intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước” giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị cho kì thi được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Lê Cơ, Tiên Phước

  1. Trường THCS Lê Cơ KIỂM TRA GIỮA KỲ II, Năm học 2023- 2024 Họ và tên: Môn: Khoa học tự nhiên ……………………………….. Thời gian: 60 phút Lớp 6/… Điểm Nhận xét của giáo viên I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Lựa chọn một phương án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Độ lớn của lực cản của nước càng lớn khi diện tích mặt cản càng lớn. B. Độ lớn của lực cản của nước càng lớn khi diện tích mặt cản càng nhỏ. C. Trong không khí không có lực cản. D. Độ lớn của lực cản của nước không phụ thuộc vào diện tích mặt cản. Câu 2. Biến dạng của vật nào dưới đây là biến dạng đàn hồi? A. Que nhôm bị uốn cong. B. Tờ giấy bị kéo cắt đôi. C. Cục phấn rơi từ trên cao xuống vỡ thành nhiều mảnh. D. Quả bóng bị đá bay đập vào tường nảy lại. Câu 3. Lực có các đặc trưng: A. Điểm đặt, chiều, độ lớn của lực. B. Điểm đặt, phương, chiều của lực. C. Điểm đặt, phương, chiều và độ lớn của lực. D. Điểm đặt, phương, độ lớn của lực. Câu 4. Dụng cụ dùng để đo trọng lượng của một vật là A. Cân đồng hồ. B. Lực kế. C. Đồng hồ bấm giây. D. Nhiệt kế. Câu 5. Năng lượng dự trữ trong pin, que diêm thuộc dạng: A. Động năng. B. Năng lượng hóa học. C. Nhiệt năng. D. Thế năng hấp dẫn. Câu 6. Thế năng hấp dẫn của vật là: A. năng lượng do vật bị biến dạng. B. năng lượng do vật có độ cao. C. năng lượng do vật có nhiệt độ cao. D. năng lượng do vật chuyển động. Câu 7. Trong các trường hợp sau, trường hợp nào lực ma sát có hại? A. Em bé đang cầm chai nước trên tay. B. Lốp xe ôtô bị mòn sau một thời gian dài sử dụng. C. Con người đi lại được trên mặt đất. D. Ốc vít bắt chặt vào với nhau. Câu 8. Tại sao đi lại trên mặt đất dễ dàng hơn khi đi lại dưới nước? A. Vì khi đi dưới nước chịu lực cản của không khí. B. Vì không khí chuyển động còn nước thì đứng yên. C. Vì khi ở dưới nước ta bị Trái Đất hút nhiều hơn.
  2. D. Vì lực cản của nước lớn hơn lực cản của không khí. Câu 9. Thiết bị nào khi hoạt động biến đổi phần lớn điện năng thành nhiệt năng? A. Điện thoại. B. Ti vi. C. Máy vi tính. D. Nồi cơm điện. Câu 10. Treo thẳng đứng một lò xo, đầu dưới treo quả nặng 100g thì độ biến dạng của lò xo là 0,5cm. Để độ biến dạng của lò xo là 1,5cm thì cần treo vật nặng có khối lượng là: A. 200g B. 300g C. 400g D.500g Câu 11. Bệnh nào sau đây do nấm gây ra ở người? A. Sốt xuất huyết. B. Sốt rét. C. Hắc lào D. Lao phổi. Câu 12. Nguyên sinh vật nào kí sinh trong thành ruột người gây đau bụng, đi ngoài, phân người bệnh có thể lẫn máu và chất nhầy? A. Trùng roi. B. Trùng biến hình. C. Tảo silic D. Amip lị. Câu 13. Biện pháp nào sau đây không có tác dụng phòng tránh bệnh sốt rét? A. Ngủ mùng. B. Không để nước đọng và bụi rậm quanh nhà. C. Tiêu diệt muỗi và bọ gậy. D. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn. Câu 14. Thực vật có mạch, không có hạt được xếp vào ngành nào sau đây? A. Rêu. B. Dương xỉ. C. Hạt trần. D. Hạt kín. Câu 15. Thành phần dinh dưỡng chính có trong thịt, cá là A. carbohydrate (chất đường bột). B. protein (chất đạm). C. lipid (chất béo). D. vitamin. Câu 16. Khi hoà tan bột than gỗ vào nước, bột than không tan trong nước. Vậy hỗn hợp này được coi là A. dung dịch. B. dung môi. C. nhũ tương. D. huyền phù. Câu 17. Nếu đường bị lẫn với nước, ta dùng phương pháp nào để tách riêng đường ra khỏi nước? A. Lọc. B. Dùng máy li tâm. C. Chiết. D. Cô cạn. Câu 18 . Khi hạ nhiệt độ thì A. chất rắn tan nhanh. B. chất khí tan chậm. C. chất khí ngừng không tan nữa. D. chất khí tan nhanh. Câu 19 : Chất tinh khiết là: A. Chỉ có một chất duy nhất, có những tính chất xác định. B. Chỉ có một chất duy nhất, có tính chất thay đổi. C. Từ 2 chất trộn lẫn vào nhau, tính chất thay đổi. D. Từ 2 chất trộn lẫn vào nhau, có tính chất nhất định. Câu 20. Trong số các chất sau, đâu là hỗn hợp? A. Nước giếng. B. Khí Oxygen. C. Nước cất. D. Khí Nitrogen.
  3. II. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1. (1,5 điểm): a) (0,5 đ) Thực vật có vai trò quan trọng như thế nào đối với môi trường? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… b) (1,0 đ) Theo báo Lao động (ra ngày 22 tháng 02 năm 2023), tại huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, 6 người trong cùng gia đình đã bị ngộ độc sau khi ăn canh lá lốt nấu với nấm rừng. Sau 2 ngày điều trị tại bệnh viện, 1 người trong số đó đã tử vong. Để tránh những trường hợp thương tâm như trên, em hãy đề ra biện pháp giúp gia đình mình và người dân cách phòng tránh ngộ độc do nấm? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………… Câu 2. (1 điểm) a) Lực ma sát xuất hiện giữa xích và đĩa xe đạp có lợi hay có hại? Vì sao? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… b) Làm thế nào để giảm lực ma sát này? …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………
  4. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… Câu 3. (1,5 điểm): Một quả dừa được rơi từ trên cây xuống đất. a) Em hãy cho biết lực nào đã tác dụng làm quả dừa rơi? Lực đó có phương, chiều thế nào? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………… b) Biểu diễn vectơ lực đó bằng hình vẽ. (Biết lực tác dụng làm quả dừa rơi có độ lớn là 25 N, 1cm tương ứng với 5N). Câu 4. (1 điểm): Khi hòa tan muối với nước để tạo thành dung dịch nước muối sinh lí, ta thấy trong nước muối có lẫn một ít cát. a) Hỗn hợp nước muối sinh lí ở trên là hỗn hợp đồng nhất hay không đồng nhất? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………… b) Từ hỗn hợp trên, em có thể trình bày cách để tách riêng cát ra khỏi nước muối? …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………
  5. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2