Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Đại Lộc
lượt xem 1
download
Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Đại Lộc” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Phù Đổng, Đại Lộc
- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 Năm học 2023-2024 a) Khung ma trận - Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì 2 (hết tuần thực học thứ 24) - Thời gian làm bài: 90 phút. - Hình thức kiểm tra: Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận). - Cấu trúc: - Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao. - Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm (gồm 16 câu hỏi, mỗi câu 0,25 điểm). - Phần tự luận: 6,0 điểm. MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao Trắc Trắc Trắc Tự Tự Trắc Tự luận Tự luận nghiệ Tự luận nghiệ nghiệm luận luận nghiệm m m 1 2 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chương IV: Tác dụng làm quay của lực 1. Bài 19. Đòn bẩy và 3 0,75 ứng dụng (2 tiết)
- MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao Trắc Trắc Trắc Tự Tự Trắc Tự luận Tự luận nghiệ Tự luận nghiệ nghiệm luận luận nghiệm m m 1 2 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Chương V: Điện 2. Bài 20. Hiện tượng nhiễm 3 0,75 điện do cọ xát (2 tiết) 3. Bài 21. Dòng điện, 1/2 1/2 1 1,25 nguồn điện (2 tiết) 4. Bài 22. Mạch điện đơn 1 1 1,0 giản (2 tiết)
- MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao Trắc Trắc Trắc Tự Tự Trắc Tự luận Tự luận nghiệ Tự luận nghiệ nghiệm luận luận nghiệm m m 1 2 4 5 6 7 8 9 10 11 12 5. Bài 23. Tác dụng của 1 1 1 0,75 dòng điện (2 tiết) 6. B 1/2 1/2 0,5 ài 24 : C ườ ng độ dò ng đi ện và
- MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao Trắc Trắc Trắc Tự Tự Trắc Tự luận Tự luận nghiệ Tự luận nghiệ nghiệm luận luận nghiệm m m 1 2 4 5 6 7 8 9 10 11 12 hi ệu đi ện th ế (2 tiế t) Chương VII: Sinh học cơ thể người. Bài 37: Hệ thần kinh và 1/2 1/2 1 0,5 giác quan ở người.
- MỨC Tổng số Chủ đề Điểm số ĐỘ câu Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao Trắc Trắc Trắc Tự Tự Trắc Tự luận Tự luận nghiệ Tự luận nghiệ nghiệm luận luận nghiệm m m 1 2 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Bài 38: Hệ nội 1 1 2 1 tiết ở người. Bài 39: Da và điều hoà 1/2 1/2 1 1 thân nhiệt. Chương 2: Một số hợp chất thông dụng Bài 9: Base- Thang 1 1 2 1.25 pH (3 tiết) Bài 10: Oxide (3 1/2 1/2 1 2 1.25 tiết)
- b) Bảng đặc tả Số ý TL/số câu hỏi Câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TN (Số câu) (Số câu) Chương IV. Tác dụng làm quay của lực (2 tiết) Nhận biết - Mô tả cấu tạo của đòn bẩy. 3 C1, C3, C8 - Nêu được khi sử dụng đòn bẩy sẽ làm thay đổi lực tác dụng lên vật. - Biết được ứng dụng của đòn bẩy trong các dụng cụ, trong Bài 19: Đòn đời sống. bẩy và ứng - Lấy được ví dụ thực tế trong lao động sản xuất trong việc sử Thông hiểu dụng (2 dụng đòn bẩy và chỉ ra được nguyên nhân sử dụng đòn bẩy đúng tiết) cách sẽ giúp giảm sức người và ngược lại. - Sử dụng đòn bẩy để giải quyết được một số vấn đề thực Vận dụng tiễn. - Thiết kế một vật dụng sinh hoạt cá nhân có sử dụng nguyên Vận dụng cao tắc đòn bẩy. Chương V. Điện (10 tiết) Bài 20: Nhận biết - Lấy được ví dụ về hiện tượng nhiễm điện. 3 C2, C5, C7 Hiện tượng - Biết được vật nhiễm điện âm hoặc dương khi nhận thêm nhiễm điện hoặc mất bớt electron. - Biết được sự tương tác giữa hai vật nhiễm điện. do cọ xát (2 - Nêu được các làm cho một vật bị nhiễm điện. tiết) Thông hiểu - Mô tả cách làm một vật bị nhiễm điện. - Giải thích được sơ lược nguyên nhân một vật cách điện nhiễm điện do cọ xát. - Chỉ ra được vật nhiễm điện chỉ có thể nhiễm một trong hai loại điện tích. Vận dụng - Giải thích được một vài hiện tượng thực tế liên quan đến sự
- Số ý TL/số câu hỏi Câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TN (Số câu) (Số câu) nhiễm điện do cọ xát. Vận dụng cao - Vận dụng phản ứng liên kết ion để giải thích cơ chế vật nghiễm điện. - Nhận biết được kí hiệu nguồn điện. 1 C4 - Nêu được nguồn điện có khả năng cung cấp năng lượng Nhận biết điện. - Kể tên được một số nguồn điện trong thực tế. - Nguồn điện 1 chiều luôn có 2 cực (âm, dương) cố định. - Nguồn điện xoay chiều đổi cực liên tục. - Phát biểu được định nghĩa về dòng điện. Bài 21: Thông hiểu - Kể tên được một số vật liệu dẫn điện và vật liệu không dẫn Dòng điện, điện. nguồn điện (2 tiết) - Xác định được đặc điểm của vật dẫn điện và vật không dẫn điện. - Kể tên được những vật liệu dẫn điện và cách điện. Vận dụng - Giải thích được nguyên nhân vật dẫn điện, vật không dẫn điện. - Dựa vào tính chất của vật dẫn điện và vật cách điện để giải Vận dụng cao thích các hiện tượng trong đời sống. Bài 22: Nhận biết kí hiệu mô tả: nguồn điện, điện trở, biến trở, Nhận biết Mạch điện chuông, ampe kế, vôn kế, đi ốt và đi ốt phát quang… đơn giản (2 - Mô tả được công dụng của cầu chì, rơ le, cầu dao tự động, Thông hiểu chuông điện.
- Số ý TL/số câu hỏi Câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TN (Số câu) (Số câu) tiết) Vận dụng - Xác định được chiều dòng điện chạy trong mạch - Vẽ được sơ đồ mạch điện với các kí hiệu mô tả. - Xác định được cường độ dòng điện của đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp (hoặc đoạn mạch gồm ba điện trở mắc Vận dụng song song) cao - Xác định được hiệu điện thế của đoạn mạch gồm ba điện trở mắc nối tiếp (hoặc đoạn mạch gồm ba điện trở mắc song song). Bài 23: Tác - Nêu được dòng điện có tác dụng: nhiệt, phát sáng, hoá học, 1 C6 dụng của Nhận biết sinh lí. dòng điện - Giải thích được tác dụng nhiệt của dòng điện. (2 tiết) - Giải thích được tác dụng phát sáng của dòng điện. Thông hiểu - Giải thích được tác dụng hóa học của dòng điện. - Giải thích được tác dụng sinh lí của dòng điện. - Chỉ ra được các ví dụ trong thực tế về tác dụng của dòng Vận dụng điện và giải thích. - Xác định được tác dụng điện trong các dụng cụ sử dụng Vận dụng cao điện. - Giải thích được một số hiện tượng trong đời sống. Bài 24: Nhận biết - Nêu được đơn vị cường độ dòng điện, hiệu điện thế. Cường độ - Nhận biết được ampe kế, vôn kế, kí hiệu trên hình vẽ. dòng điện - Nhận biết được điện trở (biến trở) kí hiệu của điện trở (biến và hiệu điện thế (2 trở). Thông hiểu - Vẽ được mạch điện đơn giản gồm: nguồn điện, điện trở
- Số ý TL/số câu hỏi Câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TN (Số câu) (Số câu) tiết) (biến trở), ampe kế. - Mắc được mạch điện đơn giản khi cho trước các thiết bị. - Đổi được đơn vị đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế. Vận dụng - Xác định được cường độ dòng điện chạy qua một điện trở, hai điện trở mắc nối tiếp (hoặc hai điện trở mắc song song) khi biết trước các số liệu liên quan trong bài thí nghiệm (hoặc xác định bằng công thức Định luật Ôm cho đoạn mạch: I = U/R) - Xác định được hiệu điện thế trên hai đầu đoạn mạch có hai điện trở mắc nối tiếp (hoặc mắc song song) khi biết trước các số liệu liên quan trong bài thí nghiệm (hoặc xác định giá trị bằng công thức Định luật Ôm cho đoạn mạch: I = U/R) Vận dụng cao - Vận dụng công thức định luật Ôm để giải phương trình bậc nhất một ẩn số với đoạn mạch mắc hỗn hợp gồm 2 điện trở mắc song song và mắc nối tiếp với điện trở thứ ba {(R1 //R2)nt R3}. Bài 37: Hệ Nhận biết - Nhận biết được ý nghĩa chữ viết tắt của AIDS. 1 C12 thần kinh Thông hiểu -Hiểu được cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh. và giác -Hiểu được nguyên nhân của các bệnh liên quan đến hệ thần quan ở kinh. người. - Hiểu được cấu tạo và chức năng của các giác quan. Vận dụng -Đưa ra được các biện pháp phòng chống bệnh về giác quan.
- Số ý TL/số câu hỏi Câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TN (Số câu) (Số câu) Vận dụng cao. -Giải thích được quá trình thu nhận ánh sáng và quá trình tai ta nghe được. -Kể tên được các tệ nạn xã hội do ma tuý gây ra. Bài 38: Hệ Nhận biết - Nhận biết được tuyến vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có 1 C9 nội tiết ở chức năng nội tiết. người. - Nhận biết được hoocmon liên quan đến bệnh tiểu đường. 1 C11 Thông hiểu -Hiểu được chức năng của các tuyến nội tiết. Vận dụng -Giải thích được các bệnh liên quan đến hệ nội tiết. - Giải thích được khẩu phần ăn thiếu iodine đối với sức khoẻ. Vận dụng cao. -Giải thích được vì sao trong khẩu phần ăn hàng ngày cần bổ sung iodine. Bài 39: Da Nhận biết - Nhận biết được khả năng diệt vi khuẩn của 1 làn da sạch 1 C10 và điều hoà sẽ. thân nhiệt Thông hiểu -Hiểu được cấu tạo và chức năng của da. ở người. -Hiểu được cách vệ sinh da. Vận dụng. -Vận dụng những hiểu biết về da, nêu được các biện pháp chăm sóc, bảo vệ và trang điểm da. Vận dụng cao. -Giải thích được công nghệ ghép da. CHƯƠNG 2: MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG Nhận biết – Nêu được thang pH, sử dụng pH để đánh giá độ acid - 2 C13, C14 base của dung dịch. – Biết tính chất hóa học, thành phần của base Bài 9: Base. Thông hiểu - Tiến hành được thí nghiệm base là làm đổi màu chất
- Số ý TL/số câu hỏi Câu hỏi TN Nội dung Mức độ Yêu cầu cần đạt TN TN (Số câu) (Số câu) Thang pH chỉ thị, phản ứng với acid tạo muối, nêu và giải thích được hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm (viết phương trình hoá học) và rút ra nhận xét về tính chất của base. – Tiến hành được một số thí nghiệm đo pH (bằng giấy chỉ thị) một số loại thực phẩm (đồ uống, hoa quả,...). Vận dụng Liên hệ được tính base trong thực tế ở các hiện tượng C23 hay gặp trong đời sống hằng ngày, vận dụng tính chất hóa học để hạn chế tác hại của base đối với sức khỏe Bài 10: Nhận biết - Nêu được khái niệm oxide là hợp chất của oxygen với 2 C15, C16 Oxide 1 nguyên tố khác, đọc tên oxide. Thông hiểu - Viết được phương trình hoá học tạo oxide từ kim C22 loại/phi kim với oxygen. Nhận dạng được các loại oxide dựa theo thành phần. Vận dụng Tiến hành được thí nghiệm oxide kim loại phản ứng với acid; oxide phi kim phản ứng với base; nêu giải thích được hiện tượng c) Đề kiểm tra:
- Họ và tên ………………………………. KIỂM TRA GIỮA KÌ II 2023-2024 Lớp……….Trường THCS Phù Đổng Môn: KHTN 8 Thời gian làm bài: 90 phút Số báo danh: Phòng thi: Chữ ký của giám thị: Điểm: Chữ ký của giám khảo: A. TRẮC NGIỆM: (4,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng nhất cho các câu sau: Câu 1. Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy? A. Cái cầu thang. B. Mái chèo. C. Thùng đựng nước. D. Quyển sách. Câu 2. Một vật nhiễm điện âm nếu: A. Nhận thêm electron. B. Mất bớt electron. C. Nhận thêm hoặc mất bớt electron. D. Đặt gần vật nhiễm điện dương. Câu 3. Đòn bẩy có thể làm thay đổi: A. Phương tác dụng của lực. B. Hướng tác dụng của lực. C. Độ lớn của lực. D. Trọng lượng của vật. Câu 4. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện: A. Quạt điện. B. Bóng đèn. C. Acquy. D. Công tắc. Câu 5. Khi đưa hai vật đã bị nhiễm điện lại gần nhau:
- A. Chúng luôn hút nhau. B. Chúng luôn đẩy nhau. C. Có thể hút hoặc đẩy nhau. D. Chúng không hút không đẩy nhau. Câu 6. Dòng điện có tác dụng sinh lí khi nào? A. Khi có cường độ lớn. B. Khi có cường độ nhỏ. C. Khi ở gần cơ thể người và các động vật, D. Khi đi qua cơ thể người và động vật. Câu 7. Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách: A. Cọ xát vật. B. Nhúng vật vào nước đá. C. Cho vật chạm vào nam châm. D. Nung nóng vật. Câu 8. Muốn đẩy một tảng đá lớn từ mặt đường xuống hố đất lớn nằm bên cạnh, ta thường sử dụng: A. Mặt phẳng nghiêng. B. Ròng rọc động. C. Ròng rọc cố định. D. Đòn bẩy. Câu 9. Tuyến nào dưới đây vừa có chức năng ngoại tiết, vừa có chức năng nội tiết? A. Tuyến cận giáp B. Tuyến yên C. Tuyến trên thận D. Tuyến sinh dục Câu 10. Một làn da sạch sẽ có khả năng tiêu diệt khoảng bao nhiêu phần trăm số vi khuẩn bám trên da? A. 85% B. 40% C. 99% D. 35% Câu 11. Bệnh tiểu đường có liên quan đến sự thiếu hụt hoặc rối loạn hoạt tính của hoocmôn nào dưới đây? A. GH B. Glucagôn C. Insulin D. Ađrênalin Câu 12. AIDS là chữ tắt của thuật ngữ quốc tế mà nghĩa tiếng Việt là A. Hội chứng bệnh lây truyền qua đường máu. B. Hội chứng bệnh lây truyền qua đường tình dục. C. Căn bệnh suy giảm miễn dịch. D. Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Câu 13. Base tác dụng với dung dịch acid tạo thành: A. Base mới và acid mới. B. Muối và nước. C. Base mới không tan và nước. D. Acid mới và khí hydrogen. Câu 14. Dung dịch base làm quỳ tím chuyển sang màu nào? A. Đỏ. B. Xanh. C. Tím. D. Vàng.
- Câu 15. Tên gọi Carbon dioxide ứng với công thức nào sau đây? A. CO2 B. CaO C. SO3 D. Ba(OH)2 Câu 16. Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch NaOH? A. Na2O B. CaO C. SO2 D. Fe2O3 II. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu 17. (1,5 điểm) a. Vật dẫn điện và vật cách điện có đặc điểm gì? Trong những vật sau đây: Ruột bút chì, dây nhựa, thanh thủy tinh, đoạn dây đồng. b. Đổi các đơn vị đo sau: 50 mV = … V 150 kV = … V 2,75 A = … mA 100 mA = … A Câu 18. (1,0 điểm) Vẽ sơ đồ và biểu diễn chiều dòng điện trong mạch điện gồm: 1 pin, 1 công tắc đóng, 2 bóng đèn mắc nối tiếp với 1 biến trở. Câu 19. (0,5 điểm) Sử dụng ấm điện để đun nước. a. Hoạt động của ấm điện dựa trên tác dụng nào của dòng điện? b. Nếu vô ý để quên, nước trong ấm cạn hết, điều gì sẽ xảy ra? Vì sao? Câu 20. ( 1,0 điểm) a. Nêu các lớp cấu tạo. Nêu chức năng da. b. Nghiện ma tuý gây ra những tệ nạn xã hội gì? Câu 21. (0,5 điểm) Khi khẩu phần ăn thiếu iodine có thể dẫn đến hậu quả gì đối với sức khoẻ? Câu 22. (0,75điểm) Cho dãy chất sau: NaOH, CaO, NaCl, Na2O, CO2, SO3, HCl, P2O5 a. Chất nào trong dãy trên thuộc loại oxide? b. Chất nào là oxide acid? Chất nào là oxide base? Câu 23. (0,75 điểm) Sau khi dùng xà phòng tay thường bị nhờn, nếu dùng nước chanh rửa lại thì có hết nhờn hay không? Hãy giải thích. Hết
- HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 A. TRẮC NGHIỆM: 4 điểm (đúng mỗi câu được 0,25 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án B A B C C D A D D A C D B B A C B. TỰ LUẬN: (6 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 17 a) - Vật dẫn điện là vật cho dòng điện chạy qua 0,25 (1,5 điểm) - Vật cách điện là vật không cho dòng điện chạy qua. 0,25 - Ruột bút chì, đoạn dây đồng: Vật dẫn điện 0,25 - Dây nhựa, thanh thủy tinh: Vật cách điện. 0,25 b) 50 mV = 0,05 V 0,5 150 kV = 150 000 V 2,75 A = 2750 mA 100 mA = 0,1 A. Câu 18 - Vẽ đúng các kí hiệu 0,5 (1 điểm) - Bố trí đúng vị trí các thiết bị 0,25 - Biểu diễn đúng chiều dòng điện. 0,25 Câu 19 a) Hoạt động của ấm điện dựa trên tác dụng nhiệt của dòng 0,25 (0,5 điểm) điện. b) Khi cạn hết nước, do tác dụng của dòng điện, nhiệt độ của ấm tăng lên rất cao. Dây nung nóng ( ruột ấm) sẽ nóng chảy, 0,25 không dùng được nữa. Do vậy ấm điện bị cháy, hỏng. Một số vật để gần ấm có thể bắt cháy, gây hoả hoạn. Câu 20 a/ - Da có cấu tạo 3 lớp: 0,75 đ (1,0 điểm) + Lớp biểu bì. + Lớp bì. + Lớp mỡ dưới da. -Da có chức năng bảo vệ cơ thể, chống lại các yếu tố bất lợi của môi trường như sự va đập, sự xâm nhập của vi khuẩn, chống thấm nước và mất nước. Da tham gia vào điều hòa thân
- nhiệt nhờ hoạt động của tuyến mồ hôi, hoạt động co dãn mạch máu dưới da, co dãn chân lông. Bên cạnh đó da còn có chức năng nhân biết các kích thích của môi trường nhờ thụ quan và chức năng bài tiết qua tuyến mồ hôi. b/ Những tệ nạn xã hội do nghiện ma túy gây ra: Nghiện ma túy làm gia tăng các tệ nạn xã hội như: Lừa đảo, trộm cắp, giết người, mại dâm, băng nhóm,… dẫn tới mất trật tự an toàn xã hội. 0,25đ Câu 21 Người lớn và trẻ em thiếu iodine dễ bị bướu cổ, thường xuyên (0,5 điểm) mệt mỏi, giảm tư duy sáng tạo, giảm khả năng học tập, năng suất lao động kém. Thiếu iodine ở trẻ em sẽ gây chậm phát triển trí tuệ, chậm lớn, nói ngọng,... Gây bệnh bướu cổ: Thiếu iot làm tuyến giáp tăng nhanh về kích thước, gây phì đại tuyến giáp hoặc bướu cổ. Câu 22 - Oxide: CaO, Na2O, CO2, SO3, P2O5 0.25đ 0,75 điểm - Oxide acid: CO2, SO3, P2O5 0.25đ - Oxide base: CaO, Na2O 0.25đ Câu 23 - Tay nhờn vì xà phòng chưa sạch, vẫn còn base, rửa tay bằng 0.5đ 0.75đ nước chanh sẽ hết nhờn. - Vì nước chanh có tính acid, phản ứng với hết base còn sót lại trên tay. 0.25đ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 161 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 49 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 69 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 34 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn