intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Quốc Tuấn, Quảng Ngãi

  1. SỞ GD & ĐT TỈNH QUẢNG NGÃI KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN MÔN HÓA HỌC LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC ( Đề có 3 trang ) Họ tên :........................................................................ Số báo danh : ................... Mã đề 001  Cho nguyên tử khối: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Cu = 64; Br = 80; Ag = 108. I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm): Câu 1: Một trong những ứng dụng của toluene là điều chế hợp chất 2,4,6-trinitrotoluene thường gọi là TNT, là một loại thuốc nổ. Công thức phân tử của toluene là A. C8H8. B. C6H6. C. C7H8. D. C3H8. Câu 2: Benzene không làm mất màu dung dịch nước bromine nhưng có thể phản ứng với brom khan khi có xúc tác FeBr3. Phản ứng xảy ra trong trường hợp này thuộc loại phản ứng A. thế. B. trùng hợp. C. tách. D. cộng. Câu 3: Trong thể thao, khi các vận động viên bị chấn thương nhẹ do va chạm, nhân viên y tế xịt thuốc vào nơi bị thương để gây tê cục bộ, sau đó vận động viên có thể tiếp tục thi đấu. Hợp chất chính có trong thuốc xịt là chloroethane. Công thức cấu tạo của chloroethane là A. CH3-CH2-Cl. B. CH3-CHCl-CH3. C. CH2=CH-Cl. D. CH3-Cl. Câu 4: Hydrocarbon nào sau đây không phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3? A. acetylene. B. but-2-yne. C. propyne. D. but-1-yne. Câu 5: Alcohol nào sau đây là alcohol bậc II? A. (CH3)3C-OH. B. CH3-CH(OH)-CH3. C. CH3-CH2-OH. D. CH2=CH-CH2-OH. Câu 6: Alkyne là hydrocarbon không no mạch hở chứa 1 liên kết ba trong phân tử. Công thức chung của alkyne là A. CnH2n-6 (n ≥ 6). B. CnH2n (n ≥ 2). C. CnH2n+2 (n ≥ 1). D. CnH2n-2 (n ≥ 2). Câu 7: Các vật dụng như chai lọ, túi, màng mỏng trong suốt, được sản xuất từ polyethylene. Polyethylene được điều chế bằng phản ứng trùng hợp chất nào sau đây? A. CH3-CH=CH2. B. CHCH. C. CH2=CH2. D. CH3-CH2-CH=CH2. Câu 8: Hydrocarbon nào sau đây có phản ứng cộng? A. CH3-CH2-CH3. B. CH3-CH3. C. CH3-CH=CH2. D. CH4. Câu 9: Alcohol X có tên thay thế là ethanol. Tên thông thường của X là A. methyl alcohol. B. phenol. C. ethyl alcohol. D. propyl alcohol. Câu 10: Hydrocarbon nào sau đây làm mất màu dung dịch nước bromine? A. acetylene. B. benzene. C. toluene. D. ethane. Câu 11: Phenol phản ứng với dung dịch NaOH tạo thành hợp chất hữu cơ nào sau đây? A. C6H5-Na. B. C6H5-ONa. C. C6H5-CH2-ONa. D. C2H5-ONa. Câu 12: Trong điều kiện chiếu sáng, benzene phản ứng cộng với Cl2 tạo thành sản phẩm có công thức phân tử là A. C6H11Cl. B. C6H12Cl6. C. C6H6Cl6. D. C6H5Cl. Câu 13: Chất nào sau đây thuộc loại phenol? A. . B. . C. . D. . Trang1/3 - Mã đề 001
  2. Câu 14: Cho phản ứng: CaC2 + H2O → khí X + Ca(OH)2. Khí X là A. CO. B. C2H2. C. CH4. D. C2H4. Câu 15: Chất nào sau đây có phản ứng với dung dịch bromine tạo kết tủa trắng? A. Phenol. B. Benzene. C. Ethanol. D. Acetylen. Câu 16: Công thức phân tử của glycerol là A. C3H8O2. B. C3H8O. C. C2H6O2. D. C3H8O3. Câu 17: Cho 2,8 gam alkene X tác dụng với dung dịch Br2 dư thì có 8 gam Br2 tham gia phản ứng. Công thức phân tử của X là A. C4H8. B. C5H10. C. C3H6. D. C2H4. Câu 18: Phổ khối lượng của alkene X có peak ion phân tử ứng với giá trị m/z = 42. Công thức phân tử của X là A. C2H4. B. C3H8. C. C4H8. D. C3H6. Câu 19: Cho 0,08 mol acetylene tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư, khối lượng kết tủa thu được là A. 12,00 gam. B. 10,64 gam. C. 19,20 gam. D. 13,20 gam. Câu 20: Độ rượu (hay độ cồn) là phần trăm thể tích ethanol trong rượu (hay cồn). Khối lượng ethanol có trong 750 mL rượu (hay cồn) 40o là (biết khối lượng riêng của ethanol là 0,8 gam/mL) A. 240 gam. B. 375 gam. C. 360 gam. D. 300 gam. C H OH, to Câu 21: Cho sơ đồ phản ứng: CH3CHClCH2CH3 + NaOH 2 5 X + NaCl + H2O. Trong đó X là sản phẩm chính theo quy tắc Zaitsev. Tên thay thế của X là A. but-2-ene. B. but-1-yne. C. but-1-ene. D. but-2-yne. Câu 22: Cho m gam phenol tác dụng vừa đủ với dung dịch Br2, thu được 19,86 gam kết tủa 2,4,6- tribromophenol. Giá trị của m là A. 1,88. B. 5,64. C. 5,52. D. 1,84. Câu 23: Alkyne X có tên thay thế là 3-methylbut-1-yne. Công thức cấu tạo của X là A. CH3-CH2-CCH. B. CH3-CCH. C. CH3-CH(CH3)-CH2-CCH. D. CH3-CH(CH3)-CCH. Câu 24: Sản phẩm chính thu được khi tách nước từ 3-methylbutan-2-ol là A. 3-metylbut-1-ene. B. 2-methylbut-2-ene. C. 2-methylbut-3-ene. D. 3-methylbut-2-ene. Câu 25: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Alkene C4H8 có 3 đồng phân. B. Phenol có tính acid nên phenol có phản ứng với dung dịch NaOH và làm hồng quì tím. C. Hydrocarbon thơm không làm mất màu dung dịch Br2. D. Phản ứng cộng nước vào but-2-ene (H3PO4 xúc tác, to) chỉ thu được một sản phẩm. Câu 26: Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và ethanol tác dụng với Na dư, thu được 0,05 mol H2. Mặt khác, m gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 50 mL dung dịch NaOH 0,8M. Giá trị của m là A. 7,48. B. 4,22. C. 6,52. D. 6,76. Câu 27: Hỗn hợp X gồm glycerol và ethanol. 30 gam hỗn hợp X hòa tan tối đa 9,8 gam Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của ethanol trong hỗn hợp X là A. 30,67%. B. 61,33%. C. 38,67%. D. 69,33%. Câu 28: Khi đun nóng, toluene bị oxi hóa bởi dung dịch KMnO4, phản ứng như sau: to C6H5-CH3 + 2KMnO4 C6H5-COOK + 2MnO2↓ + KOH + H2O. Thể tích dung dịch KMnO4 0,5M phản ứng vừa đủ với 2,76 gam toluene là A. 120 mL. B. 30 mL. C. 100 mL. D. 60 mL. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm): Câu 1 (1,0 điểm): Viết phản ứng xảy ra trong các thí nghiệm sau: a) CH3-C≡CH + Br2 (dư) → Trang2/3 - Mã đề 001
  3. to b) CH3-CH2-Br + NaOH c) C2H5-OH  H2SO4 ®Æc 140o C  to d) CH3-CH(OH)-CH3 + CuO Câu 2 (1,0 điểm): Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ sau: (1C) 2ml C2H5OH khí X 4ml H2SO4 ñaäm ñaëc Ñaù boït dd KMnO4 a) Khí X là gì? Viết phản ứng tạo ra X. b) Nêu hiện tượng và viết phản ứng xảy ra trong ống nghiệm đựng dung dịch KMnO4. Câu 3 (1,0 điểm): Xăng truyền thống được dùng trước đây là hỗn hợp gồm hai alkane C8H18 và C9H20 có tỉ số mol tương ứng là 4 : 3 và có khối lượng riêng 0,7 gam/mL. Xăng E5 là xăng sinh học được dùng phổ biến hiện nay, gồm 95% xăng truyền thống và 5% C 2H5OH về thể tích. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 gam/mL và nhiệt lượng toả ra khi đốt cháy 1 mol các chất như sau: Hợp chất C8H18 C9H20 C2H5OH Nhiệt toả ra (kJ/mol) 5072 6119 1365 Trung bình, một chiếc xe máy di chuyển 1 km thì cần nhiệt lượng 221,8 kJ. Tính số lít xăng E5 đủ để xe máy nói trên đi hết quãng đường 215 km, biết hiệu suất sử dụng nhiên liệu của động cơ xe máy là 30%. -------------- HẾT -------------- Trang3/3 - Mã đề 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0