intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:22

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Kim Đồng, Đại Lộc

  1.  PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ĐẠI LỘC BẢNG MA TRẬN, ĐẶC TẢ TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN- KHỐI LỚP 7 1. Khung ma trận và đặc tả đề kiểm tra giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên, lớp 7 a) Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2: Kiến thức từ tuần 19 đến tuần 26 - Thời gian làm bài: 90 phút - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 5 điểm ở mức độ nhận biết, và thông hiểu (gồm 20 câu, mỗi câu 0.25đ) - Phần tự luận: 5 điểm ở mức độ hiểu là 3 điểm, vận dụng 2 điểm, vận dụng cao 1 điểm Lí: 2,5đ: (Nhận biết: 1 điểm TN; Thông hiểu: 0,25 điểm TN, 0,75 điểm TL; Vận dụng: 0,5 điểm TL, VDC: 0,25 điểm TL) Sinh: 5,0đ : Hoá: 2,5đ: 1. MA TRẬN Tổng số MỨC ĐỘ Điểm số câu Nhận biết Vận dụng Chủ đề Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Bài 4. Sơ lược về bảng tuần hoàn các 2 1/3 1/3 2 1đ nguyên tố hoá học (3 tiết)
  2. Bài 5. Phân tử - đơn chất – 2 1 1/3 1/3 2/3 3 1,5đ hợp chất ( 4 tiết) Bài 16. Sự phản xạ ánh 2 1 1 2 2 1,5 sáng( 2 tiết) Bài 17. Ảnh của vật tạo bởi 1 1 1 1 0,5 gương phẳng (3 tiết) Bài 18. Nam châm 1 1 2 0,5 ( 2 tiết) Bài 30. Trao đổi nước và chất dinh 1 1 1 1 1,25 đ dưỡng ở thực vật ( 2 tiết) Bài 31. Trao đổi nước và chất dinh 1 1 1 1 2 2 2,0 đ dưỡng ở động vật ( 4 tiết) Bài 32. 1 1 0,25 đ Thực hành chứng minh thân vận
  3. chuyển nước và lá thoát hơi nước ( 2 tiết) Bài 33. Cảm ứng ở sinh vật và 3 1 4 1,0 đ tập tính ở động vật ( 2 tiết) Bài 34. Vận dụng hiện tượng cảm ứng 1 1 0,25 đ của sinh vật vào thực tiễn ( 2 tiết) Bài 35. Thực hành cảm ứng ở 1 1 0,25 đ sinh vật ( 2 tiết) Số câu TN-Số ý 1 12 2+1/3 4 1+1/3 4 2+1/3 7 20 27C TL Số điểm 1 3 2 1 1 1 1 5 5 10 Tổng số 4 2 10 điểm
  4. 2. BẢNG ĐẶC TẢ
  5. Mức độ Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Yêu cầu cần đạt TN TN ( Số câu) ( ( Số câu) 1.Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học S Sơ lược về bảng tuần hoàn các Nhận biết – Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì. C1 2 nguyên tố hoá học (3 tiết) - Biết được tên gọi của một số nhóm tiêu biểu của bảng tuần hoàn. C2 Thông hiểu - Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm C trong bảng tuần hoàn. 2 2. Phân tử - Liên kết hóa học Phân tử; đơn chất; hợp chất (4 Nhận biết - Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất. C3 2 tiết) - Nhận biết mô hình phân tử của đơn chất, hợp chất C4 Thông hiểu - Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu. 1 C5 Vận dụng - Dựa vào mô hình phân tử xác định được đơn chất hay hợp chất và tính C khối lượng phân tử theo đơn vị amu 2 Vận dụng - Từ khối lượng phân tử, tìm ra khối lượng nguyên tử, từ đó xác định tên C cao của nguyên tố hóa học chưa biết 2 Sự phản xạ Nhận biết 1. Ánh sáng (5 tiết) ánh sáng - Nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc 1 C6 tới, góc phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh. - Phát biểu được nội dung định luật phản xạ ánh sáng. Thông hiểu 1 C7 Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán. C Vận dụng 2 - Vẽ được hình biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng. - Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật phản xạ ánh sáng. - Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản. C Ảnh của vật Nhận biết 2 tạo bởi - Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng. 1 C8 gương phẳng Vận dụng - Dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. Vận dụng cao - Dựng được ảnh của một hình bất kỳ tạo bởi gương phẳng. C - Thiết kế và chế tạo được sản phẩm đơn giản ứng dụng định luật phản 2 xạ ánh sáng và tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (như kính tiềm vọng, kính vạn hoa,…) 2. Từ ( 2 tiết) Nam châm Nhận biết - Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm.
  6. - Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. Thông hiểu 1 C9 - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn. 1 C10 Vận dụng - Tiến hành thí nghiệm để nêu được: + Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau; + Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm). - Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí. Trao đổi chất và chuyển hoá + Trao đổi Nhận biết: năng lượng ở sinh vật nước và các – Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh 1 C14 chất dinh vật. dưỡng ở + Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng sinh vật trong quá trình thoát hơi nước; + Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật; Thông hiểu: – Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hoá học và cấu trúc, tính chất của nước. – Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, lấy được ví dụ ở thực vật và động vật, cụ thể: + Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây; + Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống). + Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người); + Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật (đại diện ở người); + Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan C sát tranh, ảnh, mô hình, học liệu điện tử), lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần 1 2 C19 hoàn ở người. Vận dụng: – Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá 1 C17 thoát hơi nước. – Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng 1 C13 lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây). Vận dụng cao: Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng C lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn 2
  7. uống, ...). Cảm ứng ở sinh vật - Khái niệm Nhận biết: cảm ứng – Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. 1 C15 - Cảm ứng ở – Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật. 1 C18 thực vật – Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; 1 C20 - Cảm ứng ở – Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật. động vật Thông hiểu: - Tập tính ở – Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực 1 C16 động vật: vật (ví dụ hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc). khái niệm, ví Vận dụng: dụ minh hoạ – Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và - Vai trò cảm động vật). ứng đối với – Lấy được ví dụ minh hoạ về tập tính ở động vật. 1 C11 sinh vật – Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt). 1 C12 Vận dụng cao: Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật. PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II xxxĐỀ CHÍNH THỨCxxx NĂM HỌC 2023-2024 (Đề gồm có 02 trang) Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – Lớp 7 MÃ ĐỀ: A Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: …………………………..……… Lớp: ………….. SBD: ……………… A. TRẮC NGHIỆM: (5, 0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng rồi ghi ra giấy làm bài: Ví dụ: 1 - A, 2 - B,… Câu 1. Cho một ô nguyên tố của nguyên tố N như hình dưới. Thông tin “ 14 ” trong ô nguyên tố thể hiện thông tin nào của nguyên tố N?
  8. A. Số hiệu nguyên tử. B. Ký hiệu hóa học. C. Khối lượng nguyên tử (theo amu). D. Tên nguyên tố (theo IUPAC). Câu 2. Những nguyên tố nhóm IA trong bảng tuần hoàn còn có tên gọi khác là các nguyên tố A. kim loại kiềm. B. kim loại kiềm thổ. C. khí hiếm. D. Halogen, Câu 3. Đơn chất là những chất A. được tạo nên từ 2 nguyên tố hóa học. B. được tạo nên từ một nguyên tố hóa học. C. được tạo nên từ các chất vô cơ. D. được khai thác từ những cách đơn giản. Câu 4. Nước là một hợp chất. Một phân tử nước được tạo bởi hai nguyên tử Hydrogen và một nguyên tử Oxygen. Mô hình nào dưới đây mô tả đúng một phân tử nước ? A. B. C. D. Câu 5. Phân tử chất nào dưới đây có khối lượng phân tử bằng 16 amu? A. Khí carbonic = C + 2 O. B. Hydrochloric acid = H + Cl. C. Muối ăn = Na + Cl. D. Khí methane = C + 4H. Câu 6. Góc tới là góc hợp bởi: A. tia tới và pháp tuyến của gương tại điểm tới B. tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới C. tia tới và mặt gương D. tia phản xạ và và mặt gương Câu 7. Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới + Góc phản xạ ...... góc tới A. nhỏ hơn B. bằng C. lớn hơn D. Bằng nửa Câu 8. Ảnh của vật qua gương phẳng có đặc điểm gì? A. Là ảnh ảo, không hứng được trên màn. B. Là ảnh thật, hứng được trên màn.
  9. C. Là ảnh ảo, hứng được trên màn. D. Là ảnh thật, không hứng được trên màn. Câu 9. Khi đưa cực Bắc của nam châm này lại gần cực nam của nam châm kia thì hiện tượng gì xảy ra với hai nam châm? A. hút nhau B. đẩy nhau C. vừa hút vừa đẩy D. không có hiện tượng gì xảy ra Câu 10. Nam chân có thể hút vật nào dưới đây? A. Nhựa B. Đồng C. Gỗ D. Thép Câu 11: Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật? A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa. B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn. C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó. D. Người giảm cân sau khi bị ốm. Câu 12:Con người đã vận dụng tập tính vào quá trình nào sau đây? A. Học tập để hình thành thói quen tốt B. Ăn nhiều sau khi ốm C. Giảm cân khi bị ốm D. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Câu 13: Các hoạt động nào sau đây giúp bảo vệ hệ tiêu hoá khoẻ mạnh? (1) Rửa tay trước khi ăn. (2) Ăn chín, uống sôi. (3) Ăn thịt, cá tái để không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. (4) Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu. (5) Vừa ăn vừa tranh thủ đọc sách, xem ti vi để tiết kiệm thời gian. (6) Ăn tối muộn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi ngủ. A. (1); (2); (3); (4). B. (1); (2); (3); (5) C. (1); (2); (4). D. (1); (2); (5); (6). Câu 14: Câu nào không đúng khi nói về vai trò của nước đối với sinh vật? A. Là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo tế bào B. Là nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng sinh hóa C. Cung cấp năng lượng cho cơ thể D. Góp phần điều hòa nhiệt độ cơ thể Câu 15. Cảm ứng ở sinh vật là gì?
  10. A. khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. B. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. C. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong cơ thể. D. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Câu 16: Khi trồng cây cạnh bờ ao, sau một thời gian sẽ có hiện tượng nào sau đây? A. Rễ cây mọc dài về phía bờ ao. B. Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây. C. Thân cây uốn cong theo hướng ngược lại với bờ ao D. Thân cây mọc thẳng nhận ánh sáng phân tán đều Câu 17: Tại sao trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước nên lựa chọn hoa có màu trắng? A. có tốc độ vận chuyển nước cao hơn các loại hoa màu khác. B. có tốc độ thoát hơi nước cao hơn các loại hoa màu khác. C. có tốc độ hấp thụ nước cao hơn các loại hoa màu khác. D. sẽ giúp dễ dàng quan sát kết quả hơn các loại hoa màu khác. Câu 18. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là gì? A. giúp sinh vật tạo ra những cá thể mới để duy trì liên tục sự phát triển của loài. B. giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển. C. giúp sinh vật tăng số lượng và kích thước tế bào để đạt khối lượng tối đa. D. giúp sinh vật có tư duy và nhận thức học tập để đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Câu 19: Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật gồm những giai đoạn nào? A. thu nhận và biến đổi thức ăn. B. thu nhận, biến đổi thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng. C. thu nhận, biến đổi thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã. D. thu nhận, biến đổi thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất. Câu 20. Tập tính bẩm sinh là gì? A. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, đặc trưng cho cá thể. B. loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
  11. C. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, đặc trưng cho loài. D. loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ nhưng không có tính bền vững. II. TỰ LUẬN:(5.0 điểm) Câu 21. (1,25đ) Magnesium carbonate là chất bột màu trắng, thường đươc các vận động viên cử tạ xoa lên tay để tăng ma sát và hút ẩm khi tập luyện hay tham gia thi đấu. Mô hình phân tử của Magnesium carbonate được vẽ như hình ảnh dưới. (H21.1) (H21.2) Bột Magnesium carbonate Mô hình phân tử Magnesium carbonate Em hãy cho biết: a/ (0,5đ) Magnesium carbonate được tạo nên từ những nguyên tố hóa học nào? Những nguyên tố đó là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? b/ (0,5đ) Tính khối lượng phân tử của Magnesium carbonate theo đơn vị amu. c/ (0,25đ) Vì có thê gây kích ứng da cho một só người nên người ta còn sử dụng bột đá vôi để thay thế cho bột Magnesium carbonate. Bột đá vôi là một hợp chất; phân tử đá vôi được tạo nên từ 1 nguyên tử C, 3 nguyên tử O và 1 nguyên tử X chưa biết. Biết rằng khối lượng phân tử của đá vôi bằng 100 amu, em hãy xác định nguyên tố X chưa biết là nguyên tố hóa học nào. Câu 22( 0,5 điểm): Hãy phân biệt hiện tượng phản xạ và phản xạ khuếch tán Câu 23: (0,5 điểm) :Chiếu một tia sáng SI đến mặt phẳng gương như hình vẽ. a. Hãy vẽ tia phản xạ của tia tới SI b. Tính góc phản xạ trong trường hợp này
  12. Câu 24( 0,25 điểm): Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ. Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng. Câu 25 (1,0 điểm) Theo em sự thoát hơi nước ở lá có vai trò gì đối với thực vật và đối với môi trường? Câu 26: (1,0 điểm): Theo em nhu cầu nước của các loài động vật có giống nhau không? Em có thể bổ sung nước cho cơ thể bằng những cách nào? Câu 27: (0,5 điểm): Giả sử em là nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe, em hãy tư vấn cho mọi người về hậu quả của việc thiếu chất dinh dưỡng đối với trẻ em?
  13. HƯỚNG DẪN CHẤM KHTN 7- GKII– ĐỀ A A. Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp C A B A D A B A A D D A C C D A A B C B án B. Phần tự luận: Thang điểm Đáp án Câu 21. a/ Magnesium carbonate được tạo nên từ các nguyên tố: Mg; C và O. Trong đó: 0,125đ (0,5đ) - Magnesium: là nguyên tố kim loại. - Carbon: là nguyên tố phi kim. 0,125đ - Oxygen: là nguyên tố phi kim. 0,125đ 0,125đ b/ KLPT (Magnesium carbonate) = KLNT(Mg) + KLNT(C) + 3.KLNT(O) 0,2đ (0,5đ) = 24 + 12 + 3.16 0,2đ = 84 (amu) 0,1đ c/ KLPT (đá vôi) = KLNT(C) + 3.KLNT(O) + KLNT(X) 0,1đ (0,25đ) → 100 = 12 + 3.16 + KLNT(X) 0,1đ → KLNT(X) = 40 (amu) 0,5đ → X là nguyên tố Ca: Calcium. - Khi mặt phản xạ nhẵn thì các tia tới song song bị phản xạ theo 1 hướng gọi là hiện tượng phản xạ ( gọi là phản xạ gương ) 0,25 - Khi có hiện tượng phản xạ, ta có thể nhìn thấy ảnh trong gương 22 - Khi mặt phản xạ không nhẵn thì các tia sáng tới song song bị phản xạ theo mọi hướng gọi là hiện tượng phản xạ khuếch tán (tán xạ) 0,25 - Khi có phản xạ khuếch tán, ta không thể nhìn thấy ảnh trong gương. - Dựng được pháp tuyến 0,1 23a - Vẽ đúng tia phản xạ 0,2 Chứng minh và tính đúng góc phản xạ 600 0,2 23b
  14. Vẽ được ảnh 0,25 24 Ý nghĩa của thoát hơi nước: – Đối với thực vật: 0,5 + Giúp vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên các bộ phận khác của cây. + Tạo điều kiện cho khí CO2 khuếch tán vào trong các tế bào lá để thực hiện quá trình 25 quang hợp. 0,5 1,0 điểm + Điều hòa nhiệt độ của lá, bảo vệ lá khỏi nắng nóng. – Đối với môi trường: + Cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp, từ đó giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường. + Điều hòa nhiệt độ của môi trường. - Nhu cầu nước khác nhau ở các loài. 0,25 Ví dụ 0,25 26 - Nước được đưa vào cơ thể bằng các cách sau: 1,0 điểm + thông qua hoạt động ăn, uống 0.25 + Truyền qua đường tĩnh mạch 0,25 - Thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến còi xương, suy dinh dưỡng. 0,25 - Vì vậy cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày 0,25 27 0,5 điểm
  15. PHÒNG GDĐT ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS KIM ĐỒNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II xxxĐỀ CHÍNH THỨCxxx NĂM HỌC 2023-2024 (Đề gồm có 02 trang) Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – Lớp 7 MÃ ĐỀ: B Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) Họ và tên học sinh: …………………………..……… Lớp: ………….. SBD: ……………… A. TRẮC NGHIỆM: (5, 0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng rồi ghi ra giấy làm bài: Ví dụ: 1 - A, 2 - B,… Câu 1. Cho một ô nguyên tố của nguyên tố N như hình dưới. Thông tin “ 7 ” trong ô nguyên tố thể hiện thông tin nào của nguyên tố N? A. Khối lượng nguyên tử (theo amu). B. Ký hiệu hóa học. C. Số hiệu nguyên tử. D. Tên nguyên tố (theo IUPAC). Câu 2. Những nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn còn có tên gọi khác là các nguyên tố A. kim loại kiềm thổ. B. kim loại kiềm. C. khí hiếm. D. Halogen, Câu 3. Hợp chất là những chất A. được tạo nên từ một nguyên tố hóa học. B. được tạo nên từ 2 hay nhiều nguyên tố hóa học. C. được tạo nên từ các chất hữu cơ. D. được khai thác bằng cách hợp tác với nhau. Câu 4. Khí carbonic là một hợp chất. Một phân tử khí carbonic được tạo bởi một nguyên tử Carbon và hai nguyên tử Oxygen. Mô hình nào dưới đây mô tả đúng một phân tử Carbonic? A. B.
  16. C. D. Câu 5. Phân tử chất nào dưới đây có khối lượng phân tử bằng 44 amu? A. Khí methane = C + 4H. B. Hydrochloric acid = H + Cl. C. Muối ăn = Na + Cl. D. Khí carbonic = C + 2 O. Câu 6. Góc phản xạ là góc hợp bởi: A. tia phản xạ và mặt gương tại điểm tới B. tia phản xạ và pháp tuyến của gương tại điểm tới C. tia tới và pháp tuyến D. tia tới và mặt gương Câu 7. Định luật phản xạ ánh sáng: Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới + Góc phản xạ ...... góc tới A. nhỏ hơn B. lớn hơn C. bằng D. Bằng nửa Câu 8. Độ lớn của ảnh của vật qua gương phẳng có kích thước như thế nào với vật? A. Bằng vật. B. Lớn hơn vật. C. Nhỏ hơn vật. D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn. Câu 9. Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? A. Khi hai cực Bắc để gần nhau. B. Khi để hai cực khác tên gần nhau. C. Khi hai cực Nam để gần nhau. D. Khi để hai cực cùng tên gần nhau. Câu 10. Nam chân có thể hút vật nào dưới đây? A. Nhựa B. Nhôm C. Sắt D. Gỗ Câu 11: Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật? A. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa. B. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn. C. Người ăn nhiều sau khi ốm D. Mèo đuổi và bắt chuột Câu 12: Con người đã vận dụng tập tính vào quá trình nào sau đây? A. Giảm cân khi bị ốm B. Ăn nhiều sau khi ốm C. Học tập để hình thành thói quen tốt D. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Câu 13: Các hoạt động nào sau đây gây hại cho hệ tiêu hoá ở người ? (1) Rửa tay trước khi ăn. (2) Ăn chín, uống sôi. (3) Ăn thịt, cá tái để không bị mất chất dinh dưỡng trong quá trình chế biến. (4) Không ăn thức ăn đã bị ôi thiu.
  17. (5) Vừa ăn vừa tranh thủ đọc sách, xem ti vi để tiết kiệm thời gian. (6) Ăn tối muộn để cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể khi ngủ. A. (1); (3); (5); (6). B. (2); (3); (5); (6). C. (1); (2); (4). D. (3); (5); (6). Câu 14: Câu nào không đúng khi nói về vai trò của nước đối với sinh vật? A. Cung cấp năng lượng cho cơ thể B. Góp phần điều hòa nhiệt độ cơ thể C. Là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo tế bào D. Là nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng sinh hóa Câu 15. Cảm ứng ở sinh vật là gì? A. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong cơ thể. B. khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. C.khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. D. khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Câu 16: Khi đặt chậu cây cạnh cửa sổ, ngọn cây sẽ mọc hướng ra bên ngoài cửa sổ. Tác nhân gây ra hiện tượng cảm ứng này là gì? A. cửa sổ B. ánh sáng C. độ ẩm không khí D. nồng độ ôxygen Câu 17: Trong thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước, việc sử dụng nước có pha màu có tác dụng A. tăng tốc độ vận chuyển nước của thân. B. tăng tốc độ thoát hơi nước của thân. C. giúp dễ dàng quan sát kết quả hơn. D. tăng tốc độ thoát hơi nước của thân. Câu 18. Vai trò của cảm ứng ở sinh vật là gì? A. giúp sinh vật phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển. B. giúp sinh vật tạo ra những cá thể mới để duy trì liên tục sự phát triển của loài.
  18. C. giúp sinh vật tăng số lượng và kích thước tế bào để đạt khối lượng tối đa. D. giúp sinh vật có tư duy và nhận thức học tập để đảm bảo sự tồn tại và phát triển. Câu 19: Con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở động vật gồm những giai đoạn nào? A. thu nhận và biến đổi thức ăn. B. thu nhận, biến đổi thức ăn và hấp thụ các chất dinh dưỡng. C. thu nhận, biến đổi thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và thải các chất cặn bã. D. thu nhận, biến đổi thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và vận chuyển các chất. Câu 20. Tập tính học được là gì? A. loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. B. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, đặc trưng cho cá thể. C. loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, đặc trưng cho loài. D. loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ nhưng không có tính bền vững. B. TỰ LUẬN:(5.0 điểm) Câu 21. (1,25đ) Magnesium carbonate là chất bột màu trắng, thường đươc các vận động viên cử tạ xoa lên tay để tăng ma sát và hút ẩm khi tập luyện hay tham gia thi đấu. Mô hình phân tử của Magnesium carbonate được vẽ như hình ảnh dưới. (H21.1) (H21.2) Bột Magnesium carbonate Mô hình phân tử Magnesium carbonate Em hãy cho biết: a/ (0,5đ) Magnesium carbonate được tạo nên từ những nguyên tố hóa học nào? Những nguyên tố đó là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm? b/ (0,5đ) Tính khối lượng phân tử của Magnesium carbonate theo đơn vị amu.
  19. c/ (0,25đ) Vì có thê gây kích ứng da cho một só người nên người ta còn sử dụng bột đá vôi để thay thế cho bột Magnesium carbonate. Bột đá vôi là một hợp chất, phân tử đá vôi được tạo nên từ 1 nguyên tử C, 3 nguyên tử O và 1 nguyên tử X chưa biết. Biết rằng khối lượng phân tử của đá vôi bằng 100 amu, em hãy xác định nguyên tố X chưa biết là nguyên tố hóa học nào. Câu 22( 0,5 điểm): Hãy phân biệt hiện tượng phản xạ và phản xạ khuếch tán Câu 23: (0,5 điểm) :Chiếu một tia sáng SI đến mặt gương phẳng như hình vẽ, biết góc SIM bằng 450 . a. Hãy vẽ tia phản xạ của tia tới SI b. Tính góc phản xạ trong trường hợp này Câu 24( 0,25 điểm): Một vật sáng AB đặt trước gương phẳng như hình vẽ. Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng. Câu 25 (1,0 điểm) Theo em sự thoát hơi nước ở lá có vai trò gì đối với thực vật và đối với môi trường? Câu 26: (1,0 điểm): Theo em nhu cầu nước của các loài động vật có giống nhau không? Nước được động vật thải ra môi trường bằng cách nào? Câu 27: (0,5 điểm): Giả sử em là nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe, em hãy tư vấn cho mọi người về hậu quả của việc thừa chất dinh dưỡng đối với trẻ em?
  20. HƯỚNG DẪN CHẤM KHTN 7- GKII – ĐỀ B A. Phần trắc nghiệm: (Mỗi câu chọn đúng được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp C A B A D B C A B C C C D A B B A A C B án B. Phần tự luận: Thang điểm Đáp án Câu 21. a/ Magnesium carbonate được tạo nên từ các nguyên tố: Mg; C và O. Trong đó: 0,125đ (0,5đ) - Magnesium: là nguyên tố kim loại. - Carbon: là nguyên tố phi kim. 0,125đ - Oxygen: là nguyên tố phi kim. 0,125đ 0,125đ b/ KLPT (Magnesium carbonate) = KLNT(Mg) + KLNT(C) + 3.KLNT(O) 0,2đ (0,5đ) = 24 + 12 + 3.16 0,2đ = 84 (amu) 0,1đ c/ KLPT (đá vôi) = KLNT(C) + 3.KLNT(O) + KLNT(X) 0,1đ (0,25đ) → 100 = 12 + 3.16 + KLNT(X) 0,1đ → KLNT(X) = 40 (amu) → X là nguyên tố Ca: Calcium. 0,5đ - Khi mặt phản xạ nhẵn thì các tia tới song song bị phản xạ theo 1 hướng gọi là hiện tượng phản xạ ( gọi là phản xạ gương ) - Khi có hiện tượng phản xạ, ta có thể nhìn thấy ảnh trong gương 0,25 - Khi mặt phản xạ không nhẵn thì các tia sáng tới song song bị phản xạ theo mọi hướng gọi là hiện tượng phản xạ khuếch tán 22 (tán xạ) - Khi có phản xạ khuếch tán, ta không thể nhìn thấy ảnh trong gương. 0,25 - Dựng được pháp tuyến 0,1 23a - Vẽ đúng tia phản xạ 0,2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1