Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Vũng Tàu
lượt xem 2
download
“Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Vũng Tàu” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Vũng Tàu
- Trường THCS Vũng Tàu KIỂM TRA GIỮA KÌ II- Môn KHTN 7 Thời gian: 60 phút Lớp: …………………… Điểm Lời phê của giáo viên Họ & tên: ………………… Đề 1: I/TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Hãy chọn một trong các đáp án A,B,C,D mà em cho là đúng. Câu 1: Từ phổ là hình ảnh cụ thể về: A. các đường sức điện. B. các đường sức từ. C. cường độ điện trường. D. cảm ứng từ. Câu 2: Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho A. Có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm. B. Có độ mau thưa tùy ý. C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm. D. Có chiều từ cực Bắc tới cực Nam bên ngoài thanh nam châm. Câu 3. Từ cực Bắc của Trái Đất A. Trùng với cực Nam địa lí của Trái Đất. B. Trùng với cực Bắc địa lí của Trái Đất. C. Gần với cực Nam địa lí của Trái Đất. D. Gần với cực Bắc địa lí của Trái Đất. Câu 4: Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất? A.Phần giữa của thanh B.Chỉ có từ cực Bắc C.Cả hai từ cực. D.Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau. Câu 5: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau: Tên các cực từ của nam châm là A. A là cực Bắc, B là cực Nam B. A là cực Nam, B là cực Bắc. C. A và B là cực Bắc. D. A và B là cực Nam. Câu 6. Để nhận biết từ trường ta có thể dùng A. kim nam châm có trục quay. B. thanh nam châm được treo tự do. C. la bàn. D. Cả A, B, C. Câu 7: Khi đặt sắt, thép, niken, coban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì: A. Bị nhiễm điện B. Bị nhiễm từ C. Mất hết từ tính D. Giữ được từ tính lâu dài
- Câu 8: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm. B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm. C. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm. D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm. Câu 9. Sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác gọi là: A. chuyển hóa năng lượng. B. giải phóng năng lượng C. tích lũy năng lượng. D. giải phóng hoặc tích lũy năng lượng Câu 10. Quá trình nào sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật? A. Phân giải protein trong tế bào. B. Bài tiết mổ hôi trao đổi chất. C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. D. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật. Câu 11. Chất dinh dưỡng không có vai trò: A. hấp thụ lại nước. B. cấu tạo nên tế bào và cơ thể. C. cung cấp năng lượng. D. tham gia điều hòa hoạt động sống. Câu 12. Những yếu tố chủ yếu ngoài môi trường ảnh hưởng đến quang hợp của cây xanh là: A. nước, ánh sáng, nhiệt độ. B. nước, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. C. nước, ánh sáng, khí oxygen, nhiệt độ. D. nước, ánh sáng, khí cacbon dioxide, nhiệt độ. Câu 13. Trong quá trình quang hợp mạng gân lá dày đặc ở lá cây có vai trò A. thu nhận ánh sáng. B. vận chuyển nước và sản phẩm của quá trình quang hợp. C. hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng. D. trao đổi khí và thoát hơi nước. Câu 14. Nồng độ khí carbon dioxide khoảng bao nhiêu thì thuận lợi cho hô hấp tế bào? A. Khoảng 0,02%. B. Khoảng 0,01%. C. Khoảng 0,03%. D. Khoảng 0,04%. Câu 15. Oxygen từ phế nang sẽ tiếp tục được chuyển đến A. khí quản. B. phế quản. C. tế bào máu. D. khoang mũi. Câu 16 Quá trình chuyển hóa năng lượng nào sau đây diễn ra trong hô hấp tế bào? A. Nhiệt năng → hóa năng. B. Hóa năng → điện năng. C. Hóa năng → nhiệt năng. D. Quang năng → hóa năng. II/ TỰ LUẬN
- Câu 1(2đ). Nêu khái niệm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật. Quá trình trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có vai trò gì đối với cơ thể sinh vật? Cho ví dụ. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Câu 2 (2đ): a.Có một thanh nam châm bị mất hết tên cực. Làm thế nào để xác định đúng tên cực của thanh nam châm đã mất tên? b. Em hãy cho biết ý nghĩa của việc đeo khẩu trang. ……………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …… ……………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… … Câu 3( 2đ) a. Vì sao trong nông nghiệp, để tăng năng suất, người ta thường dùng đèn để chiếu sáng vào ban đêm ở một số loại cây trồng? b. Muốn bảo quản lạc (đậu phộng) ta phải làm thế nào?
- ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………... ………………………………………………………………………………………… ……….. Trường THCS Vũng Tàu KIỂM TRA GIỮA KÌ II- Môn KHTN 7 Thời gian: 60 phút Lớp: ………………… Điểm Lời phê của giáo viên Họ & tên: ……………… Đề 2: I/TRẮC NGHIỆM (4 điểm): Hãy chọn một trong các đáp án A,B,C,D mà em cho là đúng. Câu 1. Chất nào sau đây là sản phẩm của quá trình trao đổi chất được động vật thải ra môi trường? A. Oxygen. B. Carbon dioxide. C. Chất dinh dưỡng. D. Vitamin.
- Câu 2. Nguồn năng lượng cơ thể sinh vật giải phóng ra ngoài môi trường dưới dạng nào là chủ yếu? A. Cơ năng. B. Động năng. C. Hoá năng. D. Nhiệt năng. Câu 3. Vai trò nào dưới đây không là vai trò của vitamin? A. Là thành phần thiết yếu cấu tạo tế bào. B. Tham gia vào quá trình trao đổi chất. C. Bảo vệ tế bào và cơ thể. D. Cung cấp và dự trữ năng lượng. Câu 4. Nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật thực hiện quá trình quang hợp là A. Nhiệt năng. B. Điện năng. C. Quang năng. D. Cơ năng. Câu 5. Nguyên liệu của quá trình quang họp gồm A. Khí oxygen và glucose. B. glucose và nước. C. Khí carbon dioxide, nước và năng lượng ánh sáng. D. khí carbon dioxde và nước. Câu 6 Trong quá trình quang hợp năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành A. điện năng. B. nhiệt năng. C. hóa năng. D. quang năng. Câu 7. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào ở sinh vật là khoảng A. 25oC - 30oC. B. 20oC - 30oC. C. 25oC - 35oC. D. 30oC - 35oC. Câu 8. Trong quá trình trao đổi khí ở tế bào, loại khí nào sẽ khuếch tán từ máu vào tế bào? A. Khí nitrogen B. Khí carbon dioxide C. Khí oxygen D. Khí hydrogen Câu 9: Chọn phát biểu đúng A. Có thể thu được từ phổ bằng rắc mạt sắt lên tấm nhựa trong đặt trong từ trường. B. Từ phổ là hình ảnh cụ thể về các đường sức điện. C. Nơi nào mạt sắt dày thì từ trường yếu. D. Nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường mạnh. Câu 10. Điền từ thích hợp vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh: Mỗi đường sức từ … chiều xác định. Bên ngoài nam châm, đường sức từ đi ra từ cực bắc, đi vào cực nam của nam châm. A. có một. B. có hai. C. có ba. D. không có. Câu 11. Không gian xung quanh nam châm luôn có A. khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. B. từ trường. C. khả năng kéo, đẩy các mạt sắt. D. Cả A và B. Câu 12. Nam châm điện khác nam châm vĩnh cửu ở điểm A. có thể thay đổi được lực hút. B. có thể thay đổi được cực từ. C. có hai cực từ. D. Cả A và B.
- Câu 13: Khi đặt sắt, thép, niken, coban hay các vật liệu từ khác đặt trong từ trường thì: A. Bị nhiễm điện B. Bị nhiễm từ C. Mất hết từ tính D. Giữ được từ tính lâu dài Câu 14. Trong các phát biểu nào sau đây, phát biểu nào đúng? A. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất. B. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Nam của Trái Đất. C. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Tây của Trái Đất. D. Theo quy ước, cực từ bắc của Trái Đất ở gần cực Đông của Trái Đất Câu 15: Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất? A.Phần giữa của thanh B.Chỉ có từ cực Bắc C.Cả hai từ cực. D.Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau. Câu 16: Chiều của đường sức từ của nam châm chữ U được vẽ như sau. Tên các từ cực của nam châm là: A. 1 là cực Bắc, 2 là cực Nam B. 1 là cực Nam, 2 là cực Bắc C. 1 và 2 là cực Bắc D. 1 và 2 là cực Nam II. TỰ LUẬN Câu 1 (2đ) Nêu vai trò nước và chất dinh dưỡng với cơ thể sinh vật? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Câu 2 (2đ): a. Có một thanh nam châm bị mất hết tên cực. Làm thế nào để xác định đúng tên cực của thanh nam châm đã mất tên? b.Thực vật có hô hấp giống con người không? Giải thích. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
- ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………… Câu 3 (2đ) a.Vì sao trong bể kính nuôi cá cảnh, người ta thường cho vào các loại cây thuỷ sinh (ví dụ: rong đuôi chó?) b.Vì sao có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt,…) lâu ngày trong túi hút chân không? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………
- ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ II Đề 1: I. Trắc Nghiệm: Mỗi ý đúng 0,25đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B D C C B D B C Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 A C A D B C C C II.Tự Luận: Câu 1: Trao đổi chất là quá trình sinh vật lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và trả lại môi trường các chất thải. 0,5đ Ví dụ: Sự trao đổi chất giữa cơ thể người với môi trường. 0,5đ Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi của năng lượng từ dạng này sang dạng khác. 0,5đ Ví dụ: Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học trong quang hợp ở thực vật. 0,5đ
- Câu 2: - Nêu được cách xác định tên nam châm bị mất tên cực bằng phương địa lí hoặc bằng tương tác nam châm 1đ -Đeo khẩu trang giúp ngăn khói, bụi đi vào đường hô hấp; hạn chế các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp; ngăn chặn phát tán nguồn bệnh cho những người xung quanh;... 1đ Câu 3: a.Trong nông nghiệp, để tăng năng suất, người ta thường dùng đèn để chiếu sáng vào ban đêm ở một số loại cây trồng vì: Những loại cây trồng này có nhu cầu về thời gian và cường độ chiếu sáng lớn. Việc chiếu sáng vào ban đêm sẽ cung cấp đủ điều kiện ánh sáng cho cây, làm tăng cường độ quang hợp, giúp cây tổng hợp chất hữu cơ nhiều hơn. Từ đó, cây sinh trưởng và phát triển tốt hơn, làm tăng năng suất của cây trồng. 1đ b. Muốn bảo quản lạc (đậu phộng) ta cần: - Sấy khô hoặc phơi khô. Việc sấy khô hoặc phơi khô sẽ giảm lượng nước trong hạt nhằm ức chế quá trình hô hấp tế bào của hạt lạc (khống chế hô hấp ở mức tối thiểu) → tránh hiện tượng mọc mầm, hoặc vi khuẩn phát triển gây hỏng. - Sau khi sấy khô hoặc phơi khô thì để lạc vào trong hộp kín để nơi thoáng mát 1đ Đề 2: I.Trắc nghiệm: Mỗi ý đúng 0,25đ Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 B D D C C C D C Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu 15 Câu 16 A A D D B B C B II.Tự Luận Câu 1:Những vai trò của nước đối với sinh vật: - Nước tạo môi trường liên kết các thành phần trong tế bào. - Nước tham gia nhiều hoạt động sống khác nhau trong cơ thể sinh vật như: điều hoà thân nhiệt, là dung môi hoà tan và vận chuyển các chất, làm nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng chuyển hoá các chất trong cơ thể (tiêu hoá ở động vật, quang hợp ở thực vật, ...). - Nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. 1đ
- Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật: Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên các thành phần của tế bào, giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển; cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật; tham gia điều hòa các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. 1đ Câu 2: - Nêu được cách xác định tên nam châm bị mất tên cực bằng phương địa lí hoặc bằng tương tác nam châm 1đ -Thực vật cũng hấp thụ khí oxygen và thải khí carbon dioxide khi hô hấp như động vật nhưng hoạt động lấy khí oxygen và thải khí carbon dioxide là thụ động, còn ở động vật là chủ động (hoạt động hít - thở). 1đ Câu 3: -Trong bể kính nuôi cá cảnh, người ta thường cho vào các loại cây thủy sinh vì: Khi rong và cây thủy sinh quang hợp sẽ cung cấp thêm khí oxygen cho cá cảnh trong bể, giúp tăng khả năng sống sót của cá cảnh trong không gian hẹp. Rong và cây thủy sinh cũng tăng thêm giá trị thẩm mĩ của bể cá cảnh. 1đ -Có thể giữ được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt,…) lâu ngày trong túi hút chân không vì: Trong túi hút chân không đã được hút hết không khí ra ngoài, đảm bảo không có khí oxygen → ức chế quá trình hô hấp tế bào diễn ra trong thực phẩm → sự phân hủy chất hữu cơ diễn ra trong các loại thực phẩm này diễn ra chậm hơn → thực phẩm giữ được số lượng và chất lượng lâu hơn trong thời gian bảo quản. 1đ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 67 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 70 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 33 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn