intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, TP. Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:11

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, TP. Hội An” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, TP. Hội An

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 TỔ: LÍ-HÓA-SINH NĂM HỌC 2023 – 2024 Môn: KHTN 6 NỘI DUNG MỨC ĐỘ YÊU CẦU CẦN SỐ Ý / SỐ CÂU CÂU HỎI ĐẠT HỎI TL TN TL TN (số ý) (số câu) (số ( số câu) ý) 1. ĐA DẠNG THẾ GIỚI SỐNG Đa dạng - Biết được một số đối tượng nguyên sinh vật (ví dụ: trùng roi, 2 Câu 1, 2 nguyên sinh Nhận biết trùng đế giày, trùng biến hình, tảo silic, tảo lục đơn bào, ...) vật - Biết được hình thức di chuyển của các đại diện của nguyên sinh vật. (4 tiết) Vận dụng 1 Câu - Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra. 17 Đa dạng Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. 1 Câu 3 Nấm Nhận biết (4 tiết) - Nhận biết được một số đại diện nấm (Một số đại diện phổ biến: 1 Câu 4 nấm đảm, nấm túi, ...). Thông hiểu - Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn 1 Câu (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc,...). 18
  2. Đa dạng Nhận biết - Biết được đại diện của các nhóm thực vật. 4 Câu 5,6,7,8 thực vật - Biết đặc điểm của các ngành thực vật (5 tiết) Vận dụng - Giải thích được thích nghi của thực vật với môi trường sống. 1 Câu 19 2. LỰC TRONG ĐỜI SỐNG Lực là gì Nhận biết - Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo Câu 10, 12,14 - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ. (2 tiết) - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi hướng chuyển động. 3 - Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm biến dạng vật - Nêu được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc - Lấy được ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc Biểu diễn Nhận biết - Biết được các đặc trưng cơ bản của lực gồm: điểm đặt, phương, Câu 11,13 lực chiều, độ lớn. 2 - Nêu được đơn vị lực đo lực. (3 tiết) - Nhận biết được dụng cụ đo lực là lực kế. Thông hiểu - Nêu được các đặc trưng của lực: điểm đặt, phương, chiều và độ 1 Câu lớn của lực tác dụng lên vật theo tỉ xích cho trước 20 Vận dụng - Biểu diễn được lực tác dụng lên 1 vật trong thực tế và chỉ ra tác dụng của lực trong trường hợp đó Biến dạng Nhận biết - Nêu được hiện tượng biến dạng của lò xo của lò xo - Nhận biết được những vật có tính chất đàn hồi trong thực tế. -Nhận biết được khi nào lực đàn hồi xuất hiện. (2 tiết) Thông hiểu - Chỉ ra được phương, chiều của lực đàn hồi khi vật chịu lực tác dụng.
  3. - Chứng tỏ được độ giãn của lò xo treo thẳng đứng tỉ lệ với khối lượng của vật treo. Vận dụng -Vận dụng để tính toán được độ biến dạng của lò xo tỉ lệ với khối Câu 1/2 lượng của vật treo vào lò xo. 22b Trọng Nhận biết - Biết được lực hút Trái Đất tác dụng lên mọi vật xung quanh. Câu 9, 15 lượng, lực - Nêu được khái niệm trọng lượng, hấp dẫn - Nêu được kí hiệu và đơn vị đo của trọng lượng 2 -Nêu được khái niệm lực hấp dẫn. (3 tiết) -Biết được phương, chiều của lực hút Trái Đất. Thông hiểu - Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến lực hấp dẫn, trọng lực . Vận dụng - Xác định được trọng lượng của vật khi biết khối lượng của vật Câu 1/2 hoặc ngược lại 22a Lực ma sát - Nêu được khái niệm về lực ma sát trượt, ma sát lăn, ma sát Câu 16 Nhận biết nghỉ. 1 (2 tiết) - Lấy được ví dụ về sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ, lực ma sát trượt, lực ma sát lăn Thông hiểu - Chỉ ra được tác dụng cản trở hay tác dụng thúc đẩy chuyển động 1 Câu của lực ma sát trong trường hợp thực tế. 21 - Giải thích được các hiện tượng liên quan đến lực ma sát.
  4. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 - MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 a) Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa kì 2 (hết tuần học thứ 25). - Thời gian làm bài: 60 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, gồm 16 câu hỏi ở mức độ nhận biết. - Phần tự luận: 6,0 điểm (Thông hiểu: 3,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm)
  5. Phân Tổng MỨC môn Chủ đề số ý/ số Điểm số ĐỘ câu Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao biết Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1. Đa dạng Nguyên 2 1 1 2 1,5 sinh vật (4 tiết) 2. Đa Sinh dạng 2 1 1 2 1,5 học Nấm (4 tiết) 3. Đa dạng Thực 4 1 1 4 2,0 vật (5 tiết) Vật lý 4. Lực 3 3 0,75 là gì 5. Biểu 2 1 1 2 1,5 diễn lực
  6. Phân Tổng MỨC môn Chủ đề số ý/ số Điểm số ĐỘ câu Nhận Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao biết Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 6. Biến dạng 1/2 1/2 0,5 của lò xo 7. Trọng lượng, 2 1/2 1/2 2 1,0 lực hấp dẫn 8. Lực 1 1 1 1 1,25 ma sát 22 Số câu 0 16 3 0 2 0 1 0 6 16 Câu Điểm 0 4,0 3,0 0 2,0 0 1,0 0 6,0 4,0 10 số Tổng số 4,0 10 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm điểm điểm UBND THÀNH PHỐ HỘI AN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 2023-2024
  7. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU MÔN: KHTN 6 Họ và tên: ………………………………. Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian giao đề) Lớp:…………………………………….. Ngày kiểm tra: 15/03/2024 Phòng thi: ………SBD: ………………. PHẦN I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Nguyên sinh vật nào sống kí sinh? A. Tảo lục đơn bào. B. Trùng roi xanh. C. Trùng sốt rét. D. Trùng biến hình. Câu 2. Cơ quan di chuyển của trùng roi xanh là A. roi bơi. B. lông bơi. C. chân giả. D. tiêm mao. Câu 3. Nếu ăn phải những thực phẩm bị mốc sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh gì? A. Sâu rang. B. Đau đầu. C. Ung thư. D. Viêm họng. Câu 4. Loại nấm thuộc nhóm nấm túi là A. nấm men rượu. B. nấm hương. C. nấm mộc nhĩ. D. nấm rơm. Câu 5. Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành Thực vật? A. Rêu tường. B. Dương xỉ. C. Tảo lục. D. Rong đuôi chó. Câu 6. Cơ quan sinh sản của ngành Hạt trần là A. bào tử. B. nón. C. hoa. D. rễ. Câu 7. Đại diện nào dưới đây không thuộc ngành hạt kín? A. Bèo tấm. B. Rau bợ. C. Nong tằm. D. Rau sam. Câu 8. Đặc điểm nào dưới đây thuộc ngành Dương xỉ? A. Sinh sản bằng bào tử. B. Hạt nằm trong quả. C. Có hoa và quả. D. Thân chưa có mạch dẫn. Câu 9: Đơn vị đo của trọng lượng? A. Niu tơn (N). B. Ki-lô-gam (kg). C. Mét (m). D. Lít (L). Câu 10: Treo quả nặng vào đầu dưới của một lò xo, lò xo dãn ra. Khi đó lò xo đã tác dụng lên quả nặng một lực gì? A. Lực đẩy. B. Lực hút. C. Lực kéo. D. Lực nén Câu 11: Trong các phát biểu nào sau đây, phát biểu nào đúng? A. Lực kế là dụng cụ dung đo khối lượng. B. Lực kế là dụng cụ đo thể tích. C. Lực kế là dụng cụ dung đo nhiệt độ. D. Lực kế là dụng cụ dung đo độ lớn lực. Câu 12: Trường hợp nào dưới đây xuất hiện lực không tiếp xúc? A. Lực của gió tác dụng lên cánh buồm. B. Lực của mặt vợt tác dụng lên quả cầu. C. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. D. Lực dây cung tác dụng lên mũi tên.
  8. Câu 13: Các đặc trưng cơ bản của lực gồm? A. Điểm đặt, phương và chiều. B. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn. C. Phương, chiều và độ lớn. D. Phương và chiều. Câu 14: Trong trường hợp cầu thủ bắt bóng trước khung thành, thì lực của tay tác dụng vào quả bóng đã làm cho nó A. bị biến dạng. B. vừa bị biến dạng vừa thay đổi tốc độ. C. bị thay đổi tốc độ. D. bị thay đổi hướng chuyển động. Câu 15: Khẳng định nào sau đây là sai? A. Trọng lượng của vật là độ lớn lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật. B. Lực hút củaTrái Đất có phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên trên. C. Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị đẩy hoặc kéo. D. Lực ma sát trượt xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt vật khác. Câu 16: Lực nào sau đây không phải là lực ma sát? A. Lực xuất hiện khi bánh xe lăn trên đường. B. Lực của viên phấn với mặt bảng khi viết. C. Lực xuất hiện giữa má phanh và vành xe khi phanh xe. D. Lực của dây cung tác dụng lên mũi tên khi bắn. PHẦN II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 17. (1 điểm) Hãy trình bày các biện pháp phòng tránh bệnh kiết lị? Câu 18. (1 điểm) Em hãy kể tên 2 loại nấm dùng làm thực phẩm? Câu 19. (1 điểm) Giải thích vì sao cây rêu thường sống ở những nơi ẩm ướt? Câu 20: (1 điểm) Nêu các đặc trưng: điểm đặt, phương, chiều và độ lớn lực đẩy của người tác dụng lên xe ở hình dưới đây: Câu 21: (1 điểm) Tại sao trên mặt lốp xe lại có các khía rãnh?
  9. Câu 22: (1 điểm) Một lò xo treo thẳng đứng có độ dài ban đầu là 6,5cm. Khi treo một quả cân nặng 500g thì lò xo dài 11cm. a. Tính trọng lượng của quả cân? b. Tính độ biến dạng của lò xo? -HẾT- ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN : KHTN 6 NĂM : 2023-2024 I.TRẮC NGHIỆM:(4 đ) (1 câu đúng 0,25 đ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C A C A C B B A A C D C B B B D II.TỰ LUẬN: (6 đ)
  10. Câu Đáp án Điểm Trình bày các biện pháp phòng tránh bệnh kiết kị? Câu 17 (1 điểm) Biện pháp phòng tránh bệnh kiết lị: 0,5 - Ăn chín uống sôi. 0,5 - Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Học sinh đưa ra ý khác nhưng hợp lí vẫn cho điểm tối đa nhưng tối tiếu 2 biện pháp. Em hãy kể tên 2 loại nấm dung làm thực phẩm? Câu 18 (1 điểm) - Nấm rơm 0,5 - Nấm hương 0,5 Học sinh đưa ra ý khác nhưng hợp lí vẫn cho điểm tối đa nhưng tối thiểu 2 loại nấm. Giải thích vì sao cây rêu thường sống ở những nơi ẩm ướt? Câu 19 (1 điểm) Rêu ở cạn nhưng lại chỉ sống được ở nơi ẩm ướt vì: - Rêu chưa có rễ chính thức (rễ giả). 0,25 - Thân và lá chưa có mạch dẫn. 0,25 - Cây rêu sinh sản nhờ nước 0,25 => Vì vậy chức năng hút và dẫn truyền chưa hoàn chỉnh, việc lấy nước và chất khoáng hòa tan trong nước vào cơ thể còn phải thực hiện bằng cách thấm qua bề mặt, 0,25 vì thế nên rêu chỉ sống được ở chỗ ẩm ướt.
  11. Lực đẩy có: Câu 20 0,25 (1 điểm) + Điểm đặt: tại vật +Phương: nằm ngang 0,25 + Chiều: từ phải sang trái 0,25 + Độ lớn: 30N 0,25 - Vì khía rãnh trên vỏ lốp xe làm tăng lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giúp bánh 1,0 Câu 21 xe bám vào mặt đường mà không bị trơn trượt, xe chuyển động dễ dàng hơn về phía (1 điểm) trước a/ Đổi m = 500g = 0,5kg Câu 22 0,5 (1 điểm) Trọng lượng của quả cân: P = m.10 = 0,5 . 10 = 5N b/ Độ biến dạng của lò xo: l = l – l0 = 11 – 6,5 = 4,5 cm 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2