intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Hà Huy Tập, Châu Đức

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Hà Huy Tập, Châu Đức’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 6 năm 2024-2025 - Trường THCS Hà Huy Tập, Châu Đức

  1. Trường THCS Hà Huy Tập KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II (2024-2025) ĐIỂM Họ và tên: ..................................... MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN 6 ...................................... Thời gian: 60 phút Lớp: ...................................... Mã đề: 112 A. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) I. Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (3,5 điểm). Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất trong các câu sau đây: Câu 1. Thực vật được chia thành các ngành nào? A. Nấm, Dương xỉ, Rêu, Quyết. B. Nấm, Rêu, Tảo và Hạt kín. C. Hạt kín, Quyết, Hạt trần, Nấm. D. Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín Câu 2. Dựa vào mức độ tổ chức cơ thể có thể chia nấm thành A. Nấm ăn được và nấm độc. B. Nấm tự dưỡng và nấm dị dưỡng. C. Nấm đơn bào và nấm đa bào. D. Nấm nhân thực và nấm nhân sơ. Câu 3. Động vật nào sau đây gây ra dịch bệnh cho con người ? A. Mèo. B. Muỗi. C. Ngựa. D. Cừu Câu 4. Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khác? A. Sinh sản bằng hạt. B. Có hoa và quả. C. Sống chủ yếu trên cạn. D. Thân có mạch dẫn. Câu 5. Đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt nhóm động vật có xương sống với nhóm động vật không xương sống là A. Xương cột sống. B. Hình thái đa dạng. C. Kích thước cơ thể lớn. D. Sống lâu. Câu 6. Tại sao nói rừng là "lá phổi xanh" của Trái Đất? (1) Cây xanh quang hợp sử dụng khí carbon dioxide và thải khí oxygen vào không khí giúp con người hô hấp. (2) Lá cây có tác dụng cản bụi, diệt vi khuẩn và giảm ô nhiễm môi trường. (3) Cây xanh hô hấp lấy khí oxygen và thải khí carbon dioxide. Các phát biểu đúng là A. (1), (2), (3). B. (2), (3). C. (1), (2). D. (1), (3). Câu 7. Động vật nào sau đây sống trong lòng đất? A. Rắn nước. B. Sán dây. C. Đuông dừa. D. Giun đất. Câu 8. Đa dạng sinh học trong tự nhiên có vai trò quan trọng nào đối với môi trường sống? A. Giúp các loài động vật tiêu diệt nhau. B. Tạo ra sự cân bằng sinh thái và duy trì chuỗi thức ăn. C. Tạo ra các yếu tố gây hại cho con người. D. Tăng cường ô nhiễm môi trường. Câu 9. Tập hợp các loài nào sau đây thuộc nhóm Động vật có vú (Thú)? A. Gấu, mèo, dê, cá heo B. Bò, châu chấu, sư tử, voi C. Cá voi, vịt trời, rùa, thỏ D. Tôm, muỗi, lợn, cừu
  2. Câu 10. Anh A đi vào rừng cao su thấy nấm dại mọc gần gốc cây nên đã hái về nhà chế biến thành món ăn. Sau đó bị buồn nôn, nôn, đau quặn bụng và tiêu chảy. Tình trạng này là do anh A đã chế biến và ăn A. nấm độc. B. nấm mộc nhĩ. C. nấm mối. D. nấm rơm. Câu 11. Cây nào dưới đây không được xếp vào nhóm thực vật có hoa ? A. Cây lúa B. Cây bèo tây C. Cây chuối D. Cây dương xỉ Câu 12. Trong các khu vực sau, khu vực nào có độ đa dạng thấp nhất? A. Rừng ôn đới B. Thảo nguyên C. Hoang mạc D. Thái Bình Dương Câu 13. Nhóm ngành nào của giới động vật có tổ chức cơ thể cao nhất? A. Thú B. Chim C. Bò sát D. Cá II. Trắc nghiệm chọn Đúng – Sai (2 điểm). Câu 14 : (Học sinh ghi đúng (Đ) hoặc sai (S) từ câu 1 đến câu 8) 1. Giá trị thực tiễn của đa dạng sinh học: cung cấp thức ăn, cung cấp dược liệu, … 2. Phải bảo vệ đa dạng sinh học vì là nguồn tài nguyên quý giá và đang bị đe dọa. 3. Cơ thể mềm, thường có vỏ đá vôi bao bọc là đặc điểm của nhóm động vật chân khớp. 4. Các loại nấm thường dùng làm thức ăn là: nấm rơm, nấm men, nấm mốc. 5. Da khô và có vẩy sừng bao bọc là đặc điểm cấu tạo của nhóm động vật lưỡng cư. 6. Đại diện của nhóm cá là: cá chép, lươn, cá sấu, cá voi. 7. Đặc điểm để phân biệt nhóm cây hạt trần và cây hạt kín là: hạt. 8. Đại diện của nhóm cây hạt trần như: cây thông, cây tùng, cây vạn tuế. III. Trắc nhiệm trả lời ngắn (1,5 điểm): Câu 15: San hô là động vật hay thực vật? .................... Câu 16: Cơ quan sinh sản của cây thông gọi là gì? .................... Câu 17: Các loài động vật ăn thịt, như hổ và sư tử, có răng .................... sắc nhọn giúp xé thịt con mồi. Câu 18: Trong các thực vật sau: Cây bưởi, cây vạn tuế, cây rêu, cây thông, loài nào được xếp vào nhóm Hạt kín? .................... Câu 19: Cá heo thuộc lớp động vật nào trong nhóm Động vật có xương sống? .................... Câu 20: Thực vật không có mạch (Rêu) không có hệ thống mạch dẫn, có kích thước nhỏ, phát triển chủ yếu ở môi trường .................... B. TỰ LUẬN (3 điểm): câu 21 (1 điểm): Vì sao phải bảo vệ đa dạng sinh học? Câu 22 (2 điểm): a. Động vật có những vai trò gì trong cuộc sống hằng ngày của em? b. Cho các loài động vật sau: Ốc, Nhện, Châu chấu, Mực., em hãy sắp xếp chúng theo từng nhóm phù hợp?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0