intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

Chia sẻ: Hoamaudon | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

14
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Thị xã Quảng Trị

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2020-2021 TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ Môn: HÓA HỌC. Lớp: 12 Thời gian làm bài:45 phút, không kể thời gian giao đề Đề KT chính thức (Đề có 3 trang) Mã đề: 201 Cho: H = 1; Li=7, C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg=24 , Al=27, Cl=35,5, K=39, Ca=40, Cr=52, Fe =56, Cu=64, Ba=137. Câu 1: Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm? A. Mg B. Al C. K D. Fe Câu 2: Trong quá trình điện phân dung dịch NaCl, ở cực âm xảy ra A. sự khử ion Na+. B. sự oxi hoá ion Na+. C. sự khử phân tử nước. D. sự oxi hoá phân tử nước Câu 3: Nội dung nào sau đây không chính xác khi nói về kim loại kiềm: A. các nguyên tố ở nhóm IA đều là kim loại kiềm B. cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns1 C. các nguyên tố kim loại kiềm đều ở nhóm IA D. các kim loại kiềm đều tác dụng được với nước Câu 4: Khi nhiệt phân hoàn toàn NaHCO3 thì sản phẩm của phản ứng nhiệt phân là A. NaOH, CO2, H2. B. Na2O, CO2, H2O. C. Na2CO3, CO2, H2O. D. NaOH, CO2, H2O. Câu 5: Khi cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 thì sẽ xảy ra hiện tượng: A. Ban đầu có xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan ra, dung dịch trong suốt. B. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó xuất hiện kết tủa xanh. C. Ban đầu có sủi bọt khí, sau đó có tạo kết tủa xanh, rồi kết tủa tan ra, dd trong suốt. D. Chỉ có sủi bọt khí. Câu 6: Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được khi cho 4,6 gam Natri tác dụng với 195,6 gam H2O là A. 5,00% B. 6,00% C. 4,99%. D. 4,00% Câu 7: Anion gốc axit nào có thể làm mềm nước cứng: A. SO42- B. Cl- C. PO43- D. NO3- Câu 8: Nhóm gồm các kim loại tác dụng dễ dàng với nước ở nhiệt độ thường là A. Na, Ba, Ca, K B. Na, Ba, Be,K C. Fe, Na, Ca, Sr D. Zn, Al, Be, Cu Câu 9: Cho Bari vào các dung dịch sau: NaHCO3, (NH4)2CO3, NaNO3, FeCl2, KHSO4. Số dung dịch tạo kết tủa là A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 10: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 sẽ A. có kết tủa trắng B. có bọt khí thoát ra C. có kết tủa trắng và bọt khí D. không có hiện tượng gì Câu 11: Cho 3,425 gam một kim loại thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl tạo ra 5,2 gam muối clorua. Kim loại đó là kim loại nào sau đây? A. Be B. Mg C. Ca D. Ba
  2. Câu 12: Cặp hợp chất của nhôm trong dãy nào sau đây tác dụng được với cả dung dịch axit và dung dịch kiềm? A. AlCl3 và Al2(SO4)3 B. Al(OH)3 và Al2O3 C. Al(NO3)3 và Al(OH)3 D. Al2(SO4)3 và Al2O3 Câu 13: Chất không có tính chất lưỡng tính là A. NaHCO3. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. Al2O3. Câu 14: Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Giá trị của m là A. 1,35. B. 2,70 C. 5,40. D. 4,05. Câu 15: Cho các dung dịch: NH3, HNO3 loãng, NaOH, Ba(OH)2, K2SO4, NaNO3. Số chất phản ứng được với AlCl3 là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 16: Nung hỗn hợp gồm Fe3O4 và Al trong điều kiện không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu hỗn hợp X. Cho X vào dung dịch KOH dư được chất rắn Y, dung dịch Z và khí hidro. X chứa chất nào sau đây? A. Fe, Al2O3, Al. B. Fe, Al, Fe3O4. C. Fe, Fe3O4, Al2O3 D. Fe. Câu 17: Số oxi hóa đặc trưng của Crom trong hợp chất là A.+1, +2, +3, +6 B. +2, +3, +6 C. +1, +2, +4, +6 D. +1, +2, +3, +4, +5, +6 Câu 18: Cấu hình electron không đúng là A. Cr (Z = 24): [Ar] 3d5 4s1. B. Cr (Z = 24): [Ar] 3d4 4s². C. Cr2+: [Ar] 3d4. D. Cr3+: [Ar] 3d³. Câu 19: Crom không phản ứng với chất nào sau đây? A. dung dịch HCl B. dung dịch NaOH đặc, nóng C. dung dịch HNO3 đặc, nóng D. dung dịch H2SO4 đặc, nóng Câu 20: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là A. CuSO4 và ZnCl2. B. ZnCl2 và FeCl3. C. CuSO4 và HCl. D. HCl và AlCl3. Câu 21: Công thức của sắt (III) hiđroxit là A. FeO. B. Fe(OH)3 C. Fe(OH)2 D. Fe2O3 Câu 22: Cho ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch X gồm A. AgNO3, Fe(NO3)2 B. Fe(NO3)2 C. Fe(NO3)3, AgNO3 D. Fe(NO3)3 Câu 23: Nhúng thanh sắt dư, lần lượt vào các dung dịch sau: CuCl2, AgNO3 , ZnCl2, FeCl3, HCl, HNO3. Số trường hợp xảy ra phản ứng tạo hợp chất sắt (II) là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 24: Ngâm một đinh sắt nặng 10 gam trong dung dịch Cu(NO 3)2, sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 10,8 gam. Số mol sắt tham gia phản ứng là A. 0,05 mol B. 0,5 mol C. 1 mol D. 0,1 mol Câu 25: Hoà tan 4,32 gam nhôm kim loại bằng dung dịch HNO3 loãng, dư thu được V lít khí NO (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 35,52 gam muối. Giá trị của V là A. 5,6 lít. B. 4,48 lít. C. 3,4048 lít. D. 2,5088 lít.
  3. Câu 26: Nung 2,52 gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư), thoát ra V lít (đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 0,112 lít. B. 0,56 lít. C. 0,448 lít. D. 0,672 lít. Câu 27: Tiến hành các thí nghiệm: Cho Cu vào dung dịch AgNO3 (1) ; Cho Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 (2) Cho Fe vào dung dịch CuSO4 (3); Dẫn khí CO (dư) qua bột Fe3O4 nóng (4) Các thí nghiệm có tạo thành kim loại là A. (1), (3) và (4). B. (1) , (2) và (3). C. (2), (3) và (4). D. (1), (2) và (4). Câu 28: Cho 6,72 gam Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO3 3,2M, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N 5 ). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong dung dịch X là A. 21,60 gam. B. 29,04 gam. C. 25,32 gam. D. 24,20 gam. Câu 29: Hỗn hợp X gồm: Na, Ca, Na2O và CaO. Hòa tan hết 5,13 gam hỗn hợp X vào nước thu được 0,56 lít H2 (đktc) và dung dịch kiềm Y trong đó có 4,44 gam Ca(OH) 2. Hấp thụ 1,792 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 5,4. B. 4,8. C. 7,2. D. 6,0. Câu 30: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, FeCO3, Cu(NO3)2 vào dung dịch chứa NaNO3 (0,045 mol) và H2SO4, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa (không có ion Fe3+) có khối lượng 62,605 gam và 3,808 lít (đktc) hỗn hợp khí Z (trong đó có 0,02 mol H2). Tỉ khối hơi của Z so với O2 bằng 19/17. Thêm tiếp dung dịch NaOH 1M vào Y đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là 31,72 gam thì vừa hết 865 ml. Mặt khác, cho Y tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2 được dung dịch T. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào T thu được 256,04 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Mg trong X là A. 9,41%. B. 17,65% C. 37,06% D. 19,8% -----------------HẾT--------------------- Học sinh không được sử dụng tài liệu và bảng hệ thống tuần hoàn. CBCT không giải thích gì thêm. Họ và tên học sinh:…………………………...................Lớp:………….Số báo danh:………... Chữ ký của CBCT:………………………………….....................................................................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1