intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hoá học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Thị Xã Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 2 môn Hoá học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Thị Xã Quảng Trị” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hoá học lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Thị Xã Quảng Trị

  1. SỞ GD-ĐT QUẢNG TRỊ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II TRƯỜNG THPT THỊ XÃ QUẢNG TRỊ NĂM HỌC 2021-2022 -------------------- MÔN: HÓA LỚP 12 Thời gian làm bài: 45’ phút Đề KT chính thức (Đề có 02 trang) Họ và tên: ............................................................................ Lớp: ............. Mã đề 101 I. Phần I: TNKQ (7 điểm) Câu 1. Hiện tượng quan sát được khi cho dung dịch Ca(OH)2 tác dụng với dung dịch Ca(HCO3)2 là A. có kết tủa trắng. B. có kết tủa đen. C. có kết tủa xanh. D. có khí không màu. Câu 2. Phát biểu nào sau đây về kim loại kiềm là sai? A. Cần bảo quản trong dầu hỏa. B. Là các kim loại nặng, có ánh kim. C. Đều phản ứng với nước ở điều kiện thường. D. Có nhiệt độ sôi thấp. Câu 3. Hiện tượng nào xảy ra khi thổi từ từ khí CO2 dư vào dung dịch Ca(OH)2? A. Có kết tủa trắng sau đó tan dần. B. Kết tủa tăng đến cực đại và không thay đổi. C. Dung dịch phân thành hai lớp. D. Chỉ có bọt khí trong dung dịch. Câu 4. Nhôm không phản ứng được với dung dịch A. H2SO4 đặc nguội. B. NaOH đặc nguội. C. Ca(OH)2 loãng. D. HCl loãng. Câu 5. Bazơ nào sau đây không tan trong nước? A. Al(OH)3. B. NaOH. C. KOH. D. Ba(OH)2. Câu 6. Ở nhiệt độ thường, kim loại nào sau đây không phản ứng với nước? A. K. B. Be. C. Ba. D. Li. Câu 7. Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi cho Mg(HCO3)2 tác dụng với dung dịch nào sau đây? A. Na2CO3. B. HCl. C. H2SO4. D. KNO3. Câu 8. Hấp thụ hoàn toàn 0,1 mol khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 20. B. 10. C. 15. D. 25. Câu 9. Phương pháp thích hợp để điều chế Mg là A. điện phân MgCl2 nóng chảy. B. nhiệt phân MgCl2. C. điện phân dung dịch MgCl2. D. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2. Câu 10. Công thức của hiđroxit kim loại kiềm thổ là A. RO. B. R(OH)2. C. R(OH)3. D. ROH. Câu 11. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại kiềm là A. (n – 1)dxns1. B. ns1. C. ns2. D. ns2np1. Câu 12. Dãy gồm các dung dịch đều phản ứng được với Al2O3 là A. KCl, NaNO3. B. NaOH, HCl. C. Na2SO4, KOH. D. NaCl, H2SO4. Câu 13. Nhiệt phân CaCO3 thu được khí A. CH4. B. CO. C. CO2. D. C2H2. Câu 14. Chất nào sau đây có thể làm mất tính cứng toàn phần của nước? A. Na2CO3. B. NaOH. C. Ca(OH)2. D. Ba(OH)2. Câu 15. Tính chất hóa học cơ bản của kim loại kiềm là A. tính bazơ. B. tính axit. C. tính khử. D. tính oxi hóa. Câu 16. Cho kim loại X vào dung dịch H2SO4 loãng thu được khí và kết tủa. X là A. Mg. B. Ba. C. Be. D. Al. Câu 17. Hòa tan hoàn toàn 0,2 mol Al vào dung dịch NaOH dư. Sau phản ứng thu được V lít H2 (đktc). Giátrị của V là A. 2,24. B. 8,96. C. 6,72. D. 4,48. Mã đề 101 Trang 1/2
  2. Câu 18. Cho các kim loại: Ba, K, Cu, Fe. Số kim loại phản ứng với nước ở điều kiện thường là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 19. Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, MgO ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗnhợp rắn còn lại là: A. Cu, FeO, MgO. B. Cu, Fe, Mg. C. CuO, Fe, Mg. D. Cu, Fe, MgO. Câu 20. Công thức hóa học của thạch cao nung là A. CaSO4.H2O. B. CaSO4.3H2O. C. CaSO4.2H2O. D. CaSO4.5H2O. Câu 21. Chất nào sau đây khi phản ứng với dung dịch HCl có khí thoát ra? A. Al2O3. B. K2CO3. C. BaO. D. NaOH. Câu 22. Kim loại nào sau đây thuộc nhóm IIA? A. Ca. B. Na. C. Fe. D. Al. Câu 23. Cho các phát biểu sau: (a) Phèn chua được dùng làm chất cầm màu trên vải trong công nghiệp nhuộm. (b) Hợp kim Li-Al siêu nhẹ dùng trong kỹ thuật hàng không. (c) Kim loại kiềm dùng để chế tạo hợp kim có nhiệt độ nóng chảy thấp. (d) Al(OH)3 và Al2O3 đều có tính lưỡng tính. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 24. Dãy các kim loại chỉ được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là: A. Na, Ca, Cu. B. Fe, Ca, Al. C. Na, Cu, Al. D. Na, Ca, Al. Câu 25. Trường hợp nào sau đây kim loại Fe bị ăn mòn nhanh nhất? A. Fe-Mg. B. Fe-Zn. C. Fe-Cu. D. Fe-Al. Câu 26. Nước cứng là nước có chứa nhiều ion A. Cu2+, Mg2+. B. Na+, Ca2+. C. Ba2+, Mg2+. D. Mg2+, Ca2+. Câu 27. Sản phẩm thu được khi đốt Mg trong bình đựng khí clo là A. MgO. B. MgCl3. C. MgCl. D. MgCl2. Câu 28. Số oxi hóa của kim loại kiềm thổ trong hợp chất là A. -1. B. +1. C. -2. D. +2. II. Phần II: TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 29 ( 1 điểm). Hoàn thành các phương trình phản ứng sau a. Mg + Cl2 b. Al + HCl c. Na + H2O d. Ca(HCO3)2 + NaOH Câu 30. (0,5 điểm). Cho 4,6 gam kim loai kiềm vào nước dư thu được 2,24 lit H 2 (đktc). Xác định kim loại kiềm Câu 31. (1 điểm) Cho m gam Na phản ứng hoàn toàn với 200ml dung dịch HCl 1M sau phản ứng thu được dung dịch X và 3,36 lit H2 (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được a gam chất rắn khan a. Tính m b. Tính a Câu 32. (0,5 điểm). Hòa tan hoàn toàn 8,94 gam hỗn hợp gồm Na, K và Ba vào nước thu được dung dịch X và 2,688 lit khí H2 (đktc) . Dung dịch Y gồm HCl và H2SO4 có tỉ lệ mol tương ứng: 4 : 1. Trung hòa dung dịch X bởi dung dịch Y thu được m gam muối. Tính tổng khối lượng các muối được tạo ra. ------ HẾT ------ Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; O=16; Na=23; K=39, Mg=24; Ca=40: Al=27; S = 32; Cl =35,5; Ba=137. Mã đề 101 Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1