𝑂(𝑔) + 𝑂2 (𝑔) ⎯ 𝐶𝑂2 (𝑔) r H298  851,5 kJ o 2 Ở điều kiện chuẩn, nếu đốt cháy hoàn toàn 2,479 L khí CO thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu kJ? (làm tròn sau dấu phẩy 1 số) Câu 6. Methane là thành phần chính của khí thiên nhiên. Xét phản ứng đốt cháy methane: CH4 (g) + 2O2 (g)  CO2 (g) + 2H2O (l)  r Ho   890,3kJ 298 Biết nhiệt tạo thành chuẩn của CO2 (g) và H2O (l) tương ứng là -393,5 kJ/mol và -285,8 kJ/mol. Hãy tính nhiệt tạo thành chuẩn (kJ/mol )của khí methane(làm tròn sau dấu phẩy 0 đơn vị) Trang 4/4 - Mã đề thi 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2