intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

Chia sẻ: Kim Huyễn Nhã | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

22
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuẩn bị tham gia bài kiểm tra giữa học kì 2 sắp tới. Luyện tập với đề thường xuyên giúp các em học sinh củng cố kiến thức đã học và đạt điểm cao trong kì thi này, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA HKII – NĂM HỌC 2020 - 2021 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN HOÁ HỌC - KHỐI 11 (Đề có 2 trang) Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 30 câu) Mã đề 101 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Ag = 108; Ba = 137. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1: Cho các chất sau: C2H6, C2H4, C4H10 C3H8. Chất nào phản ứng với dung dịch nước brom? A. C4H10. B. C3H8. C. C2H4. D. C2H6. Câu 2: Phân tích một hợp chất Y người ta thu được các số liệu sau: 75%C, 10,42%H và 14,58%N. Biết Y có tỉ khối hơi so với oxi là 3. Công thức phân tử của của Y là: A. C19H30N3. B. C13H21N2. C. C12H22N2. D. C6H10N. Câu 3: X là hiđrocacbon có các tính chất sau: Tác dụng với dung dịch brom, tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, tác dụng với H2 có thể tạo ra buta-1,3-đien. X là: A. But-2-in. B. But -1-in. C. Vinylaxetilen. D. But-1-en. Câu 4: Cho phản ứng: KMnO4 + CH3CH=CH2 + H2O  CH3CH(OH)-CH2OH + KOH + MnO2. Tỉ lệ mol của chất bị oxi hóa và chất bị khử trong phương trình phản ứng trên là: A. 3 : 4. B. 3 : 2. C. 2 :3 . D. 4 : 3. Câu 5: Chất nào sau đây có đồng phân hình học? A. CH3-CH=C(CH3)2. B. CH3-CH=CH-CH=CH2. C. CH2=CH-CH2-CH3. D. CH2=CH-CH=CH2. Câu 6: Cho CH ≡ CH cộng nước (xt: Hg 2+) sản phẩm thu được là: A. CH3-CH=O. B. CH2=CH-OH. C. CH3-CH2- OH D. CH2(OH)−CH2(OH). Câu 7: Hợp chất (CH3)2C=CH-C(CH3)3 có danh pháp IUPAC là A. 2,4,4-trimetylpent-2-en. B. 2,4-trimetylpent-3-en. C. 2,2,4- trimetylpent-3-en. D. 2,4-trimetylpent-2-en. Câu 8: Số liên kết σ (xich ma) có trong mỗi phân tử: CH2=CH2; CH2=CH-CH=CH2 lần lượt là: A. 4; 6. B. 4; 2. C. 5; 9. D. 5; 3. Câu 9: Cho các chất hữu cơ mạch thẳng sau : C3H6; C4H8; C3H8; C4H10; C5H10; C2H2; C2H5Cl. Số chất là đồng đẳng của C2H4 là A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 10: Ankan là những hiđrocacbon no, mạch hở, có công thức chung là A. CnH2n-6 (n ≥6). B. CnH2n-2 (n ≥2). C. CnH2n (n ≥2). D. CnH2n+2 (n ≥1). Câu 11: Chất nào sau đây là hiđrocacbon? A. C2H5NH2. B. CH3COOH. C. C2H6 . D. C2H5OH. Câu 12: X là anken, hiđro hóa hoàn toàn X cho ankan có 4 nguyên tử cacbon trong phân tử. Mặt khác, cho X tác dụng với HCl, thì cho một sản phẩm duy nhất. X là A. but-1-en. B. isobutilen. C. but-2-en và but-1-en. D. but-2-en. Trang 1/2 Mã đề 101
  2. Câu 13: Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là một loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Công thức cấu tạo của nó như hình dưới. Công thức phân tử của methadone là A. C17H22NO. B. C21H27NO. C. C17H27NO. D. C21H29NO. Câu 14: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm CH4, C3H4, C4H6 , sau phản ứng thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là? A. 6,72 lít. B. 7,84 lít. C. 4,48 lít. D. 15,68 lít. Câu 15: Cho các chất sau: metan, etilen, but-2-in và axetilen. Kết luận nào sau đây là đúng ? A. Có 2 chất tạo kết tủa với dung dịch AgNO 3 trong NH3 đun nóng. B. Có 3 chất làm mất màu dung dịch Br2. C. Cả 4 chất đều làm mất màu dung dịch Br2. D. Không có chất nào làm mất màu dung dịch KMnO4. Câu 16: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su isopren? A. Buta-1,3-đien. B. Penta-1,3-đien. C. 2-metylbuta-1,3-đien. D. But-2-en. Câu 17: Các chất hiđrocacbon: metan, etilen, axetilen, có tính chất hóa học chung là: A. có thể tác dụng với dd nước brôm B. có thể tác dụng với khí clo ở điểu kiện thường. C. có thể tác dụng với dung dịch KMnO4. D. không có tính chất nào chung trong các đáp án. Câu 18: Số anken khí (ở nhiệt độ thường) khi tác dụng với dung dịch HBr chỉ cho một sản phẩm cộng là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1: (2 điểm) Viết các pthh sau (ghi rõ điều kiện nếu có): a) CH2=CH-CH3 + Br2 b) CH2=CHCl c) CH≡C-CH3 + H2 d) CH≡CH + HCl → Câu 2: (1 điểm) Cho 3,36 lít hỗn hợp khí gồm etan và axetilen đi qua bình đựng Brom dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình tăng 2,6 gam. Các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính % theo thể tích mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu. Câu 3: (1 điểm) Cho 3 gam hỗn hợp C2H4, C3H8, C2H6, C5H8 và H2 đi qua bột Ni nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp khí X. Đốt cháy hoàn toàn X cần vừa đủ V lít khí O 2 (đktc), thu được 3,36 lít CO2 (đktc). Tính V? ---------------- Hết --------------- Trang 2/2 Mã đề 101
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 MÔN HÓA HỌC 11A NĂM HỌC 2020-2021 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Mã đề 202 C B A C B B D C D A C D C A D D A B 404 A B B D D A D C A C B C D B A C B C 101 C D C B B A A C B D C D B B B C B B 102 A C C B A B A B D C C A D A D D B C Mã đề 101 và 102 Câu 1: Viết các pthh sau (ghi rõ điều kiện nếu có): a) CH3-CH=CH-CH3 + Br2 → CH3-CHBr-CHBr-CH3 0,5đ b) nCH2=CHCl (-CH2-CHCl-)n 0,5đ c) CH≡C-CH3 + 2H2 → CH3-CH2 -CH3 0,5đ d) CH≡CH + HCl CH2=CHCl 0,5đ Mã đề 202 và 404 Câu 1: (2 điểm) Viết các pthh sau (ghi rõ điều kiện nếu có): a) CH3-CH=CH-CH3 + H2 CH3-CH2- CH2-CH3 0,5đ b) CH2=CH2 (-CH2-CH2-)n 0,5đ c) CH≡C-CH3 + Br2dư CHBr2- CBr2-CH3 0,5 đ d) CH≡CH + H2O CH3CHO 0,5đ Tự Mã đề 202 và 404 Mã đề 101 và 102 luận Câu 2 Ta có: mbình brom tăng=mEtilen pư = 4,2 g Ta có: mbình brom tăng=maxetilen pư = 2,6g 0,25đ => netilen = 4,2/28 = 0,15 => netilen = 2,6/26 = 0,1 0,25đ => %Vetilen =75%. Và %Vmetan = 25% => %Vaxetilen =66,67%. Và %Vmetan = 33,33% 0,5đ Câu 3 Ta có nC= nco2=0,15=> mC= 1,8g nC= nco2=0,15=> mC= 1,8g 0,25đ 0,25đ ⇨ mH=0,6 ⇨ mH=1,2 0,25đ ⇨ => nH2O= ½ nH=0,3 ⇨ => nH2O= ½ nH=0,6 0,25đ BTOxi: no= (2nCO2+ nH2O)/2 = 6,72 lít BTOxi: no= (2nCO2+ nH2O)/2 = 10,08 lít Nếu học sinh làm theo cách khác cho kết quả đúng thì vẫn được điểm tối đa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1