Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu, Hội An
lượt xem 0
download
Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu, Hội An” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Huỳnh Thị Lựu, Hội An
- BẢNG MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN KHTN 6 Năm học: 2023- 2034. Thời gian: 60 phút - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2 (từ tuần 19 hết tuần học thứ 25). - Thời gian làm bài: 60 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, gồm 16 câu hỏi ở mức độ nhận biết - Phần tự luận: 6,0 điểm (Thông hiểu: 3,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm) Mức độ Tổng % Tổng điểm nhận thức Nội Thời dung Vận Nhận Thôn Vận Số gian kiến dụng TT biết g hiểu dụng CH (phút thức cao ) Thời Thời Thời Thời Số Số Số Số gian gian gian gian TN TL CH CH CH CH (phút) (phút) (phút) (phút) Lực và tác 1 dụng 2 1 2 1 20% của lực. 2 Lực 1 1 2.5% tiếp xúc và lực
- không tiếp xúc. Biến dạng 3 1 1 1 1 7.5% của lò xo. Khối lượng và 12.5 4 1 1 1 1 trọng % lượng. 5 Ma 2 2 5% sát. Lực cản 6 1 1 2.5% của nước. Nguy ên 7 3 3 7.5% sinh vật Thực hành: Quan 8 sát nguyê n sinh vật.
- Nấm. 9 2 1 2 1 20% Thực hành: Quan 12.5 10 sát 1 1 1 1 % các loại nấm. Thực 11 2 1 2 1 10% vật. Số 16 2 2 16 câu Số 4.0 3.0 1.0 4.0 10.0 điểm 40 Tổng 40% 30% 10% 100% % BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II- MÔN KHTN 6. NĂM HỌC: 2023-2024. Thời gian: 60 phút. - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2 (từ tuần 19 hết tuần học thứ 25). - Thời gian làm bài: 60 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).
- Số câu hỏi Câu hỏi Yêu cầu cần Nội dung Mức độ đạt TN TL TN (Số câu) (Số ý) (Số câu) 1. Lực và tác dụng của lực Nhận biết - Nêu khái niệm về lực. 2 C1,C2 - Nhận biết được dụng cụ đo lục là lực kế.
- Thông hiểu - Biết cách sử dụng lực kế để đo lực (ước C17a lượng độ lớn lực tác dụng lên vật, chọn lực kế thích hợp, tiến hành đúng thao tác đo, 2. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc Nhận biết - Lấy được vi dụ về lực không tiếp xúc. 1 C3 3. Biến dạng của lò xo
- Nhận biết - Nhận biết được khi nào lực đàn hồi xuất 1 C4 hiện. Vận dụng cao - Giải thích được một số hiện tượng thực tế C17c về: nguyên nhân biến dạng của vật rắn; lò xo mất khả năng trở lại hình dạng ban đầu 4. Khối lượng và trọng lượng Nhận biết - Nêu được khái niệm về khối lượng. 1 C5
- Vận dụng C17b Xác định được trọng lượng của vật khi biết khối lượng của vật hoặc ngược lại 5. Ma sát Nhận biết - Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma 2 C6, C7 sát nghỉ. - Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát trượt. 6. Lực cản của nước
- Nhận biết - Lấy được ví dụ vật chịu tác dụng của lực 1 C8 cản khi chuyển động trong môi trường (nước hoặc không khí). 7. Nguyên sinh vật (3 tiết) Nhận biết - Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật 1 C11 gây nên. 1 C16 - Nhận biết được một số đối tượng nguyên sinh vật thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (ví dụ: trùng roi, trùng đế giày, trùng biến 1 C9 hình, tảo silic, tảo lục đơn bào, ...). - Dựa vào hình dạng, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật. Thông hiểu - Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.
- 8. Thực hành: Quan sát nguyên sinh vật (2 tiết) Thông hiểu - Phân biệt 1số động vật nguyên sinh vật dựa vào đặc điểm cấu tạo của cơ thể. Vận dụng - Quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. 9. Nấm (3 tiết)
- Nhận biết - Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (nấm đơn 2 C12, bào, đa bào. Một số đại diện phổ biến: nấm C14 đảm, nấm túi, ...). - Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nấm. - Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Thông hiểu - Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc,...). - Trình bày được cách phòng và chống bệnh C18b do nấm gây ra. Vận dụng cao - Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện tượng trong đời sống như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc, ... 10. Thực hành: Quan sát các loại nấm (2 tiết)
- Nhận biết - Nhận biết được nấm độc. 1 C10 Thông hiểu - Chú thích được các thành phần cấu tạo của C18a nấm dựa trên hình vẽ. Vận dụng thấp - Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp). 11. Thực vật (4 tiết)
- Nhận biết - Nhận biết nhóm cây thuộc ngành rêu, 1 C13 ngành dương xỉ, ngành hạt trần, ngành hạt 1 C15 kín. - Biết phân loại giới thực vật. Thông hiểu - Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín). - Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, ...). Vận dụng thấp - Quan sát hình ảnh, mẫu vật thực vật và phân chia được thành các nhóm thực vật theo các tiêu chí phân loại đã học. Vận dụng cao - Vận dụng kiến thức vào thực tế để giải C19 thích 1 số cây thực vật hạt kín cần phải thu hoạch quả trước khi chín.
- UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 02 trang) Họ và tên học sinh:……………….Lớp:……………SBD:………Phòng thi:…………… I. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (4.0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm *Hãy chọn câu trả lời đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Lực chỉ có tác dụng làm vật biến đổi chuyển động. B. Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. C. Lực được phân thành: lực không tiếp xúc và lực tiếp xúc. D. Lực có thể vừa làm cho vật biến dạng vừa làm cho vật biến đổi chuyển động. Câu 2. Dụng cụ dùng để đo độ lớn của lực là A. lực kế. B. tốc kế. C. nhiệt kế. D. cân. Câu 3. Trường hợp nào sau đây liên quan đến lực không tiếp xúc? A. Vận động viên nâng tạ. B. Người dọn hàng đẩy thùng hàng trên sân. C. Hai thanh nam châm đặt gần nhau. D. Bạn Lan cầm bút viết. Câu 4. Treo một quả nặng vào một lò xo. Lò xo sẽ bị A. lực đàn hồi. B. dãn ra. C. trọng lực. D. cân bằng lẫn nhau. Câu 5. Số đo lượng chất của một vật khi không tính bao bì được gọi là A. trọng lượng. B. số đo lực. C. khối lượng. D. độ nặng. Câu 6. Lực ma sát trượt xuất hiện trong trường hợp nào sau đây? A. Ma sát giữa cốc nước đặt trên mặt bàn với mặt bàn.
- B. Ma sát giữa các viên bi với ổ trục xe đạp, xe máy. C. Ma sát giữa lốp xe với mặt đường khi xe đang chuyển động. D. Ma sát giữa má phanh với vành xe. Câu 7. Khi nào thì xuất hiện lực ma sát nghỉ? A. khi một vật đứng yên trên bề mặt một vật khác. B. khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. C. khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác. D. khi một vật chịu tác dụng của một lực nhưng vẫn đứng yên trên bề mặt của vật khác. Câu 8. Chọn phát biểu đúng? A. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ. B. Độ lớn của lực cản càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn. C. Vật đi càng nhanh thì lực cản của không khí càng nhỏ. D. Tờ giấy để phẳng rơi nhanh hơn hòn đá. Câu 9. Nguyên sinh vật là A. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước hiển vi. B. nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào, nhân sơ, kích thước hiển vi. C. nhóm sinh vật có cấu tạo tế bào, nhân thực, kích thước hiển vi. D. nhóm sinh vật chưa có cấu tạo tế bào, kích thước siêu hiển vi. Câu 10. Những loài nấm độc thường có đặc điểm gì? A. Tỏa ra mùi hương quyến rũ. B. Thường sống quanh các gốc cây. C. Có màu sắc rất sặc sỡ. D. Có kích thước rất lớn. Câu 11. Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt là những biểu hiện của bệnh A. sốt rét. B. cảm cúm. C. thủy đậu. D. kiết lị. Câu 12. Nấm nào sau đây thuộc loại nấm đơn bào? A. Nấm hương. B. Nấm mỡ. C. Nấm men. D. Nấm linh chi. Câu 13. Nhóm gồm các cây thuộc ngành hạt kín? A. Cây bưởi, cây táo, cây hồng xiêm, cây lúa. B. Cây dương xỉ, cây hoa hồng, cây ổi, cây rêu. C. Cây nhãn, cây hoa ly, cây bào tấm, cây vạn tuế.
- D. Cây thông, cây rêu, cây lúa, cây vạn tuế. Câu 14. Bào tử đảm là cơ quan sinh sản của A. nấm hương. B. nấm mỡ. C. nấm mốc. D. nấm men. Câu 15. Thực vật được chia thành các ngành nào? A. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín. B. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín. C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm. D. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết. Câu 16. Loài sinh vật nào sau đây không thuộc giới Nguyên sinh vật? A. Nấm nhày. B. Trùng roi. C. Tảo lục. D. Phẩy khuẩn. II. PHẦN TỰ LUẬN. (6.0 điểm) Câu 17. (3.0 điểm) a. Khi đo lực thì trường hợp nào bắt buộc phải đặt lực kế theo phương thẳng đứng? Ngoài trường hợp đó ra thì phải đặt lực kế như thế nào? (1,5 điểm) b. Một vận động viên võ thuật có khối lượng 82 kg. Tìm trọng lượng của người đó? (1 điểm) c. Treo vật m1 vào lực kế thấy lực kế chỉ 12N. Hỏi nếu lần lượt treo các vật có khối lượng m 2 = 2m1; m3 = m1 thì số chỉ tương ứng của lực kế là bao nhiêu? (0,5 điểm) Câu 18. (2.5 điểm). a. Gọi tên các các cơ quan của nấm rơm. (1.0 điểm).
- b. Từ những hiểu biết về điều kiện sống của nấm. Em hãy cho biết, cần làm gì để phòng tránh các bệnh do nấm và bảo quản lương thực, thực phẩm, quần áo, sách vở, đồ dùng tránh bị nấm làm hỏng. (1.5 điểm) Câu 19. Tại sao phải thu hoạch quả đậu xanh trước khi chín? (0.5 điểm). -------------------- Hết -------------------- (Lưu ý: HS làm bài trên tờ giấy riêng, không được làm bài trên đề thi) ỦY BAN NHÂN DÂN TP HỘI AN HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN KHTN 6 TRƯỜNG THCS HUỲNH THỊ LỰU KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II. NĂM HỌC 2023– 2024 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) (Mỗi câu đúng 0,25 điểm). Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
- Đáp án A A C B C D D B C C D C A A B D II. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câ Nội dung Điểm u a. - Khi đo trọng lượng của vật thì phải đặt lực kế theo 1.0 phương thẳng đứng. - Các trường hợp khác thì đặt lực kế theo phương của 0.5 lực tác dụng. 17 b. - P = 10. m= 82.10 = 820 (N) 1.0 c. - Treo vật có khối lượng m2 = 2m1 thì số chỉ của lực kế F = 2. 12= 24N 0.25 - Treo vật có khối lượng m3 = 1/3m1 thì số chỉ của lực kế F = 1/3. 12= 4N 0.25
- Tên các thành phần: (1) Mũ nấm; (2) Phiến nấm; (3) Cuống nấm; (4) Bao gốc 18a nấm; 1.0 (5) Sợi nấm. (Nêu đúng từ 4-5 ý) đạt 1 điểm 0.25 * Nấm thích hợp với điều kiện nóng ẩm, Vì vậy: - Để phòng tránh các bệnh về nấm cần: 0.25 + Tắm gội sạch sẽ, thay quần áo hàng ngày. + Không mặc quần áo ẩm, không để tóc ướt đi ngủ. 0.25 + Không dùng chung đồ cá nhân (quần áo, khăn tắm,…) với những người mắc bệnh nấm. 18b + Nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể bằng cách ăn uống đủ chất, luyện tập, sinh hoạt điều độ. - Để bảo quản lương thực, thực phẩm, đồ dùng cần: 0.25 + Phơi hoặc sấy khô (đối với các loại hạt), giữ lạnh (đối với rau, củ, quả tươi) để bảo quản lương thực, thực phẩm. 0.25 + Đồ dùng cần để nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát; quần áo cần giặt ngay sau khi thay, phơi dưới ánh nắng mặt trời ở nơi thoáng gió. 0.25
- - Quả đậu xanh thuộc nhóm thực vật hạt kín. 0.25 19. - Khi quả chín, vỏ khô nẻ bắn hạt ra bên ngoài, năng suất thu hoạch sẽ giảm. Do đó, cần phải thu hoạch trước khi quả chín. 0.25 *Lưu ý: HS trả lời cách khác vẫn đạt điểm tối đa. –––––––––––––– Hết ––––––––––––––– ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII DÀNH CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 I. TRẮC NGHIỆM: (8,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A A C B C D D B C C D C A A B D II. TỰ LUẬN: (2,0 điểm) Câu 17. Tên các thành phần: (1) Mũ nấm; (2) Phiến nấm; (3) Cuống nấm; (4) Bao gốc nấm; (5) Sợi nấm. (Nêu đúng từ 4-5 ý) đạt 2 điểm –––––––––––––– Hết –––––––––––––––
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 49 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 69 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 34 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn