intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Nguyên Hãn, TP Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Nguyên Hãn, TP Bắc Giang” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Trần Nguyên Hãn, TP Bắc Giang

  1. KHUNG MA TRẬN VÀ ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì, khi kết thúc nội dung: Bài 27. Thực hành hô hấp ở thực vật. - Thời gian làm bài: 60 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: + Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. + Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 4 câu, ), mỗi câu 0,25 điểm; + Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
  2. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II KHTN 7 Chủ đề MỨC ĐỘ Tổng số câu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Điểm Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc Tự Trắc số luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm luận nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chương VI: Từ 6 2 1 1 8 3,0 (10 tiết) Chương VII: Trao đổi chất và chuyển hoá năng 1 6 1 2 1 3 8 7,0 lượng ở sinh vật (14 tiết) Số câu 1 12 1 4 1 1 4 16 20 Điểm số 1,0 3,0 2,0 1,0 2,0 1,0 6,0 4,0 10 10 điểm 10 Tổng số điểm 4,0 điểm 3,0 điểm 2,0 điểm 1,0 điểm điểm BẢN ĐẶC TẢ
  3. Số ý TL/số câu Câu hỏi hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TN TL TL (Số (Số (Số ý) (Số ý) câu) câu) Nhận biết - Nêu được vùng không gian bao quanh một nam châm (hoặc 3 dây dẫn mang dòng điện), mà vật liệu có tính chất từ đặt trong nó chịu tác dụng lực từ, được gọi là từ trường. Chương - Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau; Sự định 2 hướng của thanh nam châm (kim nam châm). VI: Từ - Nêu được khái niệm từ phổ và tạo được từ phổ bằng mạt sắt và nam châm. - Nêu được khái niệm đường sức từ và vẽ được đường sức từ 1 quanh một thanh nam châm. - Nêu được cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí không trùng nhau. Thông hiểu - Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam 2 châm. Dựa vào ảnh (hoặc hình vẽ, đoạn phim khoa học) khẳng định được Trái Đất có từ trường. Vận dụng - Chế tạo được nam châm điện đơn giản và làm thay đổi được 1 C4 cao từ trường của nó bằng thay đổi dòng điện. Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí. Nhận biết – Phát biểu được khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. 2 2 C1.a,b 2 – Nêu được vai trò trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong cơ thể. 1 1 – Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quang hợp, hô hấp tế bào.
  4. Chương 3 3 VII: Trao Thông hiểu – Mô tả được một cách tổng quát quá trình quang hợp ở tế bào lá đổi chất và cây: Nêu được vai trò lá cây với chức năng quang hợp. Nêu được 1 1 C2.a 1 chuyển hoá khái niệm, nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp. Viết được phương năng lượng trình quang hợp (dạng chữ). Vẽ được sơ đồ diễn tả quang hợp diễn ở sinh vật ra ở lá cây, qua đó nêu được quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. – Mô tả được một cách tổng quát quá trình hô hấp ở tế bào (ở thực 1 1 C2.b 1 vật và động vật): Nêu được khái niệm; viết được phương trình hô hấp dạng chữ; thể hiện được hai chiều tổng hợp và phân giải. Vận dụng – Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được ý nghĩa thực 1 C3.a tiễn của việc trồng và bảo vệ cây xanh. – Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực 1 C3.b tiễn (ví dụ: bảo quản hạt cần phơi khô,...). Vận dụng – Tiến hành được thí nghiệm chứng minh quang hợp ở cây xanh. cao – Tiến hành được thí nghiệm về hô hấp tế bào ở thực vật thông qua sự nảy mầm của hạt.
  5. PHÒNG GD & ĐT TP BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TRẦN NGUYÊN HÃN NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 7 (Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Mã đề: 701 Câu 1: Cho các phát biểu sau: 1. Nam châm hình trụ chỉ có một cực. 2. Các cực cùng tên thì đẩy nhau. 3. Thanh nam châm khi để tự do luôn chỉ hướng bắc – nam. 4. Cao su là vật liệu có từ tính. 5. Kim la bàn luôn chỉ hướng Mặt Trời mọc và lặn. Chọn các phát biểu sai. A. 1, 4, 5 B. 1, 3 C. 2, 4, 5 D. 1, 3, 4 Câu 2: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường? A. Nhiệt kế. B. Đồng hồ. C. Kim nam châm có trục quay. D. Cân. Câu 3: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với A. sự chuyển hóa của sinh vật. B. sự biến đổi các chất. C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật. Câu 4: “Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa…..(1)….với ..(2)…. và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.” A. (1) cơ thể; (2) môi trường. B. (1) môi trường; (2) môi trường. C. (1) cơ thể; (2) xã hội. D. (1) môi trường; (2) đời sống. Câu 5: Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống là nhờ có quá trình nào? A. Quá trình trao đổi chất và sinh sản. B. Quá trình chuyển hoá năng lượng. C. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng. D. Quá trình trao đổi chất và cảm ứng. Câu 6: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến quá trình quang hợp? A. Ánh sáng. B. Carbon dioxide. C. Nước. D. Gió. Câu 7: Hãy xác định cực của nam châm trong hình dưới đây. A. 1 – Nam; 2 – Bắc B. 1 – Nam; 2 – Tây C. 1 – Bắc; 2 – Nam D. 1 – Đông; 2 – Tây Câu 8: Khi nào thì nam châm điện có khả năng hút các vật bằng sắt, thép? A. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực dương của nguồn điện.
  6. B. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây. C. Khi cuộn dây được cuốn quanh lõi sắt. D. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực âm của nguồn điện. Câu 9: Vì sao người ta lại bảo quản nhiều loại trái cây trong môi trường có nồng độ khí carbon dioxide cao? A. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản. B. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải tăng giúp kéo dài thời gian bảo quản. C. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ kích thích quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản. D. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ kích thích quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải tăng giúp kéo dài thời gian bảo quản. Câu 10: Khi nào hai thanh nam châm không hút nhau được? A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi để hai cực khác tên gần nhau. C. Khi hai cực Nam để gần nhau. D. Cả A và C. Câu 11: Nguyên liệu của quá trình quang hợp là A. khí Oxygen và Glucose. B. Glucose và nước. C. diệp lục, ánh sáng. D. khí Carbon dioxide, nước. Câu 12: Cho thanh nam châm có đường sức từ như hình vẽ, em hãy chỉ ra chiều của các đường sức từ tại điểm A, B? A. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ trái sang phải. B. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ phải sang trái. C. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ trái sang phải và tại điểm B có chiều từ phải sang trái. D. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ phải sang trái và tại điểm B có chiều từ trái sang phải. Câu 13: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất? A. Ở phần giữa của thanh. B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm. C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm. D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm. Câu 14: Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày? A. Buổi sáng. B. Buổi tối. C. Cả ngày và đêm. D. Ban ngày. Câu 15: Khi ta thay đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây thì A. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường không thay đổi. B. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường đều thay đổi. C. chiều của từ trường thay đổi nhưng độ lớn của từ trường không thay đổi. D. chiều của từ trường không đổi nhưng độ lớn của từ trường thay đổi. Câu 16: Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là
  7. A. nước, ánh sáng, nhiệt độ. B. nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. C. nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ. D. nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Quan sát hình dưới đây và cho biết: Hình. Sơ đồ mô tả quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở người. a. Cơ thể người lấy những chất gì từ môi trường và thải những chất gì ra khỏi cơ thể? b. Thế nào là trao đổi chất? Câu 2: (2,0 điểm) a. Trình bày vai trò của lá cây với chức năng quang hợp? b. Thế nào là hô hấp tế bào? Viết phương trình hô hấp dạng chữ. Câu 3: (2,0 điểm) a. Vì sao trong nông nghiệp, để tăng năng suất, người ta thường dùng đèn để chiếu sáng vào ban đêm ở một số loại cây trồng? b. Cho một số loại nông sản sau: hạt lúa, quả cà chua, rau muống, hành tây, hạt đỗ, bắp ngô tươi, hạt lạc, quả dưa chuột, rau cải bắp, khoai tây, quả cam. Hãy lựa chọn biện pháp bảo quản phù hợp cho từng loại nông sản? Câu 4: (1,0 điểm) Bố Minh cắt hai thanh đồng và sắt rồi sơn chúng cho đẹp. Mấy ngày sau, ông cần dùng thanh đồng nhưng lại quên mất thanh đồng là thanh nào vì hai thanh giống nhau cả về hình dạng lẫn màu sơn. Nếu em là Minh, em làm cách nào tìm ra thanh đồng giúp bố. -------------------------------HẾT------------------------------
  8. PHÒNG GD & ĐT TP BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THCS TRẦN NGUYÊN HÃN NĂM HỌC 2022 – 2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 7 (Đề thi có 03 trang) Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề: 702 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm) Câu 1: Hãy xác định cực của nam châm trong hình dưới đây. A. 1 – Nam; 2 – Bắc B. 1 – Nam; 2 – Tây C. 1 – Bắc; 2 – Nam D. 1 – Đông; 2 – Tây Câu 2: Khi nào thì nam châm điện có khả năng hút các vật bằng sắt, thép? A. Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây. B. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực dương của nguồn điện. C. Khi cuộn dây được cuốn quanh lõi sắt. D. Khi một đầu của cuộn dây mắc vào cực âm của nguồn điện. Câu 3: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với A. sự chuyển hóa của sinh vật. B. sự biến đổi các chất. C. sự trao đổi năng lượng. D. sự sống của sinh vật. Câu 4: Cho các phát biểu sau: 1. Nam châm hình trụ chỉ có một cực. 2. Các cực cùng tên thì đẩy nhau. 3. Thanh nam châm khi để tự do luôn chỉ hướng bắc – nam. 4. Cao su là vật liệu có từ tính. 5. Kim la bàn luôn chỉ hướng Mặt Trời mọc và lặn. Chọn các phát biểu sai. A. 1, 4, 5 B. 1, 3 C. 2, 4, 5 D. 1, 3, 4 Câu 5: “Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa…..(1)….với ..(2)…. và chuyển hóa các chất diễn ra trong tế bào.” A.(1) cơ thể; (2) môi trường. B. (1) môi trường; (2) môi trường. C. (1) cơ thể; (2) xã hội. D. (1) môi trường; (2) đời sống. Câu 6: Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết sự tồn tại của từ trường? A. Nhiệt kế. B. Đồng hồ. C. Kim nam châm có trục quay. D. Cân. Câu 7: Quá trình nào sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật? A. Bài tiết mồ hôi. B. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
  9. C. Phân giải Protein trong tế bào. D. Lấy Carbon dioxide và thải Oxygen. Câu 8: Khi ta thay đổi chiều dòng điện chạy qua ống dây thì A. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường không thay đổi. B. chiều của từ trường thay đổi nhưng độ lớn của từ trường không thay đổi. C. chiều của từ trường và độ lớn của từ trường đều thay đổi. D. chiều của từ trường không đổi nhưng độ lớn của từ trường thay đổi. Câu 9: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến quá trình quang hợp? A. Ánh sáng. B. Carbon dioxide. C. Nước. D. Gió. Câu 10: Yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào là A. Carbon dioxide. B. Oxygen. C. Nitrogen. D. Hidrogen. Câu 11: Cho thanh nam châm có đường sức từ như hình vẽ, em hãy chỉ ra chiều của các đường sức từ tại điểm A, B? A. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ trái sang phải. B. Đường sức từ tại cả hai điểm A và B đều có chiều từ phải sang trái. C. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ trái sang phải và tại điểm B có chiều từ phải sang trái. D. Đường sức từ tại điểm A có chiều từ phải sang trái và tại điểm B có chiều từ trái sang phải. Câu 12: Vì sao người ta lại bảo quản nhiều loại trái cây trong môi trường có nồng độ khí carbon dioxide cao? A. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản. B. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ ức chế quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải tăng giúp kéo dài thời gian bảo quản. C. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ kích thích quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải giảm giúp kéo dài thời gian bảo quản. D. Vì nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ kích thích quá trình hô hấp tế bào, nhờ đó lượng chất hữu cơ trong trái cây bị phân giải tăng giúp kéo dài thời gian bảo quản. Câu 13: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất? A. Ở phần giữa của thanh. B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm. C. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm. D. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm. Câu 14: Nguyên liệu của quá trình quang hợp là A. khí Oxygen và Glucose. B. diệp lục, ánh sáng. C. khí Carbon dioxide, nước. D. Glucose và nước. Câu 15: Hô hấp tế bào diễn ra càng mạnh thì A. lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản được tích lũy càng nhiều. B. lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản bị tiêu hao càng nhiều. C. lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản bị tiêu hao càng ít. D. lượng chất hữu cơ và chất dinh dưỡng trong nông sản càng được duy trì ổn định. Câu 16: Khi nào hai thanh nam châm không hút nhau được?
  10. A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi để hai cực khác tên gần nhau. C. Khi hai cực Nam để gần nhau. D. Cả A và C. B. PHẦN TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 1: (1,0 điểm) Quan sát hình dưới đây và cho biết: Hình. Sơ đồ mô tả quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở người. a. Cơ thể người lấy những chất gì từ môi trường và thải những chất gì ra khỏi cơ thể? b. Thế nào là trao đổi chất? Câu 2: (2,0 điểm) a. Cấu tạo của lá cây có đặc điểm như nào phù hợp với chức năng quang hợp? b. Thế nào là hô hấp tế bào? Viết phương trình hô hấp dạng chữ. Câu 3: (2,0 điểm) a. Vì sao trong nông nghiệp, để tăng năng suất, người ta thường dùng đèn để chiếu sáng vào ban đêm ở một số loại cây trồng? b. Cho một số loại nông sản sau: hạt lúa, quả cà chua, rau muống, hành tây, hạt đỗ, bắp ngô tươi, hạt lạc, quả dưa chuột, rau cải bắp, khoai tây, quả cam. Hãy lựa chọn biện pháp bảo quản phù hợp cho từng loại nông sản? Câu 4: (1,0 điểm) Bố Minh cắt hai thanh đồng và sắt rồi sơn chúng cho đẹp. Mấy ngày sau, ông cần dùng thanh đồng nhưng lại quên mất thanh đồng là thanh nào vì hai thanh giống nhau cả về hình dạng lẫn màu sơn. Nếu em là Minh, em làm cách nào tìm ra thanh đồng giúp bố. -------------------------------HẾT--------------------------------
  11. PHÒNG GD & ĐT TP BẮC GIANG HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THCS TRẦN NGUYÊN HÃN BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – LỚP 7 (Bản hướng dẫn chấm có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm) Mã đề: 701 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A C D A C D A B A D D B D C C D Mã đề: 702 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án A A D A B C B B D B B A C C B D II. TỰ LUẬN Câu Đáp án Điểm Câu 1 a. Cơ thể người lấy oxygen, nước, chất dinh dưỡng từ môi trường và thải carbon 0,5 dioxide, nhiệt, chất thải ra khỏi cơ thể (1,0 điểm) b. Trao đổi chất ở sinh vật là quá trình cơ thể sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình chuyển hóa trong tế bào, đồng thời thải các chất không cần thiết ra ngoài môi trường 0,5 Câu 2 a. Lá cây là cơ quan chủ yếu thực hiện chức năng quang hợp: 0,25 (2,0 điểm) - Phiến lá có dạng bản mỏng, diện tích bề mặt lớn. 0,25 - Gân lá (trên phiến lá) giúp vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm của quang hợp. 0,25 - Lớp biểu bì lá có nhiều khí khổng là nơi khí CO2 đi từ bên ngoài vào bên trong 0,25 lá và khí O2 đi từ trong lá ra ngoài môi trường. - Lá chứa nhiều lục lạp có các hạt diệp lục có khả năng hấp thụ và chuyển hóa 0,25 năng lượng ánh sáng. Chất hữu cơ được tổng hợp tại lục lạp. b. - Hô hấp tế bào là quá trình phân giải các chất hữu cơ tạo thành khí carbon dioxide và nước, đồng thời tạo ra năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động của tế bào. 0,5
  12. - Phương trình hô hấp: Glucose + Oxygen Nước + Carbon dioxide + ATP 0,25 Câu 3 a. Trong nông nghiệp, để tăng năng suất, người ta thường dùng đèn để chiếu sáng 0,75 vào ban đêm ở một số loại cây trồng vì: Việc chiếu sáng vào ban đêm làm tăng (2,0 điểm) cường độ quang hợp, giúp cây tổng hợp chất hữu cơ nhiều hơn. Điều này làm tăng năng suất cây trồng. b. Biện pháp bảo quản phù hợp cho từng loại nông sản: 0,25 - Bảo quản khô: hạt đỗ, hạt lạc, hạt lúa 0,5 - Bảo quản lạnh: quả cà chua, rau muống, hành tây, bắp ngô tươi, quả dưa chuột, rau bắp cải, khoai tây, quả cam. 0,25 - Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao: hạt lúa - Bảo quản trong điều kiện nồng độ Oxygen thấp bằng cách hút chân không: rau 0,25 muống, bắp ngô tươi, quả dưa chuột, ... Câu 4 - Ta đưa nam châm lại gần hai thanh kim loại, thanh nào bị nam châm hút là 1,0 thanh sắt, thanh không bị hút là thanh đồng. (1,0 điểm) -------------------------------HẾT-------------------------------- TNH, ngày 3 tháng 03 năm 2023 GV RA ĐỀ DUYỆT CỦA TỔ CM DUYỆT CỦA LÃNH ĐẠO Đặng Thị Mai Nguyễn Văn Dũng Nguyễn Thị Hà Hoàng Thị Huệ Phạm Thị Bích Ngọc Lê Thị Huệ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2