Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My
lượt xem 2
download
“Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, Bắc Trà My
- A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 (ĐỀ CHÍNH THỨC) 1. Ma trận và đặc tả đề kiểm tra giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên, - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa kì 2 khi kết thúc nội dung: Từ tuần 19 đến tuần 26 - Thời gian làm bài: 75 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 50% trắc nghiệm, 50% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 5,0 điểm (gồm 20 câu hỏi: nhận biết: 12 câu, thông hiểu: 8 câu), mỗi câu 0,25 điểm; - Phần tự luận: 5,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 1,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1.Sơ lược về bảng tuần 3 hoàn các 3 0,75 (0,75đ) nguyên tố hoá học (3 tiết) 2. Phân 1 1 2 1 3 1,75 tử ( 4 (0,25đ) (1,0đ) (0,5đ)
- MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 tiết) 3. Trao đổi nước và các 1 2 1 chất dinh 1 3 1,75 (0,25đ) (0,5đ) (1,0đ) dưỡng ở sinh vật ( 6 tiết) 4. Cảm ứng ở 3 1 1 1 4 2,0 sinh vật ( (0,75đ) (0,25đ) (1,0đ) 5 tiết) 5. Sinh trưởng và phát 1 1 1 1 1,25 triển ở (1,0đ) (0,25đ) sinh vật ( 2 tiết) 6. Ánh 2 1 1 1 3 1,75đ sáng (5 (0,5đ) (0,25đ) (1đ) tiết) Sự phản
- MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao Trắc Trắc Trắc Trắc Trắc Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 xạ ánh sáng (2 tiết) Ảnh của vật qua gương phẳng (3 tiết) 7. Từ Nam 2 1 3 0,75đ châm (3 (0,5đ) (0,25đ) tiết) Số câu 1 12 1 8 2 1 5 20 10 Tổng số 5 điểm 5 điểm 10 điểm 4 điểm 2 điểm 1 điểm điểm
- B) BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN LỚP 7 (ĐỀ CHÍNH THỨC)
- Số câu hỏi Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt T TL L T TN (Số (S N ( ( Số câu) ý) ố ý) 1.Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Sơ lược về bảng Nhận biết – Mô tả được cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, nhóm, chu kì. C8, 9, 10 tuần hoàn các nguyên tố hoá học (3 tiết) Thông hiểu - Sử dụng được bảng tuần hoàn để chỉ ra các nhóm nguyên tố/nguyên tố kim loại, các nhóm nguyên tố/nguyên tố phi kim, nhóm nguyên tố khí hiếm trong bảng tuần hoàn. 2. Phân tử Phân tử; đơn chất; Nhận biết -Nêu được khái niệm phân tử, đơn chất, hợp chất. C7 hợp chất (4 tiết) 1 Thông hiểu - Đưa ra được một số ví dụ về đơn chất và hợp chất. 22 C C11, 12 - Tính được khối lượng phân tử theo đơn vị amu. ½ 2a ½ C2 2b 3. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật Trao đổi nước và các Nhận biết: – Nêu được vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật. chất dinh dưỡng ở - Nêu được vai trò thoát hơi nước ở lá và hoạt động đóng, mở khí khổng trong quá sinh vật ( 6 tiết) trình thoát hơi nước; - Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh C16 dưỡng ở thực vật; Thông hiểu: – Dựa vào sơ đồ (hoặc mô hình) nêu được thành phần hoá học và cấu trúc, tính chất của nước. – Mô tả được quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng, lấy được ví dụ ở thực vật và động vật, cụ thể: + Dựa vào sơ đồ đơn giản mô tả được con đường hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng của cây từ môi trường ngoài vào miền lông hút, vào rễ, lên thân cây và lá cây; + Dựa vào sơ đồ, hình ảnh, phân biệt được sự vận chuyển các chất trong mạch gỗ từ rễ lên lá cây (dòng đi lên) và từ lá xuống các cơ quan trong mạch rây (dòng đi xuống).
- + Trình bày được con đường trao đổi nước và nhu cầu sử dụng nước ở động vật (lấy ví dụ ở người); + Dựa vào sơ đồ khái quát (hoặc mô hình, tranh ảnh, học liệu điện tử) mô tả được con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở động vật (đại diện ở người); + Mô tả được quá trình vận chuyển các chất ở động vật (thông qua quan sát tranh, C17 ảnh, mô hình, học liệu điện tử), lấy ví dụ cụ thể ở hai vòng tuần hoàn ở người. C18 Vận dụng: – Tiến hành được thí nghiệm chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước. – Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở thực vật vào thực tiễn (ví dụ giải thích việc tưới nước và bón phân hợp lí cho cây). 1 C 2 4 Vận dụng cao: -Vận dụng được những hiểu biết về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở động vật vào thực tiễn (ví dụ về dinh dưỡng và vệ sinh ăn uống, ...). 4. Cảm ứng ở sinh vật Cảm ứng ở sinh vật Nhận biết: – Phát biểu được khái niệm cảm ứng ở sinh vật. C13 ( 5 tiết) – Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật. C14 - Khái niệm cảm ứng – Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật; C15 - Cảm ứng ở thực – Nêu được vai trò của tập tính đối với động vật. vật Thông hiểu: – Trình bày được cách làm thí nghiệm chứng minh tính cảm ứng ở thực vật (ví dụ 1 C19 - Cảm ứng ở động hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc). vật - Tập tính ở động Vận dụng: – Lấy được ví dụ về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật (ở thực vật và động vật). vật: khái niệm, ví dụ – Lấy được ví dụ minh hoạ về tập tính ở động vật. minh hoạ – Vận dụng được các kiến thức cảm ứng vào giải thích một số hiện tượng trong - Vai trò cảm ứng đối thực tiễn (ví dụ trong học tập, chăn nuôi, trồng trọt). với sinh vật Vận dụng cao: -Thực hành: quan sát, ghi chép và trình bày được kết quả quan sát một số tập tính của động vật. C2 1 5 5. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật Khái niệm sinh Nhận biết: -Phát biểu được khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật 1 C trưởng và phát triển ( 2 1 tiết) 3
- Thông hiểu: -Nêu được mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển. C20 1 6. Sự phản xạ Sự phản xạ ánh Nhận biết - Nêu được các khái niệm: tia sáng tới, tia sáng phản xạ, pháp tuyến, góc tới, góc C1 sáng(3t) phản xạ, mặt phẳng tới, ảnh. - Phát biểu được nội dung định luật phản xạ ánh sáng. Thông hiểu Phân biệt được phản xạ và phản xạ khuếch tán. C6 1 Vận dụng - Vẽ được hình biểu diễn định luật phản xạ ánh sáng. - Thực hiện được thí nghiệm rút ra định luật phản xạ ánh sáng. C 0,5 - Vận dụng được định luật phản xạ ánh sáng trong một số trường hợp đơn giản. 21 b Ảnh của vật tạo bởi Nhận biết gương phẳng (3 tiết) Nhận biết C2 - Nêu được tính chất ảnh của vật qua gương phẳng. 1 Vận dụng Vận dụng C - Dựng được ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng. 0,5 21 a Vận dụng cao - Dựng được ảnh của một hình bất kỳ tạo bởi gương phẳng. - Thiết kế và chế tạo được sản phẩm đơn giản ứng dụng định luật phản xạ ánh sáng và tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng (như kính tiềm vọng, kính vạn hoa,…) 6. Từ ( 3 tiết) Nam châm (3t) Nhận biết Nhận biết - Xác định được cực Bắc và cực Nam của một thanh nam châm. C4 - Nêu được sự tương tác giữa các từ cực của hai nam châm. C3 Thông hiểu - Mô tả được hiện tượng chứng tỏ nam châm vĩnh cửu có từ tính. - Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau C5 - Mô tả được cấu tạo và hoạt động của la bàn. 1 Vận dụng - Tiến hành thí nghiệm để nêu được: + Tác dụng của nam châm đến các vật liệu khác nhau; + Sự định hướng của thanh nam châm (kim nam châm). - Sử dụng la bàn để tìm được hướng địa lí.
- TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 - NĂM HỌC 2023-2024 HỌ TÊN: ........................................ MÔN: KHTN 7 LỚP: 7/..... Thời gian: 75’ (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm).
- Chọn phương án trả lời đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1. Quan sát sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng ở hình 1. Tia phản xạ là tia A. SI B. IR C. IN D. SN Câu 2. Ảnh của viên pin quan sát được trong gương ở hình 2 là A. ảnh ảo, nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, bằng vật. C. ảnh ảo, bằng vật. D. ảnh thật, lớn hơn vật. Câu 3. Hiện tượng gì sẽ xảy ra khi đưa hai nam châm lại gần như ở hình 3? A. Chúng đẩy nhau. B. Chúng hút nhau. C. Có thể hút cũng có thể đẩy. D. Ban đầu hút sau đó đẩy.
- Câu 4. Cực số 1 của kim nam châm ở hình 4 là cực A. đông. B. nam. C. bắc. D. tây. Câu 5. Nam châm có thể hút A. sắt, thép, đồng, inox. B. sắt, tôn tráng kẽm, nhôm. C. nhôm, sắt, thép. D. thép, coban, sắt, niken. Câu 6. Trong các hình ảnh sau, hình nào xảy ra hiện tượng phản xạ khuếch tán? A B C D Câu 7. Đơn chất là chất tạo nên từ một
- A. chất. B. nguyên tử. C. nguyên tố hóa học. D. phân tử. Câu 8. Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết số A. thứ tự của nguyên tố. B. hiệu nguyên tử. C. electron lớp ngoài cùng. D. lớp electron. Câu 9. Trong bảng tuần hoàn, số chu kì nhỏ là A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 10. Số nhóm A trong bảng hệ thống tuần hoàn là A. 3. B. 4. C. 7. D. 8. Câu 11. Khối lượng phân tử của khí nitrogen (tạo bởi 2N) là A. 14. B. 30. C. 28. D. 32. (Biết khối lượng nguyên tử N =14 amu) Câu 12. Nước tạo nên từ nguyên tố hydrogen và oxygen. Nước là A. đơn chất. B. hợp chất. C. nguyên tố. D. nguyên tử. Câu 13. Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với các kích thích từ A. các sinh vật khác. B. môi trường trong. C. môi trường ngoài. D. môi trường. Câu 14. Cảm ứng giúp sinh vật A. thích ứng với sự thay đổi của môi trường. B. thay đổi các kích thích từ môi trường. C. biến đổi các kích thích từ môi trường. D. trả lời các kích thích của môi trường. Câu 15. Tập tính là một chuỗi những phản ứng của động vật A. biến đổi kích thích của môi trường. B. trả lời kích thích của môi trường. C. phát tán kích thích của môi trường. D. điều tiết kích thích của môi trường. Câu 16. Sự thoát hơi nước của cây đóng vai trò như lực A. kéo giúp vận chuyển dòng nước và các chất khoáng. B. hút giúp vận chuyển dòng nước và các chất dinh dưỡng. C. đẩy giúp vận chuyển dòng nước và các chất dinh dưỡng. D. đẩy giúp vận chuyển dòng nước và các chất khoáng. Câu 17. Dựa vào sơ đồ, sắp xếp theo thứ tự con đường thu nhận và tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người.
- (1). Thức ăn được đưa vào miệng và bắt đầu quá trình biến đổi trong ống tiêu hoá. (2). Các chất cặn bã còn lại được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn. (3). Thức ăn được biến đổi trong ống tiêu hoá để trở thành các chất đơn giản và được hấp thụ vào máu. A. (1) -> (2) -> (3). B. (3) -> (2) -> (1). C. (2) -> (1) -> (3). D. (1) -> (3) -> (2). Câu 18. Quan sát hình, điền vào chỗ trống quá trình vận chuyển các chất ở người. Ở người, các chất được vận chuyển chủ yếu nhờ hệ tuần hoàn. Vòng tuần hoàn nhỏ đưa máu có màu đỏ thẫm nghèo O 2 từ tim đến phổi, tại đây máu nhận O2 và thải CO2 trở thành máu có màu đỏ tươi rồi trở về ...... A. phổi. B. gan. C. tim. D. ruột. Câu 19. Chuẩn bị: 2 chậu đất trồng cây giống nhau; 2 hộp carton không đáy, 1 hộp khoét lỗ phía trên, hộp còn lại khoét phía bên cạnh. Bước 1 (1) : Gieo hạt đỗ vào trong đất, tưới nước đủ ẩm và đợi cho đến khi hạt nảy mầm. Bước 2 (2): Sau khoảng từ 3 đến 5 ngày, nhấc hộp carton ra khỏi các chậu cây, quan sát hướng của thân cây. Bước 3 (3) : Úp lên mỗi chậu cây 1 hộp carton, đặt trong môi trường ánh sáng tự nhiên.
- Các bước làm thí nghiệm chứng minh tính hướng sáng của cây theo thứ tự là A. (1) -> (3) -> (2). B. (1) -> (2) -> (3). C. (2) -> (3) -> (1). D. (3) -> (1) -> (2). Câu 20. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình trong cơ thể sống có mối quan hệ với nhau như thế nào? A. Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển dựa trên cơ sở của sinh trưởng. B. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, diễn ra trái ngược nhau. C. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình độc lập, không liên quan đến nhau. D. Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình mâu thuẫn, không gắn liền với nhau. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm). Câu 21 (1,0 điểm). Hai quả cầu nhỏ A và B được đặt trước một gương phẳng như ở hình 5. a) Dựa vào tính chất tạo ảnh của gương phưởng vẽ ảnh của quả cầu A và B. b) Đặt mắt ở vị trí nào thì nhìn thấy ảnh của quả cầu này che khuất ảnh của quả cầu kia? Vẽ hình (vẽ vị trí đặt mắt ở trên hình).
- Hình 5. Câu 22 (1,0 điểm). Trong số các chất cho dưới đây, hãy chỉ ra chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất. Tính khối lượng phân tử của chúng. a) Khí oxygen (tạo nên từ 2O). b) Khí carbon dioxide (tạo nên từ 1C, 2O). (Biết khối lượng nguyên tử các nguyên tố: O = 16 amu; C = 12 amu) Câu 23 (1,0 điểm). Phát biểu khái niệm sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. Câu 24 (1,0 điểm). Để chuẩn bị cho gieo hạt lúa vụ mới, ba bạn An đã tiến hành cày, bừa đất rất kĩ và bón lót một số loại phân. Theo em ba bạn An làm vậy nhằm mục đích gì? Câu 25 (1,0 điểm). Quan sát một số động vật sống xung quanh em, cho biết 2 tập tính của các động vật đó và nêu ý nghĩa các tập tính đó đối với động vật. ............................................. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC: 2023-2024 MÔN: KHTN 7 ĐỀ CHÍNH THỨC I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng : 0,25 điểm.
- Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đ/án B C A B D B C D A D C B D A B A D C A A II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 21 (1,0 điểm)
- a) Vẽ được ảnh của quả cầu A và B (0,5 điểm). b) Vẽ vị trí đặt mắt trên đường truyền của tia phản xạ kéo dài đi qua ảnh của của cầu A và B (0,5 điểm). Câu 22 (1,0 điểm). a) Khí oxygen (tạo nên từ 2O) : đơn chất (0,25 điểm). Khối lượng phân tử: 2 x 16 = 32 (amu) (0,25 điểm). b) Khí carbon dioxide (tạo nên từ 1C, 2O): hợp chất. (0,25 điểm). Khối lượng phân tử: 12 + 16 x 2 = 44 (amu) (0,25 điểm). Câu 23 (1,0 điểm). - Sinh trưởng là sự tăng về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào, nhờ đó cơ thể lớn lên. (0,5 điểm). - Phát triển bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể. (0,5 điểm). Câu 24 (1,0 điểm). - Cày, bừa đất rất kĩ để tạo độ thoáng khí đồng thời thúc đẩy quá trình hòa tan chất khoáng trong đất. (0,5 điểm). - Bón lót một số loại phân để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đất (0,5 điểm). Câu 25 (1,0 điểm). Mỗi tập tính (0,5 điểm): - Kể tên: 0,25 điểm -Nêu được ý nghĩa: 0,25 điểm
- (Học sinh giải cách khác nhưng đúng thì vẫn đạt điểm tối đa) ---------------------------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 46 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 40 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 42 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn