intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN HÓA HỌC - LỚP 12 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 303 Câu 1: Cho các phản ứng sau theo đúng tỉ lệ mol (1). X + 2H2O → Y + H2 (2). Y + HCl → NaCl +H2O Phát biểu nào sau đây đúng? A. X là Na. B. X là NaOH. C. Y là Na2CO3. D. Y là NaCl. Câu 2: Công thức của muối canxicacbonat là A. Ca(HCO3)2. B. CaSO4. C. CaCO3. D. CaCl2. Câu 3: Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít H2 ở đktc. Khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là A. 6,4g và 24,8g. B. 10,8g và 20,4g. C. 16,2g và 15,0g. D. 11,2g và 20,0g. Câu 4: Kim loại kiềm thổ là A. Na. B. Ca. C. Al. D. Fe. Câu 5: Hòa tan 0,1 mol Al trong lượng dư dung dịch HCl có thể tạo thành tối đa bao nhiêu mol khí H2? A. 0,15. B. 0,2. C. 0,3. D. 0,45. Câu 6: Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất? A. Al. B. Ca. C. K. D. Mg. Câu 7: Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng? A. Cho thanh kim loại Mg vào dung dịch H 2SO 4 loãng. B. Cho thanh kim loại Cu vào dung dịch Al2(SO4.)3. C. Cho dung dịch H2SO4 vào dung dịch BaCl 2 . D. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NaHCO3 . Câu 8: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại nhôm? A. ns2np1. B. ns2. C. ns1. D. ns2np2. Câu 9: Dung dịch chất nào sau đây không hòa tan được Al(OH) 3 ? A. HNO3. B. KOH. C. BaCl2. D. HCl. Câu 10: Nước cứng tạm thời tác dụng với chất nào sau đây thu được kết tủa? A. HCl. B. NaCl. C. NaNO3. D. Ca(OH)2. Câu 11: Trong phản ứng của kim loại Mg với khí O2, một nguyên tử Mg nhường bao nhiêu electron? A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 12: Chất nào sau đây là muối axit? A. NaCl. B. Na2CO3. C. Na2SO4. D. NaHCO3. Câu 13: Chất gây tính cứng tạm thời của nước? A. CaCl2. B. Mg(HCO3)2. C. CaCO3. D. CaSO4. Câu 14: Cho 4 dung dịch riêng biệt: HCl, Fe2O3, Cl2 và H2SO4 đặc, nguội. Số dung dịch có khả năng phản ứng được với kim loại Al là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 15: Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng phương pháp điện phân nóng chảy chất nào sau đây? A. AlCl3. B. Al(OH)3. C. Al(NO3)3. D. Al2O3. Câu 16: Chất nào sau đây có tính lưỡng tính? Trang 1/2 - Mã đề 303
  2. A. NaOH. B. Al(OH)3. C. Na2CO3. D. CaCO3. Câu 17: Ứng dụng của KNO3 là A. thực hiện phản ứng nhiệt nhôm dùng hàn đường ray. B. chế thuốc súng không khói. C. làm mềm tính cứng tạm thời của nước. D. chế thuốc đau dạ dày, làm bột nở. Câu 18: Canxi hiđroxit là A. Al2O3. B. CaCO3. C. Ca(OH)2. D. Al2(SO4)3. Câu 19: Chất nào sau đây là hợp chất của kim loại kiềm thổ? A. KNO3. B. Al(NO3)3. C. SrCl2. D. NaCl. Câu 20: Khối lượng mol chất (g/mol) của hợp chất Al(NO3)3 là A. 213. B. 432. C. 312. D. 278. Câu 21: Nhôm phản ứng với oxi sinh ra sản phẩm nào sau đây? A. NaAlO2. B. AlCl3. C. Al(OH)3. D. Al2O3. Câu 22: Kim loại nào sau đây tác dụng với H 2O (dư) tạo thành dung dịch kiềm? A. Hg. B. Cu. C. Ag. D. Na. Câu 23: Cho sơ đồ các phản ứng sau: (1) NaAlO 2  CO 2  H 2O  X  NaHCO 3 (2) X  Y  AlCl 3  H 2O (3) NaHCO 3  Y  Z  H 2O  CO 2 Các chất X, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là A. AlCl3; Na2CO3. B. AlCl3; NaCl. C. Al(OH)3, NaCl. D. Al(OH)3; Na2CO3. Câu 24: Cho các phát biểu sau về kim loại kiềm: (1). Cứng hơn kim loại kiềm thổ nhưng mềm hơn so với nhôm. (2). Chỉ thể hiện số oxi hóa +1 trong mọi hợp chất. (3). Phản ứng được với nước tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng khí hiđrô. (4). Đều có nhiều hơn 1 lớp electron trong nguyên tử. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 25: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố kim loại kiềm thuộc nhóm A. IB. B. IA. C. IIIA. D. IIA. Câu 26: Phát biểu nào sau đây đúng? A. Các hợp chất của nhôm đều có tính lưỡng tính vì vừa thể hiện tính axit, vừa thể hiện tính bazơ. B. Trong công nghiệp, người ta điều chế Na kim loại bằng cách điện phân dung dịch NaCl. C. Kim loại kiềm thổ có độ cứng thấp hơn kim loại kiềm và cao hơn nhôm. D. Tất cả các kim loại kiềm đều phản ứng được với nước ở điều kiện thường. Câu 27: Điện phân nóng chảy NaCl , ở catot thu được chất nào sau đây? A. HCl. B. NaOH. C. Cl2. D. Na. Câu 28: Cho 5,4 gam Al tác dụng hết với Cl2 dư, khối lượng (gam) muối clorua thu được là A. 26,7. B. 62,7. C. 20,0. D. 24,6. Câu 29: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thì A. không có hiện tượng gì. B. xuất hiện kết tủa trắng và bọt khí. C. sủi bọt khí không màu. D. xuất hiện kết tủa trắng. Câu 30: Nhôm oxit là chất rắn màu trắng,là oxit lưỡng tính tạo nên lớp màng mỏng bảo vệ bề mặt nhôm,… . Công thức của nhôm oxit là A. Na2CO3. B. Al2O3. C. NaHCO3. D. NaOH. ------ HẾT ------ (Cho nguyên tử khối: Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; C = 12; O = 16; Cl = 35,5; N = 14) Trang 2/2 - Mã đề 303
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2