intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 7 năm 2023-2024 - Trường THCS Ngô Gia Tự, Long Biên

  1. UBND QUẬN LONG BIÊN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II MÔN KHTN 7 TRƯỜNG THCS NGÔ GIA TỰ NĂM HỌC: 2023 – 2024 ĐỀ 001 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày thi: 12/03/2024 A. TRẮC NGIỆM: 7,0 điểm Tô kín vào ô tròn trong phiếu trả lời trắc nghiệm tương ứng đáp án đúng. Câu 1. Trên thanh nam châm chỗ nào hút sắt mạnh nhất? A. Phần giữa của thanh B. Chỉ có từ cực Bắc C. Cả hai từ cực D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau Câu 2. Nam châm không thể hút được vật nào dưới đây? A. Sắt. B. Nhôm. C. Thép. D. Niken. Câu 3. Từ phổ là: A. hình ảnh của các đường mạt sắt trong từ trường của nam châm. B. hình ảnh của các kim nam châm đặt gần một nam châm thẳng. C. hình ảnh của các hạt cát đặt trong từ trường của nam châm. D. hình ảnh của các hạt bụi đặt trong từ trường của nam châm. Câu 4. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước sao cho: A. có chiều từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm. B. có độ mau thưa tùy ý. C. bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm. D. bên ngoài thanh nam châm, có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào cực Nam. Câu 5. Từ trường không tồn tại ở đâu? A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh dòng điện. C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Xung quanh Trái Đất. Câu 6. Nam châm điện có cấu tạo gồm: A. nam châm và lõi sắt non. B. nam châm và nguồn điện. C. cuộn dây dẫn và lõi sắt non. D. nam châm và cuộn dây dẫn. Câu 7. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Xung quanh nam châm có từ trường của nam châm đó. B. Ở hình ảnh từ phổ của nam châm, nơi nào mạt sắt dày thì từ trường mạnh, nơi nào mạt sắt thưa thì từ trường yếu hơn. C. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường mạnh thì lực từ mạnh, nơi nào từ trường yếu hơn thì lực từ yếu hơn. D. Trong từ trường của nam châm, nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ dày, nơi nào từ trường mạnh hơn thì đường sức từ thưa hơn. Câu 8. Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như hình bên. Tên các cực từ của nam châm là: A. A là cực Bắc, B là cực Nam. B. A là cực Nam, B là cực Bắc. C. A và B là cực Bắc. D. A và B là cực Nam. Câu 9. Để hút các mảnh kim loại ra khỏi bãi rác người ta sử dụng một cần cẩu có nam châm điện. Để lấy các mảnh kim loại này ra khỏi cần cẩu thì người ta sẽ: A. Đảo chiểu dòng điện qua nam châm điện.
  2. B. Ngắt điện, không cho dòng điện đi qua nam châm điện. C. Sử dụng một nam châm có lực hút lớn hơn. D. Tăng cường độ dòng chạy qua các vòng dây trong nam châm điện. Câu 10. Ý nào sau đây không đúng khi nói về từ trường Trái Đất? A. Cực từ Bắc của Trái Đất trùng với cực Bắc của Trái Đất B. Trái đất có từ trường. C. Cực từ Bắc của Trái Đất ở gần cực Bắc của Trái Đất. D. Cực từ Nam của Trái Đất ở gần cực Nam của Trái Đất. Câu 11. La bàn có cấu tạo gồm: (1) kim nam châm quay tự do trên trục. (2) mặt chia độ được chia thành 3600 có ghi bốn hướng. (3) vỏ kim loại kèm mặt kính. (4) cuộn dây dẫn cuốn quanh lõi sắt non. A. (1), (2) B. (1), (4) C. (1), (2), (3) D. (1), (2), (3), (4) Câu 12. La bàn là dụng cụ dùng để làm gì? A. là dụng cụ dùng để đo tốc độ. B. là dụng cụ dùng để đo nhiệt độ. C. là dụng cụ dùng để xác định độ lớn của lực. D. là dụng cụ dùng để xác định phương hướng. Câu 13. Chuyển hóa năng lượng là: A. sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác. B. sự biến đổi năng lượng từ nơi này sang nơi khác. C. sự truyền năng lượng từ nơi này sang nơi khác. D. sự thay đổi năng lượng theo chiều hướng tăng hoặc giảm dần. Câu 14. Điền vào chỗ trống để hoàn thành phường trình sau: Nước + Carbon dioxide( xúc tác ánh sáng, diệp lục) → …?... + Chất hữu cơ A. Nước B. Chất khoáng C. Oxygen D. Ánh sáng Câu 15. Trên thực tế, để thích nghi với điều kiện sống tại môi trường sa mạc, lá của cây xương rồng đã biến đổi thành gai. Vậy cây xương rồng quang hợp chủ yếu bằng bộ phận nào sau đây? A. Lá cây. B. Thân cây. C. Rễ cây. D. Gai của cây. Câu 16. Điền vào chỗ trống: “Quang hợp là một quá trình trao đổi chất và ... năng lượng quan trọng ở thực vật.” A. Chuyển hóa B. Hấp thu C. Sử dụng D. Điều hòa Câu 17. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quang hợp của cây? A. Ánh sáng, nước, nhiệt độ. B. Ánh sáng, khí carbon dioxide, nhiệt độ, khí oxygen. C. Nhiệt độ, nước, khí carbon dioxide, chất diệp lục. D. Ánh sáng, nước, khí carbon dioxide, nhiệt độ. Câu 18. Thông thường, khi nồng độ Carbon dioxide tăng thì hiệu quả quang hợp sẽ tăng, nhưng nếu nồng độ Carbon dioxide quá cao sẽ dẫn đến? A. Ức chế quang hợp. B. Quang hợp bình thường. C. Tăng hiệu quả quang hợp. D. Quang hợp diễn ra mạnh mẽ. Câu 19. Trong các cây sau, cây ưa sáng là: A. cây bạch đàn. B. cây lá lốt. C. cây trầu không. D. cây vạn niên thanh. Câu 20. Người ta dùng loại dung dịch nào để phát hiện tinh bột có trong lá cây? A. Dung dịch Iodine B. Dung dịch nước muối C. Ethanol D. Nước vôi trong
  3. Câu 21. Trong thí nghiệm chứng minh khí carbon dioxide cần cho quang hợp, người ta dùng dung dịch nào để hấp thụ hết khí carbon dioxide? A. Dung dịch Iodine B. Dung dịch nước muối C. Ethanol D. Nước vôi trong Câu 22. Trong các sinh vật sau, sinh vật nào có thể quang hợp? A. Trùng roi xanh, tảo lam, địa y, tầm gửi, trùng biến hình. B. Trùng roi xanh, cây xanh, nấm, tảo, địa y, động vật. C. Trùng roi xanh, cây bèo tây, tảo, con cá, con chó. D. Trùng roi xanh, cây bèo tây, tảo, dương xỉ, rêu. Câu 23. Nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào là: A. khí oxygen. B. khí carbon dioxide. C. nước. D. không khí. Câu 24. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến hô hấp tế bào? A. Khí Oxygen B. Khí Carbon dioxide C. Khí Nitrogen D. Nhiệt độ Câu 25. Trong cơ thể động vật, hô hấp tế bào diễn ra trong bào quan nào? A. Ti thể. B. Lục lạp. C. Bộ máy gongi. D. Ribosome. Câu 26. Nồng độ khí carbon dioxide khoảng bao nhiêu thì thuận lợi cho hô hấp tế bào? A. Khoảng 0,02%. B. Khoảng 0,01%. C. Khoảng 0,03%. D. Khoảng 0,04%. Câu 27. Vì sao khi sốt cao, nhịp thở lại tăng lên? A. Vì khi sốt cao, quá trình hô hấp tế bào tăng lên khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên. B. Vì khi sốt cao, quá trình tổng hợp trong tế bào tăng lên khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên. C. Vì khi sốt cao, quá trình hô hấp tế bào giảm khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên. D. Vì khi sốt cao, quá trình tổng hợp trong tế bào giảm khiến nhiệt độ cơ thể tăng và nhịp hô hấp tăng lên. Câu 28. Đối với các loại hạt như thóc, ngô, đỗ,… người ta thường ưu tiên sử dụng biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm là: A. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao. B. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxygen thấp. C. Bảo quản khô. D. Bảo quản lạnh. B. TỰ LUẬN: 3,0 điểm Câu 1(1,0 điểm): Cơ thể người khi ở trạng thái nghỉ ngơi có tiêu dùng năng lượng không? Vì sao? Câu 2(1,0 điểm): Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm? Câu 3(1,0 điểm): Em hãy giải thích tại sao ở những nơi có nhiều nhà máy, xí nghiệp, dân cư đông đúc, người ta thường trồng nhiều cây xanh? ---HẾT---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2