intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:2

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS-THPT ĐăkLua, Đồng Nai

  1. SỞ GDĐT ĐỒNG NAI MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS - THPT ĐĂK LUA MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN- LỚP 8 Đề chính thức Thời gian làm bài: 90 phút A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Cho phương trình hóa học: CuO + H 2SO4 → CuSO4 + H2O. Khi cho 2 mol CuO tác dụng với đủ với H2SO4 thu được x mol CuSO4 . Giá trị x là A. 4 mol. B. 2 mol. C. 1 mol. D. 2,5 mol. Câu 2. Mg phản ứng với HCl theo phản ứng: Sau phản ứng thu được 2,479 lít (đktc) khí hydrogen (H2) ở 250C và 1 bar thì khối lượng của Mg đã tham gia phản ứng là A. 2,4 gam. B. 12 gam. C. 2,3 gam. D. 7,2am. Câu 3. Các quả pháo hoa khi được bắn lên sẽ bốc cháy nhanh và nổ ra thành những chùm ánh sáng đẹp mắt. Vì sao khi sản xuất pháo hoa người ta thường sử dụng các nguyên liệu ở dạng bột? A. Nguyên liệu ở dạng bột có khối lượng nhẹ hơn. B. Nguyên liệu ở dạng bột có diện tích tiếp xúc lớn hơn. C. Nguyên liệu dạng bột có giá thành rẻ hơn. D. Nguyên liệu dạng bột có chất xúc tác. Câu 4. Viên than tổ ong(như hình bên) thường được sản xuất với nhiều lỗ nhỏ. Theo em, các lỗ nhỏ đó được tạo ra với mục đích chính nào sau đây? A. Làm giảm trọng lượng viên than. B. Giúp viên than trông đẹp mắt hơn. C. Làm tăng diện tích của than với oxygen khi cháy. D. Tăng nhiệt độ khi than cháy. Câu 5. Phân tử acid gồm có: A. Một hay nhiều nguyên tử phi kim liên kết với gốc acid. B. Một hay nhiều nguyên tử hydrogen liên kết với gốc acid. C. Một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với nhóm hiđroxit (OH). D. Một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc acid. Câu 6. Dung dịch nào sau đây có pH < 7 A. NaOH. B. Ba(OH)2 C. NaCl. D. HCl Câu 7. Dung dịch acid H2SO4 loãng tác dụng với Fe tạo thành sản phẩm: A. Fe2(SO4)3 và H2. B. FeSO4 và H2. C. FeSO4 và SO2. D. Fe2(SO4)3 và SO2 Câu 8: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh? A. NaCl. B. Fe(OH)2. C. NaOH D. HCl. Câu 9. Đòn bẩy là: A. Một thanh cứng có thể quay quanh trục xác định gọi là điểm tựa B. Một khối khí chuyển động xung quanh điểm tựa C. Một thanh kim loại chuyển động quanh lực tác dụng D. Một thanh làm bằng gỗ có thể tự chuyển động Câu 10. Trường hợp nào sau đây chúng ta sử dụng đòn bẩy? A. Trong xây dựng, người công nhân cần đưa các vật lên cao B. Khi treo hoặc tháo cờ C. Cắt một mảnh vải D. Kéo ô tô Câu 11. Thiết bị số (1) trong hình là A. nguồn điện. B. bóng đèn. C. công tắc. D. cầu chì. Câu 12. Dòng điện là: A. Dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn. B. Dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn. 1
  2. C. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. D. Dòng các nguyên tử chuyển động có hướng. Câu 13. Thiết bị nào sau đây là nguồn điện: A. Quạt máy. B. Acquy. C. Bếp lửa. D. Đèn pin. Câu 14. Cầu dao tự động cũng có tác dụng ngắt mạch như cầu chì, và được sử dụng để bảo vệ các thiết bị điện khác trong mạch khi dòng điện đột ngột A. tăng quá mức. B. giảm quá mức. C. thay đổi liên tục. D. bị ngắt điện. Câu 15. Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả A. những nơi sinh vật sinh sống, sinh sản và làm tổ trong một thời gian dài. B. những nơi sinh vật làm tổ, kiếm ăn, sinh sản và phát triển trong thời gian dài. C. những gì bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp tới các hoạt động sống của sinh vật. D.những gì bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các hoạt động sống của sinh vật. Câu 16. Các nhân tố của môi trường có tác động tới sinh vật được gọi là A. nhân tố vô sinh. B. nhân tố hữu sinh. C. nhân tố sinh thái. D. giới hạn sinh thái. Câu 17. Có bao nhiêu đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật? (1) Kích thước quần thể.(2) Mật độ cá thể.(3) Tỉ lệ giới tính.(4) Nhóm tuổi.(5) Phân bố cá thể.(6) Độ đa dạng. A.2. B.3. C.4. D.5. Câu 18. Quần xã sinh vật là tập hợp các A. cá thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. B. quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. C. quần thể sinh vật thuộc cùng một loài, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định. D. quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. Câu 19. Đặc trưng của quần xã sinh vật là gì? A. Độ đa dạng và thành phần loài. B. Số lượng quần thể và thành phần loài. C. Số lượng các loài trong quần thể. D. Độ đa dạng về các quần thể trong quần xã. Câu 20. Một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, được gọi là A. mắt xích. B. chuỗi thức ăn. C. lưới thức ăn. D. bậc dinh dưỡng. B/ PHẦN TỰ LUẬN: Câu 21: (1 điểm) Nêu khái niệm tốc độ phản ứng Câu 22: (1 điểm) Cho các base sau: NaOH; Ba(OH)2; Mg(OH)2, Fe(OH)2. Tra bảng tính tan cho biết hydroxide nào thuộc loại base tan, base nào không tan trong nước. Câu 23: Trình bày một số ứng dụng thông dụng của acid H2SO4. Câu 24. (1 điểm) Đề xuất một số biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học trong quần xã sinh vật ở địa phương em nói riêng và quần xã sinh vật nói chung? Câu 25. (1 điểm) Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm? 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2