intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka, Bắc Trà My". Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường PTDTBT TH&THCS Trà Ka, Bắc Trà My

  1. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA KÌ II-NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG PTDTBT TH &THCS MÔN: KHTN 6 TRÀ KA Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Khung ma trận và bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên 6 MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Nhận Thông hiểu Vận dụng biết Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1. Chủ đề 1. Năng 2 4 1 1 6 2,5 lượng ( 7 0,5 1,0 1,0 tiết) 2. Chủ đề 2. Đa 1 4 1 4 1 dạng thế 3 8 5,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 giới sống (14 tiết) 3. Chủ đề 3. Một số vật liệu, 1 2 4 nguyên 1 6 2,5 1,0 0,5 1,0 liệu, nhiên liệu (7 tiết) Số câu 2 8 1 8 2 4 5 20 10,00 Điểm số 2,0 2,0 1,0 2,0 2,0 1,0 5,0 5,0 10 Tổng số 4,0 điểm 3,0 điểm 3,0 điểm 25 câu 10 điểm
  2. Bảng đặc tả ma trận đề kiểm tra giữa kì II (KHTN 6)
  3. Số câu hỏi Câu hỏi TN TL TL Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt (Số TN (Số (Số câu (Số câu) ý) ý) ) 1. 1. Chủ đề 1. Năng lượng ( 7 tiết) Nhận biết – Nêu được: Vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng 2 C1,C2 khi bị đốt cháy gọi là nhiên liệu. – Phân loại được năng lượng theo tiêu chí. – Nêu được định luật bảo toàn năng lượng. - Nêu được: Năng lượng hao phí luôn xuất hiện khi năng lượng được chuyển từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. Thông hiểu – Từ tranh ảnh (hình vẽ, hoặc học liệu điện tử) hiện tượng trong khoa 4 C3,C4,C5,C6 học hoặc thực tế, lấy được ví dụ để chứng tỏ năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. - Lấy ví dụ chứng tỏ được: Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác, từ vật này sang vật khác. – Lấy được ví dụ minh hoạ định luật bảo toàn năng lượng Vận dụng – Nêu được sự truyền năng lượng trong một số trường hợp đơn giản 1 C25 trong thực tiễn. 2. Chủ đề 2. Đa dạng thế giới sống (14 tiết) Nhận biết – Nêu được một số bệnh do virus gây ra. Trình bày được một số cách 1 4 C21 C7,C8,C9,C10 phòng và chống bệnh do virus gây ra. – Nhận biết được một số đối tượng nguyên sinh vật thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (ví dụ: trùng roi, trùng đế giày, trùng biến hình, tảo silic, tảo lục đơn bào, ...). – Nêu được một số bệnh do nguyên sinh vật gây nên. Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nguyên sinh vật gây ra.
  4. Số câu hỏi Câu hỏi TN TL TL Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt (Số TN (Số (Số câu (Số câu) ý) ý) ) – Nhận biết được một số đại diện nấm thông qua quan sát hình ảnh, mẫu vật (nấm đơn bào, đa bào. Một số đại diện phổ biến: nấm đảm, nấm túi, ...). Dựa vào hình thái, trình bày được sự đa dạng của nấm. – Nêu được một số bệnh do nấm gây ra. Thông hiểu – Quan sát hình ảnh và mô tả được hình dạng và cấu tạo đơn giản của 1 4 C22 C11,C12,C13,C14 virus (gồm vật chất di truyền và lớp vỏ protein). – Phân biệt được virus (chưa có cấu tạo tế bào và đã có cấu tạo tế bào). – Nêu được một số vai trò và ứng dụng virus trong thực tiễn. – Dựa vào hình thái, nêu được sự đa dạng của nguyên sinh vật. – Trình bày được vai trò của nấm trong tự nhiên và trong thực tiễn (nấm được trồng làm thức ăn, dùng làm thuốc, ...). – Trình bày được cách phòng và chống bệnh do nấm gây ra. – Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, mẫu vật, phân biệt được các nhóm thực vật: Thực vật không có mạch (Rêu); Thực vật có mạch, không có hạt (Dương xỉ); Thực vật có mạch, có hạt (Hạt trần); Thực vật có mạch, có hạt, có hoa (Hạt kín). – Trình bày được vai trò của thực vật trong đời sống và trong tự nhiên: làm thực phẩm, đồ dùng, bảo vệ môi trường (trồng và bảo vệ cây xanh trong thành phố, trồng cây gây rừng, ...). Vận dụng – Vận dụng được hiểu biết về virus vào giải thích một số hiện tượng 1 C23 trong thực tiễn. – Thực hành quan sát và vẽ được hình nguyên sinh vật dưới kính lúp hoặc kính hiển vi. – Vận dụng được hiểu biết về nấm vào giải thích một số hiện tượng trong đời sống như kĩ thuật trồng nấm, nấm ăn được, nấm độc, ...
  5. Số câu hỏi Câu hỏi TN TL TL Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt (Số TN (Số (Số câu (Số câu) ý) ý) ) – Thông qua thực hành, quan sát và vẽ được hình nấm (quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp). 3. Chủ đề 3. Một số vật liệu, nguyên liệu, nhiên liệu ( 7 tiết) Nhận biết – Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu thông dụng 1 2 C24 C15,C16 trong cuộc sống và sản xuất như: Một số vật liệu (kim loại, nhựa, gỗ, cao su, gốm, thuỷ tinh, ...); – Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số nhiên liệu thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: Một số nguyên liệu (quặng, đá vôi, ...); – Trình bày được tính chất và ứng dụng của một số vật liệu, nhiên liệu, nguyên liệu, lương thực, thực phẩm thông dụng trong cuộc sống và sản xuất như: Một số nhiên liệu (than, gas, xăng dầu, ...); sơ lược về an ninh năng lượng; Thông hiểu – Nêu được cách sử dụng một số vật liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. – Nêu được cách sử dụng một số nguyên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. – Nêu được cách sử dụng một số nhiên liệu an toàn, hiệu quả và bảo đảm sự phát triển bền vững. Vận dụng – Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả 4 C17,C18,C19,C20 năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ...) của một số vật liệu thông dụng. – Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số vật liệu. – Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ...) của một số nguyên liệu thông
  6. Số câu hỏi Câu hỏi TN TL TL Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt (Số TN (Số (Số câu (Số câu) ý) ý) ) dụng. – Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nguyên liệu. – Đề xuất được phương án tìm hiểu về một số tính chất (tính cứng, khả năng bị ăn mòn, bị gỉ, chịu nhiệt, ...) của một số nhiên liệu thông dụng. – Thu thập dữ liệu, phân tích, thảo luận, so sánh để rút ra được kết luận về tính chất của một số nhiên liệu.
  7. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA KÌ II-NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG PTDTBT TH & THCS MÔN: KHTN 6 TRÀ KA Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ………………………………….. Lớp: 6/… Điểm Nhận xét của thầy, cô giáo A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1: Vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là B. nguyên liệu. B. nhiên liệu. C. vật liệu. D. nhiên, nguyên liệu. Câu 2: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là A. năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. B. năng lượng tự nhiên sinh ra và tự nhiên mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. C. năng lượng không tự nhiên sinh ra nhưng tự nhiên mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. D. năng lượng tự nhiên sinh ra nhưng không tự nhiên mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Câu 3: Trong các tình huống sau đây, tình huống nào có lực tác dụng mạnh nhất? A. Năng lượng của gió làm quay cánh chong chóng. B. Năng lượng của gió làm cánh cửa sổ mở tung ra. C. Năng lượng của gió làm quay cánh quạt của tua - bin gió. D. Năng lượng của gió làm các công trình xây dựng bị phá hủy. Câu 4: Khi một vật được thả rơi ở độ cao càng lớn thì A. lực tác dụng xuống mặt đất càng nhỏ. B. lực tác dụng xuống mặt đất không thay đổi. C. lực tác dụng xuống mặt đất càng lớn. D. chưa đủ yếu tố để xác định được độ lớn lực tác dụng xuống mặt đất. Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ sau? A. Quạt điện: Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng. B. Nồi cơm điện: Điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng và quang năng. C. Đèn LED: Quang năng biến đổi thành nhiệt năng. D. Máy bơm nước: Động năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng. Câu 6: Năng lượng trong pin Mặt Trời được chuyển hóa như thế nào? A. Cơ năng thành điện năng. B. Nhiệt năng thành điện năng. C. Hóa năng thành điện năng. D. Quang năng thành điện năng. Câu 7: Chó mang virus dại cắn, cào rách da người hoặc bắn dịch từ nước bọt mang virus dại vào các vết thương hở ở người.. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh gì ở người? A. Bệnh thủy đậu. B. Bệnh viêm gan B. C. Bệnh cúm. D. Bệnh dại. Câu 8: Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật?
  8. A. Hình (4). B. Hình (3). C. Hình (2). D. Hình (1). Câu 9: Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt là những biểu hiện của bệnh gì? A. Bệnh sốt rét. B. Bệnh cảm cúm. C. Bệnh kiết lị. D.Bệnh thủy đậu. Câu 10: Một loại nấm hình dưới đây gây ra sự ôi thiu của thức ăn, đó là loại nấm gì? A. Nấm tai mèo. B. Nấm sò. C. Nấm rơm. D. Nấm mốc. Câu 11: Người ta sử dụng virus NPV để tiêu diệt sâu, đây là ứng dụng gì của virus? A. Sản xuất các chế phẩm sinh học có giá trị như hormone, protein. B. Virus được sử đụng để sản xuất vaccine. C. Sản xuất thuốc trừ sâu virus không gây hại cho môi trường, con người và sinh vật khác. D. Sản xuất dược phẩm. Câu 12: Đâu không phải vai trò của nấm trong tự nhiên? A. Làm dược phẩm. B. Phân hủy chất hữu cơ (xác sinh vật và chất thải). C. Làm thức ăn cho động vật. D. Làm sạch môi trường. Câu 13: Đặc điểm nào là sai khi nói về nhóm Hạt kín? A. Mọc khắp nơi, cả trên cạn và dưới nước, ở vùng núi cao hoặc nơi có tuyết phủ. B. Cơ quan sinh sản gồm có nón đực và nón cái. C. Nhiều cây Hạt kín có kích thước rất lớn như cây bao báp ở Châu Phi. D. Hạt được bao kín trong quả. Câu 14: Dựa vào đâu người ta nói thực vật có khả năng điều hòa không khí? A. Sự hô hấp của người, động thực vật, hoạt động của nhà máy, sự đốt cháy....đều tiêu tốn oxi và thải ra các khí cacbonic. B. Thực vật quang hợp thải khí cacbonic và tiêu thụ Oxi, góp phần (chủ yếu) làm cân bằng các khí này trong không khí. C. Ở thực vật, lượng khí cacbonic thải ra trong hô hấp được sử dụng ngay vào quá trình quang hợp nên vẫn giữ được môi trường trong sạch D. Cung cấp thức ăn cho động vật và con người. Câu 15. Vật liệu nào sau đây không dẫn điện? A. Gốm. B. Nhôm. C. Đồng. D. Sắt. Câu 16. Vật liệu gỗ có những tính chất nào sau đây?
  9. A. Mềm dẻo, dẫn điện, trong suốt. B. Bền, dễ tạo hình, dễ cháy. C. Cứng, dễ uốn, dẫn nhiệt. D. Đàn hồi, dễ uốn, dễ cháy. Câu 17. Trường hợp nào sau đây gây hại tới môi trường của vật liệu nhựa? A. Tích cực phân loại rác thải trong đó có rác thái nhựa để tái chế. B. Ưu tiên sử dụng các vật dụng sản xuất từ nguyên liệu dễ phân hủy, thân thiện với môi trường. C. Hạn chế tới mức tối đa việc dùng vật liệu nhựa. D. Sử dụng quá nhiều vật liệu nhựa trong các hộ gia đình. Câu 18. Đâu là cách làm không hợp lí khi xử lí đồ dùng bỏ đi trong gia đình? A. Quần áo cũ: đem quyên góp, cắt may thành quần áo, vật dụng mới, làm đồ chơi,… B. Pin điện hỏng: vứt vào thùng rác của gia đình. C. Chai nhựa, chai thuỷ tinhm túi nylon: làm sạch và dùng lại nhiều lần. D. Giấy vụn: làm giấy gói, đóng góp kế hoạch nhỏ,... Câu 19. Vải may quần áo thường được làm từ sợi bông hoặc sợi polymer (nhựa). Loại làm bằng sợi bông có đặc tính thoáng khí, hút ẩm tốt hơn, mặc dễ chịu hơn nên thường đắt hơn vải làm bằng sợi polymer. Vậy làm thể nào ta có thể phân biệt được hai loại vải này? A. Đem đốt. B. Nhúng vào nước. C. Dùng tay sờ. D. Nhìn bằng mắt. Câu 20. Tại sao khi gió thổi mạnh vào đống lửa to thì nó cháy càng mạnh? A. Gió làm cho đống lửa cháy mạnh hơn. B. Gió thổi to làm tăng nhiệt độ của đống lửa khiến nó cháy mạnh hơn. C. Gió cung cấp thêm oxygen nên đống lửa cháy mạnh hơn. D. Gió cung cấp thêm Carbon dioxide nên đống lửa cháy mạnh hơn. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 21. (1,0 điểm) Em hãy nêu nguyên nhân và con đường truyền bệnh của bệnh sốt rét và bệnh kiết lị? Câu 22. (1,0 điểm) Em hãy trình bày vai trò của thực vật đối với đời sống con người? Câu 23. (1,0 điểm) Phân biệt nấm ăn được và nấm độc? Câu 24. (1,0 điểm) Em hãy đặc điểm chung của các kim loại? Câu 25. (1,0 điểm) Em hãy nêu sự truyền năng lượng trong quá trình nấu nước sôi? Bài làm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………
  10. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Trả lời B A D C B D D A C D C A B A A B 17 18 19 20 D B A C B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu hỏi Đáp án Điểm số Câu 21 Bệnh sốt rét (1,0 điểm) - Do trùng sốt rét gây ra. 0,25 - Bệnh truyền theo đường máu, vật trung gian truyền bệnh là muỗi anophen. 0,25 Bệnh kiết lị - Do amip lị gây nên. - Amip lị có khả năng hình thành bào xác, bào xác theo phân người bị bệnh ra ngoài. 0,25 Nếu ăn phải thức ăn, nước uống có chứa bào xác của amip lị thì sau khi vào ruột người, chúng sẽ chui ra khỏi bào xác và tiếp tục gây bệnh. 0,25 Câu 22 Vai trò của thực vật đối với đời sống con người: Mỗi ý đúng (1,0 điểm) - Làm lương thực, thực phẩm. được 0,2 - Làm thuốc, gia vị. điểm. - Làm đồ dùng và giấy. - Làm cây cảnh và trang trí. - Cho bóng mát và điều hòa không khí.
  11. Câu 23 Nấm ăn Nấm độc (1,0 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm. - Thường không có màu sắc sặc - Thường có có màu sắc sặc sỡ (thường là màu trắng, màu sỡ hơn. Độc tố từ ít đến cao nâu,…). Không có độc tố hoặc rất vô cùng, sẽ gây hại. ít nhưng vô hại. - Thường không có bao gốc nấm - Có bao gốc nấm và có thêm và vòng cuống nấm. vòng cuống nấm bao quanh thân nấm ở dưới phiến mũ nấm rõ ràng. Câu 24 Đặc điểm chung: (1,0 điểm) - Có màu ánh kim. 0,25 - Tính dẻo. 0,25 - Dẫn điện. 0,25 - Dẫn nhiệt tốt. 0,25 Câu 25 Khi nấu nước sôi : (1,0 điểm) + Năng lượng nhiệt từ ngọn lửa truyền cho ấm nước làm cho ấm nước nóng lên. 0,5 + Năng lượng mà ấm nước nhận được sẽ truyền cho nước bên trong ấm làm cho nhiệt độ của nước tăng lên đến khi sôi. 0,5 (Quá trình truyền nhiệt khi nấu nước bằng điện năng cũng truyền nhiệt tương tự như nấu nước bằng nhiệt năng của ngọn lửa, HS trả lời thích hợp cho điểm tối đa) Người duyệt đề Người ra đề Trần Thị Ngọc Thuý Lê Yên Trần Thị Ngọc Thuý Văn Phú Quang
  12. PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY KIỂM TRA GIỮA KÌ II-NĂM HỌC 2024-2025 TRƯỜNG PTDTBT TH & THCS MÔN: KHTN 6 (DÀNH CHO HSKT) TRÀ KA Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Họ và tên: ………………………………….. Lớp: 6/2 Điểm Nhận xét của thầy, cô giáo A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Khoanh tròn vào đáp án đúng Câu 1: Vật liệu giải phóng năng lượng, tạo ra nhiệt và ánh sáng khi bị đốt cháy gọi là B. nguyên liệu. B. nhiên liệu. C. vật liệu. D. nhiên, nguyên liệu. Câu 2: Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng là A. năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không tự nhiên mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. B. năng lượng tự nhiên sinh ra và tự nhiên mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. C. năng lượng không tự nhiên sinh ra nhưng tự nhiên mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
  13. D. năng lượng tự nhiên sinh ra nhưng không tự nhiên mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Câu 3: Năng lượng trong pin Mặt Trời được chuyển hóa như thế nào? A. Cơ năng thành điện năng. B. Nhiệt năng thành điện năng. C. Hóa năng thành điện năng. D. Quang năng thành điện năng. Câu 4: Chó mang virus dại cắn, cào rách da người hoặc bắn dịch từ nước bọt mang virus dại vào các vết thương hở ở người.. Đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh gì ở người? A. Bệnh thủy đậu. B. Bệnh viêm gan B. C. Bệnh cúm. D. Bệnh dại. Câu 5: Trong các sinh vật dưới đây, sinh vật nào không phải là nguyên sinh vật? A. Hình (4). B. Hình (3). C. Hình (2). D. Hình (1). Câu 6: Đau bụng, tiêu chảy, phân có lẫn máu, có thể sốt là những biểu hiện của bệnh gì? A. Bệnh sốt rét. B. Bệnh cảm cúm. C. Bệnh kiết lị. D.Bệnh thủy đậu. Câu 7. Vật liệu nào sau đây không dẫn điện? A. Gốm. B. Nhôm. C. Đồng. D. Sắt. Câu 8. Vật liệu gỗ có những tính chất nào sau đây? A. Mềm dẻo, dẫn điện, trong suốt. B. Bền, dễ tạo hình, dễ cháy. C. Cứng, dễ uốn, dẫn nhiệt. D. Đàn hồi, dễ uốn, dễ cháy. Câu 9. Năng lượng do vật chuyển động sinh ra gọi là A. thế năng. B. quang năng. C. điện năng D. động năng. Câu 10. Năng lượng do vật ở trên cao gọi là A. quang năng. B. điện năng C. thế năng. D. động năng. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 11. (3,0 điểm) Em hãy trình bày vai trò của thực vật đối với đời sống con người? Câu 12. (2,0 điểm) Em hãy đặc điểm chung của các kim loại? Bài làm ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………
  14. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………
  15. KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2024-2025 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 (DÀNH HSKT) ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,5 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Trả lời B A D D A C A B D C B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu hỏi Đáp án Điểm số Câu 11 Vai trò của thực vật đối với đời sống con người: (3,0 điểm) - Làm lương thực, thực phẩm. 0,5 - Làm thuốc. 0,5 - Làm gia vị. 0,5 - Làm đồ dùng và giấy. 0,5 - Làm cây cảnh và trang trí. 0,5 - Cho bóng mát và điều hòa không khí. 0,5 Câu 12 Đặc điểm chung: (2,0 điểm) - Có màu ánh kim. 0,5 - Tính dẻo. 0,5 - Dẫn điện. 0,5 - Dẫn nhiệt tốt. 0,5 Người duyệt đề Người ra đề Trần Thị Ngọc Thuý Lê Yên Trần Thị Ngọc Thuý Văn Phú Quang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2