intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, TP. Hội An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

13
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, TP. Hội An" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du, TP. Hội An

  1. MA TRẬN, BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II. MÔN KHTN 8.THCS NGUYỄN DU (2023-2024) I. KHUNG MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2 - Thời gian làm bài: 60 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% nhận biết; 30% thông hiểu; 20% vận dụng; 10% vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, gồm 16 câu hỏi (ở mức độ nhận biết) - Phần tự luận: 6,0 điểm (Thông hiểu: 3,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm) Số lượng câu hỏi cho từng Phần/ Tổng số câu Tổng số điểm mức độ Chương/ Nội dung nhận thức Chủ đề/ kiểm tra Nhận Thông Vận Vận Bài biết hiểu dụng dụng cao TN TL TL (TN) (TL) (TL) (TL) - Hiện tượng nhiễm điện - Dòng điện, Nguồn điện Điện - Tác dụng của dòng điện 6 1 1 6 2 2,5 - Đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế - Mạch điện đơn giản Sinh học cơ thể - Da và điều hoà thân nhiệt ở người người - Sinh sản ở người 4 4 Sinh vật và môi - Môi trường sống và các nhân tố sinh thái trường - Quần thể sinh vật 1 1 2 1.5 Tốc độ phản ứng – - Tốc độ phản ứng Chất xúc tác - Chất xúc tác 2 2
  2. - Acid Acid - Base (bazơ) 4 1 1 4 2 2 Base – pH - Thang đo pH Tổng số câu 16 3 2 1 16 6 6 Tổng số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 4,0 6,0 6,0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 40% 60% 60% II. BẢNG ĐẶC TẢ
  3. Câu hỏi Số ý TL/số câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt T TN TL TN (Số ý) (Số câu) - Lấy được ví dụ về hiện tượng nhiễm điện. C1, C6 2 Nhận biết - Cách làm cho một vật bị nhiễm điện - Mô tả cách làm một vật bị nhiễm điện. - Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ Thông hiểu xát. 1. Hiện tượng nhiễm điện - Chỉ ra được vật nhiễm điện chỉ có thể nhiễm một trong hai loại điện tích. - Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do Vận dụng cọ xát. Vận dụng cao - Vận dụng phản ứng liên kết ion để giải thích cơ chế vật nghiễm điện. 2. Nguồn điện Nhận biết - Nhận biết được kí hiệu nguồn điện. - Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện.
  4. - Liệt kê được một số nguồn điện thông dụng trong đời sống. C2 1 - Nguồn điện 1 chiều luôn có 2 cực (âm, dương) cố định. Thông hiểu - Nguồn điện xoay chiều đổi cực liên tục 3. Dòng điện. - Phát biểu được định nghĩa về dòng điện. Tác dụng của dòng điện - Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu không dẫn điện. Nhận biết - Nêu được dòng điện có tác dụng: nhiệt, phát sáng, hoá học, sinh lí. C3 1 Thông hiểu - Giải thích được nguyên nhân vật dẫn điện, vật không dẫn điện. - Giải thích được tác dụng nhiệt của dòng điện. 1 - Giải thích được tác dụng phát sáng của dòng điện. - Giải thích được tác dụng hóa học của dòng điện. - Giải thích được tác dụng sinh lí của dòng điện.
  5. - Chỉ ra được các ví dụ trong thực tế về tác dụng của dòng điện và giải thích. Vận dụng - Thiết kế phương án (hay giải pháp) để làm một vật dụng điện hữu ích cho Vận dụng cao bản thân (hay đưa ra biện pháp sử dụng điện an toàn và hiệu quả). - Nêu được đơn vị cường độ dòng điện. C4 1 - Nhận biết được ampe kế, kí hiệu ampe kế trên hình vẽ. Nhận biết - Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế. 4. cường độ - Nhận biết được vôn kế, kí hiệu vôn kế trên hình vẽ. dòng điện và hiệu điện thế - Vẽ được mạch điện đơn giản gồm: nguồn điện, điện trở (biến trở), ampe kế. - Vẽ được mạch điện đơn giản gồm: nguồn điện, điện trở (biến trở), vôn kế. Thông hiểu - Mắc được mạch điện đơn giản khi cho trước các thiết bị. 5. Mạch điện Nhận biết Nhận biết kí hiệu mô tả: nguồn điện, điện trở, biến trở, chuông, ampe kế, vôn C5 1 đơn giản kế, cầu chì, đi ốt và đi ốt phát quang.
  6. - Vẽ được mạch điện theo mô tả cách mắc. Thông hiểu - Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì (hoặc: rơ le, cầu dao tự động, chuông điện). - Vẽ được sơ đồ mạch điện với kí hiệu mô tả: bóng đèn, ampe kế (ammeter), 1 Vận dụng cao vôn kế (voltmeter), nguồn điện, khóa K, dây dẫn khi bóng đèn sáng. - Nêu được cấu tạo sơ lược của da. Nhận biết - Nêu được chức năng của da. - Trình bày được một số bệnh về da và các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và Thông hiểu làm đẹp da an toàn. Vận dụng - Vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc da, trang điểm an toàn cho da. - Tìm hiểu được các bệnh về da trong trường học hoặc trong khu dân cư. Vận dụng cao - Tìm hiểu được một số thành tựu ghép da trong y học. 6. Da và điều - Nêu được khái niệm thân nhiệt. hoà thân nhiệt ở người - Nêu được vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người. Nhận biết: - Nêu được vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt. - Nêu được một số biện pháp chống cảm lạnh, cảm nóng. - Nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt. Thông hiểu - Trình bày được một số phương pháp chống nóng, lạnh cho cơ thể. Vận dụng - Thực hành được cách đo thân nhiệt. Vận dụng cao - Thực hiện được tình huống giả định cấp cứu khi cảm nóng hoặc lạnh. 7. Sinh sản ở - Nêu được chức năng của hệ sinh dục. người Nhận biết - Kể tên được các cơ quan sinh dục nam và nữ. C7, C9 2 - Kể tên được một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục (bệnh HIV/AIDS, C10 1 giang mai, lậu,...).
  7. - Nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên. - Biết được hiện tượng kinh nguyệt. C8 1 - Trình bày được chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ. - Nêu được cách phòng tránh thai. Thông hiểu - Nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai. - Trình bày được cách phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (bệnh HIV/AIDS, giang mai, lậu,...). Vận dụng - Vận dụng được hiểu biết về sinh sản để bảo vệ sức khoẻ bản thân. - Điều tra được sự hiểu biết của học sinh trong trường về sức khoẻ sinh sản Vận dụng cao vị thành niên (an toàn tình dục). - Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật Nhận biết - Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái. - Phân biệt được 4 môi trường sống chủ yếu: môi trường trên cạn, môi 8. Môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật. Lấy được ví trường sống dụ minh hoạ các môi trường sống của sinh vật. và các nhân - Trình bày được sơ lược khái niệm về giới hạn sinh thái, lấy được ví dụ Thông hiểu: tố sinh thái minh hoạ. - Phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố hữu sinh (bao gồm cả nhân tố con người). Lấy được ví dụ minh hoạ các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. Vận dụng Giải thích được các hiện tượng trong thực tế 1 Nhận biết - Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể (đặc trưng về số lượng, giới 9. Quần tính, lứa tuổi, phân bố). thể - Lấy được ví dụ minh hoạ cho các đặc trưng cơ bản của quần thể (đặc trưng sinh Thông hiểu về số lượng, giới tính, lứa tuổi, phân bố). vật - Hiểu được khái niệm quần thể sinh vật. 1 Vận dụng: - Đề xuất được một số biện pháp bảo vệ quần thể. 10. Tốc độ Nhận biết - Nêu được khái niệm về tốc độ phản ứng (chỉ mức độ nhanh hay chậm của phản ứng và phản ứng hoá học). chất xúc tác - Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng thực tế. - Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng; C11 2 - Nêu được khái niệm về chất xúc tác. C12
  8. - So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học Thông hiểu Vận dụng: - Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn 11. Acid – Base – pH – Oxide – Muối. Phân bón hoá học - Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+). - Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, C13 Nhận biết CH3COOH). C14 - Nêu được tính chất hóa học của acid. 2 Acid - Nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương Thông hiểu 1/2 trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid. - Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; Vận dụng phản ứng với kim loại). 1 - Giải được bài toán tính theo PTHH - Nêu được khái niệm base (tạo ra ion OH–). Nhận biết C15 - Nêu được tính chất hóa học của base. 1 - Nêu được kiềm là các hydroxide tan tốt trong nước. Base (bazơ) - Tra được bảng tính tan để biết một hydroxide cụ thể thuộc loại kiềm hoặc base Thông hiểu không tan. 1/2 - Giải thích hiện tượng thực tế dựa vào tính chất hóa học của base - Tiến hành được thí nghiệm base là làm đổi màu chất chỉ thị, phản ứng với Vận dụng acid tạo muối. - Nêu được thang pH Thang đo pH Nhận biết C16 1 - Sử dụng pH để đánh giá độ acid - base của dung dịch. - Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại Thông hiểu thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...). Vận dụng - Liên hệ được pH trong dạ dày, trong máu, trong nước mưa, đất.
  9. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II HS: ................................................ NĂM HỌC 2023-2024 LỚP: 8/ MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày kiểm tra: …./…./…. A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất ghi vào tờ giấy làm bài. Câu 1: Vật nhiễm điện là vật A. thiếu electron. B. thừa electron. C. có thể thiếu hoặc thừa electron. D. bình thường về electron. Câu 2: Dụng cụ nào sau đây là nguồn điện? A. Bóng đèn và Pin. B. Acquy và công tắc. C. Quạt điện đang chạy. D. Pin và acquy. Câu 3: Thiết bị điện nào sau đây hoạt động không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện? A. Nồi cơm điện. B. Bếp điện. C. Quạt máy. D. Bàn ủi điện. Câu 4: Đơn vị đo cường độ dòng điện là A. ampe (A). B. niutơn (N). C. héc (Hz). D. vôn (V). Câu 5: Kí hiệu là kí hiệu của A. biến trở. B. bóng đèn. C. điện trở. D. điốt. Câu 6: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách A. cọ xát vật. B. nhúng vật vào nước đá. C. cho chạm vào nam châm. D. nung nóng vật. Câu 7: Ở nam giới, cơ quan nào sau đây sản sinh ra tinh trùng? A. Dương vật. B. Túi tinh. C. Tinh hoàn. D. Mào tinh. Câu 8: Hiện tượng kinh nguyệt là dấu hiệu chứng tỏ điều gì? A. Trứng đã được thụ tinh. B. Trứng đã được thụ tinh nhưng không làm tổ tại tử cung. C. Trứng đã được thụ tinh và làm tổ tại tử cung. D. Trứng chín và rụng nhưng không được thụ tinh. Câu 9: Ở người, số lượng trứng rụng trong 1 chu kì thường là A. 1 trứng. B. 2 trứng. C. 3 trứng. D. nhiều trứng. Câu 10: Trong các bệnh sau đây, bệnh nào lây truyền qua đường sinh dục?
  10. A. Covid – 19. B. Giang mai. C. Sốt xuất huyết. D. Đau mắt đỏ. Câu 11: Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây? A. Chất xúc tác. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng. C. Thời gian xảy ra phản ứng. D. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. Câu 12: Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố gì để làm chậm tốc độ phản ứng? A. Nguyên liệu. B. Hóa chất. C. Nồng độ. D. Nhiệt độ. Câu 13: Acetic acid (CH3COOH) là một acid hữu cơ có trong giấm ăn với nồng độ khoảng A. 0 - 2%. B. 1- 6%. C. 2- 5%. D. 3 - 7%. Câu 14: Acid có trong dạ dày của người đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa thức ăn là A. Acid stearic. B. Acetic acid. C. Sulfuric acid. D. Hydrochloric acid. Câu 15: Tính chất hoá học chung của base là A. làm quỳ tím chuyển màu xanh. B. làm dung dịch phenolphthalein không màu chuyển màu hồng. C. tác dụng với acid tạo thành muối và nước. D. bị nhiệt phân huỷ tạo ra oxide base và nước. Câu 16: Theo thang pH, dung dịch có pH = 7 thì dung dịch có môi trường A. base. B. acid. C. muối. D. trung tính. B. TỰ LUẬN (6,0 điểm) Câu 17: (1đ) Quần thể sinh vật là gì? Cho ví dụ? Câu 18: (0,5đ) Tại sao một số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng thì cho năng suất cao hơn khi trồng ở nơi trống trải? Câu 19: ( 0,5 đ): Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: a) Zn +H2SO4 → ……….. + ………… b) KOH + HCl → ……….. + ………… Câu 20 (1,5 đ): Trung hoà 200 mL dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. a) Viết phương trình hoá học xảy ra? b) Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng? Câu 21: (1,5đ) a) Một bạn học sinh dùng đèn LED để đọc sách. Em hãy cho biết các tác dụng của dòng điện trong trường hợp này? Tác dụng nào là có ích? b) Bạn học sinh đó có nên dùng đèn sợi đốt thay cho đèn LED hay không? Tại sao? Câu 22. (1,0 đ) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 biến trở, 1 bóng đèn, dây dẫn, nguồn điện (2 pin), một khóa K sao cho đèn phát sáng, 1 Ampe kế đo cường độ dòng điện qua đèn, 1 Vôn kế đo hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn, mũi tên chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch.
  11. --------Hết----------
  12. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Môn: KHTN 8 A. Phần đáp án trắc nghiệm: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C D C A C A C D A B C D C D C D B. Phần đáp án câu tự luận: Câu Đáp án Điểm - Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong 0,5 Câu 17 một khoảng không gian xác định, ở một thời điểm nhất định và có (1 điểm) khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới. - Ví dụ: quần thể lúa ở Cẩm Châu, quần thể chuột ở ruộng lúa 0,5 Một số loài cây nếu được trồng dưới tán rừng thì cho năng suất cao Câu 18 hơn khi trồng ở nơi trống trải vì đó là những cây ưa bóng cần nhu 0,5 (0.5 điểm) cầu ánh sáng thấp Câu 19 a) Zn +H2SO4 → ZnSO4 + H2 0,25 (0,5 điểm) b) KOH + HCl → KCl + H2O 0,25 a) Phương trình hoá học : 0,5 H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O b) Tìm khối lượng dung dịch NaOH : Câu 20 - nH2SO4= 0,2.1= 0,2 mol 0,25 (1,5 điểm) - nNaOH = 0,4 mol 0,25 - mNaOH = 0,4 x 40 = 16 (gam). 0,25 - Khối lượng dung dịch NaOH cần dùng : mddNaOH = 80 gam 0,25 a) - Khi dòng điện chạy qua bóng đèn, dòng điện gây ra tác dụng phát 0,5 sáng và tác dụng nhiệt. Câu 21 - Tác dụng phát sáng là có ích vì nó làm cho đèn sáng (đúng mục 0,5 (1,5 điểm) đích sử dụng) b) Không dùng đèn sợi đốt thay thế vì đèn sợi đốt tỏa nhiệt rất nhiều gây nóng và không tiết kiệm điện năng. 0,5 Câu 22 Vẽ đúng sơ đồ mạch điện. Không đúng một kí hiệu trừ 0.25 điểm 1.0 (1 điểm)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2