intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

15
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Thị Sáu, Tiên Phước

  1. KIỂM TRA GIỮA KỲ Trường THCS Võ Thị Sáu HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên:……………………..………Lớp: 6/…. MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP: 6 Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA THẦY/CÔ: A A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: (5 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái (A hoặc B, C, D) đứng đầu ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Trong số các tác hại sau, tác hại nào không phải do nấm gây ra? A. Gây bệnh lang ben. B. Làm hư hỏng thức ăn. C. Gây bệnh tả. D. Gây ngộ độc. Câu 2: Quá trình chế biến rượu từ tinh bột cần sinh vật nào sau đây? A. Nấm men B. Vi khuẩn C. Nguyên sinh vật D. Virus Câu 3: Trong các thực vật sau, đâu là thực vật không có mạch? A. Cây dương xỉ. B. Cây rêu. C. Cây thông D. Cây cam Câu 4: Loại nấm nào sau đây được dùng làm thuốc? A. Nấm đùi gà B. Nấm kim châm C. Nấm rơm D. Đông trùng hạ thảo Câu 5: Nguyên sinh vật có hình dạng giống chiếc giày, di chuyển bằng lông bơi là A. trùng roi. B. trùng giày. C. trùng biến hình. D. tảo lục đơn bào. Câu 6: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Những sinh vật thuộc nấm chỉ có một hình dạng nhất định. B. Nấm chỉ sống ở môi trường ẩm ướt. C. Chỉ có thể quan sát nấm dưới kính hiển vi. D. Nấm là sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc đa bào. Câu 7: Vai trò của nhóm chất dinh dưỡng carbon hydrate đối với cơ thể? A. Duy trì và phát triển cơ thể. B. Cung cấp năng lượng chính. C. Dự trữ năng lượng và chống lạnh. D. Tác dụng lớn đến quá trình trao đổi chất. Câu 8: Bệnh bướu cổ là do thiếu chất khoáng gì? A. Iodine (iot). B. Calcium (canxi). C. Zinc (kẽm). C. Phosphorus (photpho). Câu 9: Chất tinh khiết chứa A. một chất duy nhất. B. chỉ có hai chất. C. chỉ có ba chất. D. từ hai chất trở lên. Câu 10: Muốn quá trình hòa tan chất rắn trong nước xảy ra nhanh hơn, ta không được thực hiện biện pháp nào sau đây? A. Hòa tan chất rắn trong nước nóng. B. Hòa tan chất rắn trong nước lạnh. C. Khuấy, trộn chất rắn. D. Nghiền chất rắn thành hạt nhỏ mịn. Câu 11: Hỗn hợp nào dưới dây là huyền phù khi được khuấy trộn? A. Hỗn hợp nước và bột mì. B. Hỗn hợp nước và muối ăn. C. Hỗn hợp nước và sữa. D. Hỗn hợp nước và dầu ăn. Câu 12: Chất nào sau đây không tan trong nước ở nhiệt độ thường? A. Đường. B. Khí oxygen.
  2. C. Bột gạo. D. Muối ăn. Câu 13: Biến dạng của vật nào dưới đây không phải là biến dạng đàn hồi? A. Que nhôm bị uốn cong. B. Lò xo trong chiếc bút bi bị nén lại. C. Dây cao su được kéo căn ra. D. Quả bóng cao su đập vào tường. Câu 14: Trong trường hợp nào sao đây, ma sát là có hại? A. Đi trên sàn đá hoa mới lau dễ bị ngã. B. Xe ô tô bị lầy trong cát. C. Giày đi mãi đế bị mòn. D. Bôi nhựa thông vào dây cung ở cần kéo đàn nhị. Câu 15: Đi lại trên bờ thì thấy dễ dàng còn đi dưới nước thì khó khăn hơn vì A. nước chuyển động còn không khí không chuyển động. B. khi xuống nước chúng ta “nặng” hơn. C. nước có lực cản còn không khí không có lực cản. D. lực cản của nước lớn hơn lực cản không khí. Câu 16: Một quả dừa đang rơi từ trên cây xuống đất. Quả dừa không có dạng năng lượng nào sau đây? A. Thế năng hấp dẫn. B. Động năng. C. Nhiệt năng. D. Năng lượng điện. Câu 17: Một quả dừa đang rơi từ trên cây xuống đất. Năng lượng quả dừa chuyển hóa từ dạng nào sang dạng nào? A. Thế năng chuyển thành động năng B. Động năng chuyển thành thế năng C. Thế năng chuyển thành hóa năng D. Hóa năng chuyển thành nhiệt năng Câu 18: Khi đẩy một cái bàn mà cái bàn vẫn đứng yên, lực nào đã giữ bàn đứng yên? A. Lực ma sát trượt. B. Lực đẩy. C. Lực ma sát nghỉ. D. Lực ma sát lăn. Câu 19: Lần lượt treo một lò xo có khối lượng m1, m2, m3 thì lò xo dãn ra như hình vẽ bên. Hãy so sánh các khối lượng m1, m2, m3. A. m1 = m2 = m3. B. m1 > m2 > m3. C. m2 > m1 > m3. D. m3 > m1 > m2. Câu 20: Dạng năng lượng được dự trữ trong que diêm, pháo hoa là A. nhiệt năng. B. hoá năng. C. quang năng. D. cơ năng. B. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1:(1 điểm) Một máy bay đang bay trên trời. Nêu 4 dạng năng lượng mà máy bay đang có? Câu 2:(1 điểm) Cho một ví dụ xuất hiện lực ma sát trược và một ví dụ xuất hiện lực ma sát nghỉ có trong thực tế? Câu 3:(1 điểm) Một quả dừa có khối lượng 2Kg.
  3. a. Tính trọng lượng của quả dừa? b. Biểu diễn trọng lực tác dụng lên quả dừa trên với tỉ xích tùy chọn. (chú ý: có thể vẽ quả dừa bằng một hình tròn) Câu 4:(1 điểm) Một hỗn hợp đường ăn có lẫn cát. Em hãy trình bày cách tách đường ra khỏi cát. Câu 5:(1 điểm )Bạn Lan xuất hiện các dát trên da mặt, tăng dần về số lượng và kích thước. Chỗ dát có màu trắng hơn so với vị trí xung quanh. Bạn đến bệnh viện da liễu thăm khám. Bác sĩ đã kết luận bạn bị một bệnh do nấm gây ra. Theo em bạn Lan đã bị bệnh gì? Em hãy đề xuất các biện pháp để giúp phòng tránh bệnh do nấm gây ra như bạn Lan.
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 I. TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp C A B D B D B A A B A C A C D D A C C B án II. TỰ LUẬN (5.0 điểm) STT Hướng dẫn chấm Điểm Câu 1 Nêu được mỗi dạng năng lượng trong các dạng sau được 0.25 điểm 1 (1.0 điểm) Động năng, thế năng hấp dẫn, nhiệt năng, hóa năng, điện năng, năng lượng âm. Câu 2 - Nêu đúng ví dụ về ma sát trược: Khi lau bảng, khăn bảng trược trên 0.5 (1.0 điểm) mặt bảng xuất hiện lực ma sát trượt. - Nêu đúng ví dụ về ma sát nghỉ: Ta đẩy dãy bàn học, bàn học không 0.5 chuyển động, lực ma sát nghỉ giữ cho dãy bàn không chuyển động. Câu 3 - Trọng lượng của trái dừa là: P=10.m = 20N 0.5 (1.0 điểm) - Biểu diễn trọng lượng của trái dừa: 0.5 10N Câu 4 - Cho hỗn hợp vào cốc thủy tinh chứa nước và khuấy đều cho đến khi 0.25 (1.0 điểm) đường tan hết. - Để yên hỗn hợp một lúc cho cát lắng xuống. 0.25 - Đổ khẽ phần chất lỏng sang phễu có giấy lọc. 0.25 0.25 - Lấy phần nước lọc đem đun sôi đến khi nước bốc hơi hết ta thu được muối ăn sạch. Câu 5. (1 - Bạn Lan bị bệnh Lang ben 0,25 điểm) - Cách phòng tránh bệnh: + Giữ cơ thể, quần áo, chăn màn luôn sạch sẽ. 0,25 + Không dùng chung đồ dùng cá nhân như áo quần, khăn lau với người bị 0,25 bệnh lang ben. + Tránh tiếp xúc với môi trường nóng ẩm. 0,25 + Tránh tiếp xúc trực tiếp với da của người bị bệnh. Lưu ý: HS nêu được 3 biện pháp thì cho điểm tối đa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2