intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Hóa học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2023 - 2024 MÔN: HÓA HỌC 9 MÃ ĐỀ: HH901 Thời gian làm bài: 45 phút Ngày kiểm tra: 6/3/2024 Tô vào phiếu trả lời của em chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1. Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 9. Điều khẳng định nào sau đây không đúng? A. Nguyên tử X có 9 electron. B. X là 1 phi kim hoạt động mạnh. C. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 9+. D. X là 1 kim loại hoạt động yếu. Câu 2. Nguyên tố X có hiệu số nguyên tử là 11. Điều khẳng định nào sau đây không đúng? A. Nguyên tử X có 11 electron. B. X là 1 phi kim hoạt động mạnh. C. X là 1 kim loại hoạt động mạnh. D. Điện tích hạt nhân của nguyên tử là 11+. Câu 3. Dãy gồm các muối đều tan trong nước là A. CaCO3, ZnCO3, Mg(HCO3)2, K2CO3. B. Na2CO3, Ca(HCO3)2, Ba(HCO3)2, K2CO3. C. CaCO3, Na2CO3, NaHCO3, MgCO3. D. CuCO3, NaHCO3, Mg(HCO3)2, Na2CO3. Câu 4. Đốt cháy hoàn toàn 0,224 lít khí metan ở đktc thu được lượng khí CO2 ở cùng điều kiện là: A. 0,224 lít. B. 0,112 lít. C. 0,672 lít. D. 2,24 lít. Câu 5. Dãy các chất nào sau đây đều là hiđrocacbon? A. C2H6O, C3H8, C2H2. B. CH4, C2H2, C3H7Cl. C. C2H4, CH4, C2H5Br. D. C2H6, C4H10, CH4. Câu 6. Công thức cấu tạo dưới đây là của hợp chất nào? A. C2H8. B. C3H6. C. C3H8. D. C3H9. Câu 7. Axit axetic có công thức phân tử là CH3COOH. Thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố C trong phân tử axit axetic là A. 30%. B. 40%. C. 60%. D. 50%. Câu 8. Phân tử chất hữu cơ A có 2 nguyên tố C, H. Biết khối lượng mol của A bằng 44 g/mol. Công thức phân tử của X là A. C6H6 B. C4H8 C. C3H8 D. C3H6 Câu 9. Trong thành phần phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố A. cacbon. B. oxi. C. nitơ. D. hiđro. Câu 10. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol khí metan thì cần bao nhiêu lít không khí (các khí đo ở đktc, biết rằng oxi chiếm 20% thể tích không khí)? A. 122 lít. B. 448 lít. C. 224 lít. D. 336 lít. Câu 11. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là A. 3 và 4. B. 3 và 3. C. 4 và 3. D. 4 và 4. Câu 12. Khẳng định nào sau đây đúng? A. Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron ngoài cùng và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân giảm dần. B. Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp ngoài cùng và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. C. Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số electron lớp ngoài cùng và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân từ trên xuống dưới. D. Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. Câu 13. Phương trình hóa học đúng là A. C2H6 + Br2 → C2H4Br2 + H2. B. CH4 + Cl2 CH4Cl2. Mã đề HH901 Trang Seq/4
  2. C. CH4 + Cl2 CH3Cl + HCl. D. C2H6 + Br → C2H5Br + H. Câu 14. Đun nóng m gam silic trong oxi dư thu được 5,34 gam silic đioxit. Giá trị của m A. 1,246 gam. B. 2,492 gam. C. 3,738 gam. D. 1,869 gam. Câu 15. Chất nào sau đây là muối axit? A. ZnCO3. B. Ca(HCO3)2. C. MgCO3. D. H2CO3. Câu 16. Nhận xét nào sau đây không đúng về silic? A. Một số hợp chất của silic: cát trắng, đất sét (cao lanh). B. Silic chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất. C. Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi. D. Trong tự nhiên Silic tồn tại cả ở dạng đơn chất và hợp chất. Câu 17. Nguyên tố X có điện tích hạt nhân bằng 19+, có 4 lớp electron, có 1e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố X? A. X thuộc ô 18, chu kì 3, nhóm I. B. X thuộc ô 18, chu kì 4, nhóm I. C. X thuộc ô 19, chu kì 3, nhóm II. D. X thuộc ô 19, chu kì 4, nhóm I. Câu 18. Có 4 chất rắn: NaCl, Na2CO3, CaCO3, BaSO4 chỉ dùng thêm một cặp chất nào dưới đây để nhận biết? A. H2O và CO2 B. H2O và BaCl2 C. H2O và HCl D. H2O và NaOH Câu 19. Phân tử chất hữu cơ X có 2 nguyên tố C, H. Tỉ khối hơi của X so với hiđro là 21. Công thức phân tử của X là A. C4H8 B. C3H8 C. C6H6 D. C3H6 Câu 20. Phương trình hóa học đúng là A. CH4 + Br2 → CH4Br2. B. C2H4 +2Br → C2H4Br2. C. C2H4 + Br2 → C2H4Br2. D. C2H4 + O2 → CO2 + H2O. Câu 21. Trong quá trình chín trái cây đã thoát ra một lượng nhỏ khí nào sau đây? A. metan. B. etan. C. axetilen. D. etilen. Câu 22. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc A. theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần. B. theo tính phi kim tăng dần. C. theo tính kim loại tăng dần. D. theo chiều phân tử khối tăng dần. Câu 23. Dãy các hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. CH4, C2H6, CO. B. CH4, C2H2, CO2. C. C2H2, C2H6O, BaCO3. D. C6H6, CH4, C2H5OH. Câu 24. Dãy các chất nào sau đây là muối axit? A. Mg(HCO3)2, Ba(HCO3)2, CaCO3. B. Na(HCO3)2, Mg(HCO3)2, CuCO3. C. Ba(HCO3)2, NaHCO3, Ca(HCO3)2. D. KHCO3, BaCO3, Na2CO3. Câu 25. Trong các chất sau: CH4, CO, C2H6, K2CO3, C2H5ONa có A. 1 hợp chất hữu cơ và 4 hợp chất vô cơ. B. 4 hợp chất hữu cơ và 1 hợp chất vơ cơ. C. 2 hợp chất hữu cơ và 3 hợp chất vô cơ. D. 3 hợp chất hữu cơ và 2 hợp chất vô cơ. Câu 26. Biết nguyên tố X có số hiệu là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố X? A. X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là kim loại mạnh. B. X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là phi kim mạnh. C. X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là kim loại mạnh. D. X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là phi kim mạnh. Câu 27. Một hợp chất hiđrocacbon có chứa 85,7% C và 14,3% H theo khối lượng. Công thức nào sau đây là phù hợp với hiđrocacbon đó? A. CH4. B. C2H6. C. C2H2. D. C2H4. Câu 28. Công thức cấu tạo dưới đây là của hợp chất nào? Mã đề HH901 Trang Seq/4
  3. A. C2H5Br. B. C2H4Br. C. CH3Br. D. C2H5Br2. Câu 29. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có: A. 8 chu kì. B. 10 chu kì. C. 7 chu kì. D. 9 chu kì. Câu 30. Phương trình hóa học nào sau đây đúng? A. 2HCl + K2CO3 → 2KCl + H2CO3. B. K2CO3 + Na2SO4 → Na2CO3 + K2SO4. C. 2HCl + K2CO3 → 2KCl + H2O + CO2. D. K2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + KCl. Câu 31. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, số thứ tự nhóm bằng A. số lớp electron. B. số thứ tự của nguyên tố. C. số electron lớp ngoài cùng. D. số hiệu nguyên tử. Câu 32. Công thức cấu tạo dưới đây là của hợp chất nào? A. C2H5O. B. C3H5O. C. C2H6O. D. C2H6OH. Câu 33. Cho 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí metan và etilen tác dụng với dung dịch brom dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 16 gam. Thành phần phần trăm về thể tích của etilen trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là A. 40%. B. 50%. C. 30%. D. 20%. Câu 34. Khẳng định nào sau đây đúng? A. Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài giảm dần theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. B. Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó. C. Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron ngoài cùng và được xếp theo chiều khối lượng giảm dần. D. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học có 8 chu kì và 7 nhóm. Câu 35. Cho phương trình hóa học sau: A + NaOH → Na2CO3 + H2O. Chất A có thể là A. C. B. KHCO3. C. NaHCO3. D. CO. Câu 36. Khí metan có lẫn một lượng nhỏ khí etilen. Để thu được metan tinh khiết, ta dẫn hỗn hợp khí qua A. dung dịch axit clohidric. B. dung dịch phenolphtalein. C. dung dịch brom. D. dung dịch nước vôi trong. Câu 37. Cặp chất nào sau đây có thể cùng tồn tại trong dung dịch? A. Ca(OH)2 và Ca(HCO3)2. B. K2CO3 và CaCl2. C. K2CO3 và Na2SO4. D. HCl và KHCO3. Câu 38. Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là A. phản ứng tách. B. phản ứng thế. C. phản ứng trùng hợp. D. phản ứng cộng. Câu 39. Phản ứng hóa học đặc trưng của etilen là A. phản ứng thế. B. phản ứng trùng hợp. C. phản ứng tách. D. phản ứng cộng. Câu 40. Dãy gồm các chất đều phản ứng với dung dịch HCl ở điều kiện thường là A. Na2CO3, CaCO3. B. K2SO4, Na2CO3. C. Na2SO4, Mg(NO3)2. D. Na2SO3, KNO3. Cho NTK của H = 1, C = 12, O = 16, Si = 28, Cl = 35.5, Br = 80. Mã đề HH901 Trang Seq/4
  4. ------ HẾT ------ Mã đề HH901 Trang Seq/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2