intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hoá học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Hoá học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hoá học lớp 11 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA HK2, NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN HÓA HỌC, LỚP 11 A,B Thời gian làm bài : 45 phút; (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp: ................... Mã đề 123 Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố (amu): H = 1; He = 4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; F = 19; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si = 28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Mn = 55; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; I = 127; Ba = 137. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 ĐIỂM) Câu 1: Arene X có chứa 14 nguyên tử hydrogen trong phân tử. Số nguyên tử carbon trong một phân tử X là A. 8. B. 9. C. 10. D. 7. Câu 2: Hai hydrocarbon X và Y có cùng công thức phân tử là C5H12tác dụng với chlorine thì X chỉ tạo ra một dẫn xuất monochlorine duy nhất, còn Y có thể tạo ra 4 dẫn xuất monochlorine. Tên gọi của X và Y lần lượt là A. 2,2-dimethylpropane và pentane. B. 2-methylbutane và 2,2-dimethylpropane. C. 2,2-dimethylpropane và 2-methylbutane. D. 2-methylbutane và pentane. Câu 3: TNT (2,4,6- trinitrotoluene) được điều chế bằng phản ứng của toluene với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc, trong điều kiện đun nóng. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình tổng hợp là 80%. Khối lượng TNT (2,4,6- trinitrotoluene) tạo thành từ 82,8 gam toluene là A. 255,375 gam. B. 163,44 gam. C. 204,3 gam. D. 681,0 gam. Câu 4: Alkyne C5H8 có bao nhiêu đồng phân tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa? A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 5: Công thức cấu tạo của alkane có tên gọi 2-methylpentane là A. CH3-CH2-CH2-CH2-CH3. B. (CH3)2CH-CH(CH3)2. C. (CH3)2CH-CH2-CH2-CH3. D. (CH3)4C. Câu 6: Alkyne CH3−C≡C−CH3 có tên là A. but-2-yne. B. 2-metylprop-2-yne. C. but-3-yne. D. but-1-yne. Câu 7: Alkene X có công thức như sau CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên của X là: A. 2-ethylbut-2-ene. B. 3-methylpent-3-ene. C. 3-methylpent-2-ene. D. isohexane. Câu 8: Có bao nhiêu Arene tương ứng với công thức phân tử C8H10? A. 3. B. 4. C. 2. D. 5. Trang 1/4 - Mã Đề 123
  2. Câu 9: Công thức phân tử nào sau đây đúng với mô hình cấu tạo của hợp chất hữu cơ sau: A. C4H8. B. C5H12. C. C4H10. D. C5H10. Câu 10: Alkyne là những hiđrocacbon không no, mạch hở, có công thức chung là A. CnH2n (n≥2). B. CnH2n+2 (n≥1). C. CnH2n-2 (n≥2). D. CnH2n-6 (n≥6). Câu 11: Trong các dãy chất sau đây, dãy nào gồm các chất là đồng đẳng của nhau? A. CH4, C2H6và C4H10. B. CH3-OH và CH3CHO. C. CH3-CH2-OH và CH3-O-CH3. D. CH4, C2H6và C4H8. Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn V lít (đkc) hỗn hợp X gồm CH4, C3H6 thu được 0,2 mol CO2 và 0,25 mol H2O. Giá trị của V là: A. 2,479. B. 4,958. C. 3,7185. D. 1,2395. Câu 13: Trong các chất sau, chất nào là Toluene? A. C6H6. B. C6H5CH3. C. C6H5C2H5. D. C2H4. Câu 14: Alkane X có chứa 20% hydrogen theo khối lượng. Tổng số nguyên tử trong một phân tử X là A. 8. B. 14. C. 11. D. 6. Câu 15: Cho hydrogen phản ứng hoàn toàn với toluene có xúc tác nickel, áp suất cao và đun nóng. Phương trình hoá học của phản ứng xảy ra là A. C6H4(CH3)2+3H2C6H10(CH3)2. B. 2C6H4(CH3)2+7H22C6H11(CH3)2. C. C6H5CH3+3H2C6H11CH3. D. 2C6H5CH3+7H22C6H12CH3. Câu 16: Bảng 15.2. Cho biết tính chất vật lí của một số alkane sau: Nhiệt độ nóng Nhiệt độ Khối lượng riêng alkane chảy (oC) sôi (oC) (g/cm3) ở 20oC methane -182,5 -161,5 - ethane -183,3 -88,6 - propane -187,7 -42,1 0,501 butane -138,3 -0,5 0,579 pentane -129,7 36,1 0,626 Trang 2/4 - Mã Đề 123
  3. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nhiệt độ sôi của các alkane giảm dần theo chiều tăng của khối lượng riêng. B. Nhiệt độ sôi của các alkane giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối. C. Nhiệt độ sôi của các alkane tăng dần theo chiều giảm của khối lượng riêng. D. Nhiệt độ sôi của các alkane tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối. Câu 17: Butane phản ứng với bromine trong điều kiện có chiếu sáng, tạo thành các sản phẩm monobromine ứng với các phương trình hóa học sau: (a) CH3-CH2-CH2-CH3 + Br2 CH3-CH2-CH2-CH2Br + HBr (b) CH3-CH2-CH2-CH3 + 2Br2 CH3-CH2-CHBr-CH2Br + 2HBr (c) CH3-CH2-CH2-CH3 + Br2 CH3-CH2-CHBr-CH3 + HBr (d) CH3-CH2-CH2-CH3 + 2Br2 CH2Br-CH2-CH2-CH2Br + 2HBr Những phương trình hóa học đúng là A. (a), (c). B. (a), (b), (c). C. (a), (b). D. (a), (b), (c), (d). Câu 18: Cho Bảng 17.1. Tính chất vật lí của một số arene sau: Nhiệt độ nóng Nhiệt độ Khối lượng Arene chảy (oC) sôi (oC) riêng (g/cm3) Benzene 5,5 80,1 0,878 Toluene -95,0 110,6 0,867 o-xylene -25,2 144 0,880 Dãy các chất có nhiệt độ sôi tăng dần là A. toluene < benzene < o-xylene. B. o-xylene < toluene < benzene. C. benzene < toluene < o-xylene. D. toluene < o-xylene < benzene. Câu 19: Phát biểu nào sau đây làđúng? A. Trong phân tử alkane, chỉ có liên kết đơn. B. Công thức chung của hydrocarbon no, mạch hở có dạng CnH2n. C. Trong phân tử hydrocarbon, số nguyên tử hydrogen luôn là số lẻ. D. Trong phân tử alkane, có liên kết σ và liên kết π. Câu 20: Khí thiên nhiên, khí dầu mỏ, xăng và dầu diesel có vai trò rất quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống, kinh tế, công nghiệp. Vậy thành phần chính của các nhiên liệu này là A. alkyne. B. alkane. C. alkene. D. arene. Câu 21: Để phân biệt but-1-yne và but-2-yne người ta dùng thuốc thử nào sau đây? Trang 3/4 - Mã Đề 123
  4. A. Dung dịch H2SO4, HgSO4. B. Dung dịch AgNO3/NH3. C. Dung dịch Br2. D. Dung dịch KMnO4. B. PHẦN TỰ LUẬN: (3 ĐIỂM) Câu 1: Viết CTCT và gọi tên các đồng phân cấu tạo của alkene có CTPT: C4H8 Câu 2: Viết các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có): a) But-1-ene + H2O b) Benzene + Br2 (có xúc tác, tỉ lệ 1:1) Câu 3: Một bình gas mini (khí hóa lỏng) chứa hỗn hợp propane và butane với tỉ lệ mol 2:1. Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 0,1898 kg khí gas trên ở điều kiện chuẩn theo các phản ứng sau: C3H8 (g) + 5O2 (g)  3CO2 (g) + 4H2O (l) t → o ∆ r H o = kJ − 2220 298 C4H10 (g) + 13/2O2 (g)  4CO2 (g) + 5H2O (l) t → o ∆ r H o = kJ − 2874 298 Trung bình mỗi ngày, một học sinh B cần đốt gas để cung cấp 1000 kJ nhiệt (hiệu suất hấp thụ nhiệt của các quá trình là 80%). Hỏi a) Sau bao nhiêu ngày học sinh B trên sẽ sử dụng hết bình gas 0,1898 kg trên? b) Cần phải dùng bao nhiêu bình gas trên để đun sôi 200 lít nước từ 20°C? Biết để làm nóng 1 kg nước lên 1°C thì cần cung cấp nhiệt lượng là 4200J; khối lượng riêng của nước là 1 g/ml. ---------- HẾT ---------- Ghi chú: - Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn. - Giáo viên coi kiểm tra không được giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã Đề 123
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GHK2 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN HÓA HỌC LỚP 11A,B Thời gian làm bài : 45 phút ĐÁP ÁN Câu 123 234 345 456 1 C A A C 2 C B D C 3 B B A B 4 C B A B 5 C C D D 6 A B B B 7 C C A A 8 B D B D 9 C D B A 10 C D A A 11 A D C D 12 A D C A 13 B D D A 14 A B C D 15 C A C A 16 D C C B 17 A A B A 18 C D C A 19 A A A D 20 B C C A 21 B A D C PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) ĐỀ 123&345 Câu 1: Viết các đồng phân cấu tạo và gọi tên của alkene có CTPT: C4H8 CH CH CH CH3 2 2 but-1-ene - CH = CH - CH CH3 3 0,5 điểm but-2-ene 0,5 điểm - C = CH CH3 2 methylpropene CH3 Đúng 2 ý được 0,25 điểm, 4 ý 0,75 điểm Câu 2: Viết các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có): a) But-1-ene + H2O ( xúc tác H2SO4, t0) CH2=CH-CH2-CH3 + H2O → HOCH2-CH2-CH2-CH3 0,25 điểm → HOCH2-CH2-CH2-CH3 0,25 điểm b) Benzene + dd Br2 (FeBr3, t0) C6H6 + Br2 → C6H5Br + HBr 0,5 điểm (thiếu điều kiện trừ 0,25) Câu 3: a) Đặt số mol C3H8 là 2a và số mol C4H10 là 1a Ta có: 44.2a + 58.1a = 189,8  a = 1,3 mol 0,25 điểm Nhiệt thu được khi đốt cháy 0,1898 kg gas là Q = 1,3.2.2220 + 1,3.2874 = 9508,2 (kJ) Số ngày sử dụng hết bình gas = (9508,2.0,8) /1000 = 7,6 (ngày). 0,25 điểm b) Để đun sôi 200 lít nước từ nhiệt độ 20°C cần cung cấp nhiệt lượng là: 200. 4200. (100-20) = 67200000 (J) = 67200 (kJ). 0,25 điểm Số bình gas cần dùng là: (67200*100)/(9508,2*80) = 8,83 bình (gần 9 bình) 0,25 điểm
  6. ĐỀ 234&456 CH≡C-CH2-CH2-CH3 Câu 1: Viết các đồng phân cấu tạo và gọi tên của alkyne có CTPT: C5H8 . Pent-1-yne CH≡C-CH(CH3)-CH3 0,5 điểm 3-methylbut-1-yne 0,5 điểm CH3-C≡C-CH2-CH3 Pent-2-yne Đúng 2 ý được 0,25 điểm, 4 ý 0,75 điểm Câu 2: Viết các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có): a) Propene + HCl CH2=CH-CH3 + HCl → CH2Cl-CH2-CH3 0,25 đ → CH3-CHCl-CH3 0,25 đ b) Acetylen + H2O (Hg2+ ,H2SO4, t0 ) CH≡CH + H2O → CH3CHO 0,5 đ (thiếu điều kiện trừ 0,25) Câu 3: a) Đặt số mol C3H8 là 2a và số mol C4H10 là 3a Ta có: 44.2a + 58.3a = 196,5  a = 0,75 mol 0,25 điểm Nhiệt thu được khi đốt cháy 0,1965 kg gas là Q = 0,75.2.2220 + 0,75.3.2874 = 9796,5 (kJ) Số ngày sử dụng hết bình gas = 9796,5.0,8/1000 = 7,8 (ngày). 0,25 điểm b) Để đun sôi 200 lít nước từ nhiệt độ 25°C cần cung cấp nhiệt lượng là: 200. 4200. (100-25) = 63000000 (J) = 63000 (kJ). 0,25 điểm Số bình gas cần dùng là: (63000*100)/(9796,5*80) = 8,03 bình (xấp xỉ 8 bình) 0,25 điểm Lưu ý: Học sinh giải theo phương pháp khác cho kết quả đúng cũng đạt điểm tối đa của câu đó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
26=>2