intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Hiền, Phú Ninh

  1. MA TRẬN, ĐẶC TẢ, ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN KHTN 8 1. KHUNG MA TRẬN - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa kì 2 theo kế hoạch. - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi nhận biết, mỗi câu 0,25 điểm); - Phần tự luận: 6,0 điểm (Thông hiểu: 3,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm). Số lượng câu hỏi cho từng Tổng số Tổng số Phần/ mức độ nhận thức câu điểm Chương/ Nhận Thông Vận Vận Nội dung kiểm tra Chủ đề/ biết hiểu dụng dụng Bài TN TL TN TL (TN) (TL) (TL) cao (TL) - Hiện tượng nhiễm điện - Dòng điện, Nguồn điện Điện - Mạch điện đơn giản 4 1 4 1 1 1,5 - Tác dụng của dòng điện - Đo cường độ dòng điện, Đo hiệu điện thế Trang 1
  2. Sinh học cơ Da và điều hoà thân nhiệt ở người 6 1 1 6 2 1,5 2.5 thể người Sinh sản Sinh vật và môi Môi trường sống và các nhân tố sinh thái 2 1 2 1 0,5 1 trường Tốc độ phản ứng và chất xúc tác- Tốc độ phản ứng và chất xúc tác- Acid 4 1 1 4 2 1,0 1,5 Một số hợp chất thông dụng Tổng số câu 16 3 2 1 16 6 4 6 Tổng số điểm 4,0 3,0 2,0 1,0 4,0 6,0 Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 40% 60% II. ĐẶC TẢ Số ý TL/số câu Câu hỏi Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt hỏi TN TL TN TL TN 1. Điện (11 tiết) - Lấy được ví dụ về hiện tượng nhiễm điện. Nhận biết - Cách làm cho một vật bị nhiễm điện 1. Hiện - Mô tả cách làm một vật bị nhiễm điện. tượng nhiễm Thông hiểu - Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện điện do cọ xát. - Chỉ ra được vật nhiễm điện chỉ có thể nhiễm một trong hai loại Trang 2
  3. điện tích. Vận dụng - Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát. Vận dụng cao - Vận dụng phản ứng liên kết ion để giải thích cơ chế vật nghiễm điện. - Nhận biết kí hiệu mô tả: nguồn điện, điện trở, biến trở, chuông, 2 C1 ampe kế, vôn kế, cầu chì, đi ốt và đi ốt phát quang. C4 Nhận biết - Mô tả được sơ lược công dụng của cầu chì (hoặc: rơ le, cầu dao tự động, chuông điện). - Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng điện. 2. Dòng - Kể tên được một số nguồn điện trong thực tế. điện, nguồn điện. - Nguồn điện 1 chiều luôn có 2 cực (âm, dương) cố định. Mạch điện Thông hiểu - Vẽ được mạch điện theo mô tả cách mắc. đơn giản. - Nguồn điện xoay chiều đổi cực liên tục - Xác định được cường độ dòng điện của đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp (hoặc đoạn mạch gồm ba điện trở mắc song Vận dụng song) - Xác định được hiệu điện thế của đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp (hoặc đoạn mạch gồm ba điện trở mắc song song). - Phát biểu được định nghĩa về dòng điện. 4. Tác dụng Nhận biết - Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu không dẫn của dòng điện. điện - Nhận biết được dòng điện có tác dụng: nhiệt, phát sáng, hoá 1 C3 Trang 3
  4. học, sinh lí. - Giải thích được nguyên nhân vật dẫn điện, vật không dẫn điện. - Giải thích được tác dụng nhiệt của dòng điện. Thông hiểu - Giải thích được tác dụng phát sáng của dòng điện. - Giải thích được tác dụng hóa học của dòng điện. - Giải thích được tác dụng sinh lí của dòng điện. Vận dụng - Chỉ ra được các ví dụ trong thực tế về tác dụng của dòng điện và giải thích. - Thiết kế phương án (hay giải pháp) để làm một vật dụng điện Vận dụng cao hữu ích cho bản thân (hay đưa ra biện pháp sử dụng điện an toàn và hiệu quả). - Nêu được đơn vị cường độ dòng điện. - Nhận biết được ampe kế, kí hiệu ampe kế trên hình vẽ, cách 1 C2 mắc ampe kế vào mạch điện. Nhận biết 5. Đo - Nêu được đơn vị đo hiệu điện thế. cường độ - Nhận biết được vôn kế, kí hiệu vôn kế trên hình vẽ. dòng điện. - Nhận biết được điện trở (biến trở) kí hiệu của điện trở (biến Đo hiệu trở). điện thế - Vẽ được mạch điện đơn giản gồm: nguồn điện, điện trở (biến Thông hiểu trở), ampe kế. - Vẽ được mạch điện đơn giản gồm: nguồn điện, điện trở (biến trở), vôn kế. Trang 4
  5. - Mắc được mạch điện đơn giản khi cho trước các thiết bị. - Xác định được cường độ dòng điện chạy qua một điện trở, hai điện trở mắc nối tiếp (hoặc hai điện trở mắc song song) khi biết trước các số liệu liên quan trong bài thí nghiệm (hoặc xác định bằng công thức Định luật Ôm cho đoạn mạch: I = U/R) - Xác định được hiệu điện thế đặt vào hai đầu thiết bị tiêu thụ 1 C17 Vận dụng điện càng lớn thì dòng điện chạy qua thiết bị đó có cường độ càng lớn. - Xác định được hiệu điện thế đặt vào hai đầu thiết bị tiêu thụ điện bằng bao nhiêu để thiết bị đó hoạt động bình thường khi biết hiệu điện thế định mức. 10. Da và – Nêu được cấu tạo sơ lược của da. 1 C5 Nhận biết điều hoà – Nêu được chức năng của da. 1 C7 thân nhiệt ở Thông hiểu - Trình bày được một số bệnh về da và các biện pháp chăm sóc, người bảo vệ và làm đẹp da an toàn. – Vận dụng được hiểu biết về da để chăm sóc da, trang điểm an Vận dụng toàn cho da. – Tìm hiểu được các bệnh về da trong trường học hoặc trong khu Vận dụng cao dân cư. – Tìm hiểu được một số thành tựu ghép da trong y học. – Nêu được khái niệm thân nhiệt. 1 C6 Nhận biết: – Nêu được vai trò và cơ chế duy trì thân nhiệt ổn định ở người. – Nêu được vai trò của da và hệ thần kinh trong điều hoà Trang 5
  6. thân nhiệt. – Nêu được một số biện pháp chống cảm lạnh, cảm nóng. – Nêu được ý nghĩa của việc đo thân nhiệt. – Trình bày được một số phương pháp chống nóng, lạnh cho Thông hiểu: cơ thể. Vận dụng: - Thực hành được cách đo thân nhiệt. Vận dụng cao - Giải thích hiện tượng thực tế. 1 C18 11. Sinh sản – Nêu được chức năng của hệ sinh dục. 1 C9 - Nhận biết: – Kể tên được các cơ quan sinh dục nam và nữ. 1 C8 Kể tên được một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục (bệnh 1 C10 HIV/AIDS, giang mai, lậu,...). – Nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khoẻ sinh sản vị thành niên. - Trình bày được chức năng của các cơ quan sinh dục nam và nữ. - Nêu được hiện tượng kinh nguyệt. Thông hiểu – Nêu được cách phòng tránh thai. 1 C19 – Nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai. – Trình bày được cách phòng chống các bệnh lây truyền qua đường sinh dục (bệnh HIV/AIDS, giang mai, lậu,...). – Vận dụng được hiểu biết về sinh sản để bảo vệ sức khoẻ Vận dụng: bản thân. Vận dụng cao: – Điều tra được sự hiểu biết của học sinh trong trường về Trang 6
  7. sức khoẻ sinh sản vị thành niên (an toàn tình dục). 12. Môi – Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật trường sống Nhận biết: – Nêu được khái niệm nhân tố sinh thái. 1 C11 và các nhân - Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh vật. 1 C12 tố sinh thái – Phân biệt được 4 môi trường sống chủ yếu: môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật. Lấy được ví dụ minh hoạ các môi trường sống của sinh vật. Thông hiểu – Trình bày được sơ lược khái niệm về giới hạn sinh thái, lấy được ví dụ minh hoạ. – Phân biệt được nhân tố sinh thái vô sinh và nhân tố hữu sinh (bao gồm cả nhân tố con người). Vận dụng Lấy được ví dụ minh hoạ các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của 1 C20 nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật. 14.Tốc độ Nhận biết - Xác định được khái niệm tốc độ phản ứng 2 C13 phản ứng và - Xác định được khái niệm chất xúc tác C14 chất xúc tác Thông hiểu 1 C21 - So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học Vận dụng thấp Trình bày được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng và nêu được một số ứng dụng thực tế. Tiến hành được thí nghiệm và quan sát thực tiễn: + So sánh được tốc độ một số phản ứng hoá học; + Nêu được các yếu tố làm thay đổi tốc độ phản ứng. Trang 7
  8. Vận dụng cao 15. Acid Nhận biết – Nêu được khái niệm acid (tạo ra ion H+). 2 C15 - Nhận biết được công thức của một số acid C16 – Trình bày được một số ứng dụng của một số acid thông dụng (HCl, H2SO4, CH3COOH). Thông hiểu – Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại), nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của acid. Vận dụng thấp – Tiến hành được thí nghiệm của hydrochloric acid (làm đổi màu chất chỉ thị; phản ứng với kim loại). - Giải được bài toán tính theo PTHH 1 C22 Vận dụng cao - Giải được bài toán tính theo PTHH dạng nâng cao Trang 8
  9. PHÒNG GD& ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn chữ cái (A, B, C hoặc D) trước câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm Câu 1: Rơ le có tác dụng nào sau đây? A. Thay đổi dòng điện. B. Đóng, ngắt mạch điện tự động. C. Cảnh báo sự cố. D. Cung cấp điện. Câu 2: Ampe kế trong sơ đồ nào dưới đây được mắc đúng để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn? A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D Câu 3: Nếu ta chạm vào dây điện trần (không có lớp cách điện) dòng điện sẽ truyền qua cơ thể gây co giật, bỏng thậm chí có thể gây chết người là do A. Tác dụng nhiệt của dòng điện. B. Tác dụng sinh lí của dòng điện. C. Tác dụng từ của dòng điện. D. Tác dụng hóa học của dòng điện. Câu 4: Bóng đèn có kí hiệu nào dưới đây? A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D Câu 5: Trong cấu tạo của da người, các tuyến mồ hôi phân bố ở đâu? A. Lớp bì. B. Lớp biểu bì. C. Tầng tế bào sống. D. Lớp mỡ dưới da. Câu 6: Ở người bình thường, nhiệt độ đo được ở miệng là A. 38oC B. 37,5oC C. 37oC D. 36,5oC Trang 9
  10. Câu 7: Lớp mỡ dưới da có vai trò chủ yếu là gì? A. Dự trữ đường. B. Cách nhiệt. C. Thu nhận kích thích từ môi trường. D. Vận chuyển chất dinh dưỡng. Câu 8: Ở cơ quan sinh dục nam, bộ phận nào là nơi sản xuất ra tinh trùng? A. Ống dẫn tinh. B. Túi tinh. C. Tinh hoàn. D. Mào tinh. Câu 9: Ở nữ giới, trứng sau khi thụ tinh thường làm tổ ở đâu? A. Buồng trứng. B. Âm đạo. C. Ống dẫn trứng. D. Tử cung. Câu 10: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Bệnh giang mai do một loại …… gây ra. A. phẩy khuẩn. B. song cầu khuẩn. C. virus. D. xoắn khuẩn. Câu 11: Yếu tố nào dưới đây là nhân tố sinh thái hữu sinh? A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. B. Con người và các sinh vật khác. C. Chế độ khí hậu, nước, ánh sáng. D. Các sinh vật khác và ánh sáng. Câu 12: Ảnh hưởng của ánh sáng, thực vật được chia thành 2 nhóm gồm A. nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng. B. nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa tối. C. nhóm cây ưa ẩm và nhóm cây ưa khô. D. nhóm cây ưa ẩm và nhóm cây chịu hạn. Câu 13: Để đánh giá mức độ diễn ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học người ta dùng khái niệm nào sau đây? A Tốc độ phản ứng B. Cân bằng hóa học C. Phản ứng thuận nghịch D. Phản ứng một chiều Câu 14: Phát biểu nào sau đây SAI khi nói về chất xúc tác? A. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng. B. Sau phản ứng khối lượng của chất xúc tác tăng lên. C. Sau phản ứng khối lượng của chất xúc tác vẫn giữ nguyên. D. Sau phản ứng tính chất của chất xúc tác không thay đổi. Câu 15: Cặp chất nào sau đây đều là acid? A. Ca(OH)2 và H2O B. HCl và NaCl. C. NaOH, Ba(OH)2. D. HCl và CH3COOH Câu 16: Chất nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu đỏ ? A. CaCO3. B. AgCl C. NaCl D. HNO3 Trang 10
  11. II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17: (1,5 điểm) Trên một bóng đèn có ghi 12 V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 10V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi hiệu điện thế U2 = 8V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. a. (1,0 điểm) Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích vì sao có thể so sánh kết quả như vậy. b. (0,5 điểm) Phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là bao nhiêu thì bóng đèn sáng bình thường? Câu 18: (1,0 điểm) Sau khi vận động mạnh hoặc đi dưới trời nắng nóng, người đổ mồ hôi nhiều có nên tắm ngay không? Vì sao? Câu 19: (1,0 điểm) Em hãy cho biết cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai và nêu một số biện pháp tránh thai mà em biết? Câu 20: (1,0 điểm) Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: rắn hổ mang, thảm lá khô, mức độ ngập nước, nhiệt độ không khí, kiến, ánh sáng, lượng mưa, cây gỗ, gỗ mục, sâu ăn lá cây. Em hãy sắp xếp các nhân tố đã tác động đến Chuột trong ví dụ trên vào mỗi nhóm nhân tố sinh thái? Câu 21: (1,0 điểm) Bạn Nam tiến hành thí nghiệm: Cho 2 miếng Al (Aluminium) giống nhau vào lần lượt 2 ống nghiệm đựng dung dịch HCl có cùng nồng độ, một ống để ở nhiệt độ phòng, một ống ngâm trong cốc nước nóng. Phản ứng xảy ra như sau: Al + HCl → AlCl3 + H2 Đo thể tích khí thoát ra sau 30 giây, Nam thu được kết quả như sau: - Ống nghiệm 1 thu được 6 ml khí - Ống nghiệm 2 thu được 8 ml khí a. (0,5 điểm) Em hãy lập PTHH cho phản ứng trên. b. (0,5 điểm) Cho biết ống nghiệm nào được đặt trong cốc nước nóng, giải thích? Câu 22 (0,5 điểm) Cho 6,5 gam Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được muối ZnCl2 và khí H2. Tính thể tích khí H2 thu được ở 250C, 1bar. (Cho Zn = 65) Trang 11
  12. PHÒNG GD& ĐT PHÚ NINH KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN HIỀN MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Chọn chữ cái (A, B, C hoặc D) trước câu trả lời đúng nhất rồi ghi vào phần bài làm Câu 1: Cầu chì có tác dụng gì? A. Thay đổi dòng điện khi dòng điện đột ngột giảm quá mức. B. Bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch không bị hỏng khi dòng điện đột ngột tăng quá mức. C. Thay đổi dòng điện khi dòng điện đột ngột tăng quá mức. D. Bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch không bị hỏng khi dòng điện đột ngột giảm quá mức. Câu 2: Ampe kế trong sơ đồ mạch điện nào dưới đây mắc đúng? A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D Câu 3: Khi cho dòng điện chạy qua dung dịch muối đồng, sau một thời gian thấy có một lớp đồng mỏng bám vào thỏi than nối với cực âm của nguồn điện. Có thể giải thích hiện tượng này dựa vào tác dụng nào của dòng điện? A. Tác dụng hóa học. B. Tác dụng sinh lí. C. Tác dụng từ. D. Tác dụng từ và tác dụng hóa học. Câu 4: Nguồn điện có kí hiệu nào dưới đây? A. Hình A B. Hình B C. Hình C D. Hình D Câu 5: Trong cấu tạo của da người, mạch máu phân bố ở đâu? A. Tầng tế bào sống. B. Lớp bì. C. Lớp biểu bì. D. Lớp mỡ dưới da. Câu 6: Ở người bình thường, nhiệt độ đo được ở nách là Trang 12
  13. A. 38oC B. 37,5oC C. 37oC D. 36,5oC Câu 7: Lớp mỡ dưới da có vai trò chủ yếu là gì? A. Cách nhiệt. B. Dự trữ đường. C. Thu nhận kích thích từ môi trường. D. Vận chuyển chất dinh dưỡng. Câu 8: Ở cơ quan sinh dục nữ, bộ phận nào là nơi sản xuất ra trứng? A. Âm đạo. B. Ống dẫn trứng. C. Tử cung. D. Buồng trứng. Câu 9: Ở nữ giới, trứng sau khi thụ tinh thường làm tổ ở đâu? A. Buồng trứng. B. Âm đạo. C. Tử cung. D. Ống dẫn trứng. Câu 10: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ chấm trong câu sau: Bệnh lậu do một loại …… gây ra. A. phẩy khuẩn. B. virus. C. song cầu khuẩn. D. xoắn khuẩn. Câu 11: Yếu tố nào dưới đây là nhân tố sinh thái vô sinh? A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. B. Chế độ khí hậu, ánh sáng, thực vật. C. Con người và các sinh vật khác. D. Các sinh vật khác và ánh sáng Câu 12: Ảnh hưởng của nhân tố độ ẩm, thực vật được chia thành 2 nhóm gồm A. nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng. B. nhóm cây ưa ẩm và nhóm cây chịu hạn. C. nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa tối. D. nhóm cây ưa ẩm và nhóm cây ưa khô. Câu 13: Để đánh giá mức độ diễn ra nhanh hay chậm của phản ứng hóa học người ta dùng khái niệm nào sau đây? A. Cân bằng hóa học. B. Phản ứng một chiều. C. Phản ứng thuận nghịch. D. Tốc độ phản ứng. Câu 14: Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về chất xúc tác? A. Chất xúc tác là sản phẩm thu được sau phản ứng. B. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng. C. Sau phản ứng khối lượng của chất xúc tác vẫn giữ nguyên. D. Sau phản ứng tính chất của chất xúc tác không thay đổi. Câu 15: Cặp chất nào sau đây đều là acid? A. CaCO3 và H2O B. HCl và H2SO4. C. NaOH, Ba(OH)2. D. NaCl và CH3COOH Câu 16: Chất nào sau đây làm quỳ tím đổi thành màu đỏ? Trang 13
  14. A. Ca(OH)2 B. NaCl C. HCl D. CaO II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu 17: (1,5 điểm) Trên một bóng đèn có ghi 9V. Khi đặt vào hai đầu bóng đèn này hiệu điện thế U1 = 6V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I1, khi hiệu điện thế U2 = 8V thì dòng điện chạy qua đèn có cường độ I2. a. (1,0 điểm) Hãy so sánh I1 và I2. Giải thích vì sao có thể so sánh kết quả như vậy. b. (0,5 điểm) Phải đặt vào hai đầu bóng đèn một hiệu điện thế là bao nhiêu thì bóng đèn sáng bình thường? Câu 18: (1,0 điểm) Sau khi vận động mạnh hoặc đi dưới trời nắng nóng, người đổ mồ hôi nhiều có nên tắm ngay không? Vì sao? Câu 19: (1,0 điểm) Em hãy cho biết cơ sở khoa học của các biện pháp tránh thai và nêu một số biện pháp tránh thai mà em biết? Câu 20: (1,0 điểm) Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: kiến, lượng mưa, thảm lá khô, độ ẩm của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, rắn hổ mang, cây gỗ, gỗ mục, sâu ăn lá cây. Em hãy sắp xếp các nhân tố đã tác động đến Chuột trong ví dụ trên vào mỗi nhóm nhân tố sinh thái? Câu 21: (1,0 điểm) Bạn Nam tiến hành thí nghiệm: Cho 2 miếng Al (Aluminium) giống nhau vào lần lượt 2 ống nghiệm đựng dung dịch HCl có cùng nồng độ, một ống để ở nhiệt độ phòng, một ống ngâm trong cốc nước nóng. Phản ứng xảy ra như sau: Al + HCl → AlCl3 + H2 Đo thể tích khí thoát ra sau 30 giây, Nam thu được kết quả như sau: - Ống nghiệm 1 thu được 6 ml khí. - Ống nghiệm 2 thu được 8 ml khí. a. (0,5 điểm) Em hãy lập PTHH cho phản ứng trên. b. (0,5 điểm) Cho biết ống nghiệm nào được đặt trong cốc nước nóng, giải thích? Câu 22: (0,5 điểm) Cho 4,8 gam Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được muối MgCl2 và khí H2. Tính thể tích khí H2 thu được ở 250C, 1bar. (Cho: Mg = 24) Trang 14
  15. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Môn: KHTN 8 MÃ ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B A B C A C B C D D B A A B D D II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm a) I1 > I2 (vì U1 > U2) Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng 1,0 đ Câu 17 đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ (1,5 điểm) càng lớn. b) U = 12 V thì bóng đèn sáng bình thường. 0,5 đ *Không nên tắm ngay. 0,5 *Vì sau khi đi dưới trời nắng nóng hoặc vận động mạnh, cơ thể toát mồ hôi để tỏa nhiệt, tắm ngay lúc này sẽ làm tắc nghẽn lỗ 0,5 Câu 18 chân lông, mồ hôi không thoát được ra ngoài làm giảm thân (1 điểm) nhiệt, dễ gây cảm lạnh. Đồng thời, khi các mao mạch đang giãn nở để tỏa nhiệt, cơ thể gặp nước lạnh, mạch máu bên ngoài tự động co lại, làm huyết áp tăng lên, dẫn đến nguy cơ đột quỵ. * Cơ sở khoa học: ngăn trứng chín và rụng; ngăn tinh trùng gặp 0,5 Câu 19 trứng; không cho trứng đã thụ tinh làm tổ. (1 điểm) * Một số biện pháp tránh thai: sử dụng bao cao su, đặt vòng 0,5 tránh thai, sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày,… * Nhân tố sinh thái vô sinh: lượng mưa, thảm lá khô, mức độ 0,5 Câu 20 ngập nước, nhiệt độ không khí, ánh sáng, gỗ mục. (1 điểm) * Nhân tố sinh thái hữu sinh: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, sâu ăn 0,5 lá cây. a. PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 0,5 Câu 21 b. Phản ứng ở ống nghiệm 2 xảy ra nhanh hơn vì thu được thể (1 điểm) tích khí nhiều hơn ống 1(trong cùng một đơn vị thời gian). Vậy 0,5 ống 2 đặt trong cốc nước nóng. b) Câu 22 PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 0,5 (0,5 đ) Số mol Zn: 0,1mol. Trang 15
  16. Dựa vào PTHH suy ra số mol H2: 0,1 mol Thể tích khí H2: 0,1. 24,79=2,479 lít. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II Môn: KHTN 8 MÃ ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) Mỗi câu đúng được 0,25 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B C A A B D A D C C A B D A B C II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm) Câu Nội dung Điểm a. I1 < I2 (vì U1 < U2) Khi hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng 1,0 đ Câu 17 đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ (1,5 điểm) càng lớn. b. U = 9 V thì bóng đèn sáng bình thường. 0,5 đ *Không nên tắm ngay. 0,5 *Vì sau khi đi dưới trời nắng nóng hoặc vận động mạnh, cơ thể toát mồ hôi để tỏa nhiệt, tắm ngay lúc này sẽ làm tắc nghẽn lỗ 0,5 Câu 18 chân lông, mồ hôi không thoát được ra ngoài làm giảm thân (1 điểm) nhiệt, dễ gây cảm lạnh. Đồng thời, khi các mao mạch đang giãn nở để tỏa nhiệt, cơ thể gặp nước lạnh, mạch máu bên ngoài tự động co lại, làm huyết áp tăng lên, dẫn đến nguy cơ đột quỵ. * Cơ sở khoa học: ngăn trứng chín và rụng; ngăn tinh trùng gặp 0,5 Câu 19 trứng; không cho trứng đã thụ tinh làm tổ. (1 điểm) * Một số biện pháp tránh thai: sử dụng bao cao su, đặt vòng 0,5 tránh thai, sử dụng thuốc tránh thai hằng ngày,… * Nhân tố sinh thái vô sinh: lượng mưa, thảm lá khô, độ ẩm của 0,5 Câu 20 đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, gỗ mục. (1 điểm) * Nhân tố sinh thái hữu sinh: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, sâu ăn 0,5 lá cây. a. PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 0,5 Câu 21 b. Phản ứng ở ống nghiệm 2 xảy ra nhanh hơn vì thu được thể (1 điểm) tích khí nhiều hơn ống 1(trong cùng một đơn vị thời gian). Vậy 0,5 ống 2 đặt trong cốc nước nóng. Trang 16
  17. PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 Câu 22 Số mol Mg: 0,2mol. 0,5 (0,5 đ) Dựa vào PTHH suy ra số mol H2: 0,2 mol Thể tích khí H2: 0,2. 24,79=4,958 lít. Trang 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2