intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn KHTN lớp 8 năm 2023-2024 - Trường THCS Thượng Thanh, Long Biên

  1. TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2023 - 2024 MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – KHỐI 8 MÃ ĐỀ: KHTN 801 Thời gian làm bài: 90 phút Ngày kiểm tra: 6/3/2024 A. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Tô vào phiếu trả lời của em chữ cái đứng trước đáp án đúng nhất. Câu 1. Dòng điện là A. dòng chuyển động của các điện tích. B. dòng dịch chuyển có hướng của các ion âm. C. dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương. D. dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện. Câu 2. Chọn câu sai khi nói về nguồn điện? A. Nguồn điện là dụng cụ dùng để tạo ra nguồn điện. B. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các dụng cụ điện. C. Mỗi nguồn điện đều có hai cực. D. Các nguồn điện có hình dạng giống nhau. Câu 3. Vật nào dưới đây là vật dẫn điện? A. Thanh gỗ khô. B. Một đoạn dây đồng. C. Thanh thủy tinh. D. Một đoạn dây nhựa. Câu 4. Dòng điện không có tác dụng nào dưới đây? A. Tác dụng sinh lí. B. Tác dụng phát ra âm thanh. C. Tác dụng hóa học. D. Tác dụng nhiệt. Câu 5. Kim loại dẫn điện vì A. trong kim loại có nhiều ion dương. B. trong kim loại có các electron tự do chuyển động không ngừng. C. kim loại cấu tạo từ các nguyên tử. D. các nguyên tử cấu tạo nên kim loại luôn chuyển động hỗn loạn. Câu 6. Vật nào sau đây là nguồn điện? A. Đèn pin. B. Đèn điện. C. Xe đạp điện. D. Ắc quy. Câu 7. Khi sửa điện trong nhà, bố Hoa thường đứng trên ghế gỗ hoặc ghế nhựa. Lí do nào sau đây không đúng? A. Để không tiếp xúc với mặt đất. B. Để tránh bị điện giật. C. Để không cho dòng điện đi qua người. D. Để đứng cao hơn, dễ sửa chữa. Câu 8. Cường độ dòng điện cho biết độ mạnh, yếu của A. nguồn điện. B. dòng điện. C. thiết bị điện trong mạch. D. thiết bị an toàn của mạch. Câu 9. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một A. cường độ điện thế. B. hiệu điện thế. C. điện thế. D. cường độ dòng điện. Câu 10. Cường độ dòng điện được đo bằng dụng cụ nào? A. Ampe kế. B. Vôn kế. C. Điện kế. D. Áp kế. Câu 11. Đơn vị đo hiệu điện thế là A. Jun (J). B. Ampe (A). C. Vôn (V). D. Niu – tơn (N). Câu 12. Trường hợp nào sau đây đổi đơn vị đúng? A. 2,1A = 2100mA. B. 58A = 0,58mA. C. 3,5A = 350mA. D. 18A = 1800mA. Câu 13. Ampe kế trong sơ đồ nào được mắc đúng để đo cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn? Mã đề KHTN 801 Trang 2/3
  2. A. B. C. D. Câu 14. Một mạch điện gồm ampe kế mắc nối tiếp với một bóng đèn có cường độ định mức 1,55A. Đèn sẽ sáng bình thường khi ampe kế chỉ: A. 1,75A. B. 0,45A. C. 1,55A. D. 3,1A. Câu 15. Giữa các phân tử, nguyên tử có A. lực điện. B. lực hấp dẫn. C. lực ma sát. D. lực tương tác phân tử, nguyên tử. Câu 16. Nội năng của vật là A. tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. B. tổng thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. C. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. D. tổng nhiệt năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Câu 17. Thế năng của phân tử, nguyên tử là A. độ cao của vật so với mặt đất. B. năng lượng của vật có được nhờ tương tác với các vật khác. C. độ cao của vật so với vật khác. D. năng lượng mà vật có được nhờ chuyển động nhiệt. Câu 18. Câu nào sau đây nói về nhiệt năng của một vật là đúng? A. Chỉ những vật có nhiệt độ cao mới có nhiệt năng. B. Chỉ những vật chuyển động mới có nhiệt năng. C. Chỉ những vật có khối lượng lớn mới có nhiệt năng. D. Mọi vật đều có nhiệt năng. Câu 19. Nhiệt năng của vật tăng khi A. vật truyền nhiệt cho vật khác. B. vật chuyển động chậm lại. C. vật nhận nhiệt từ vật khác. D. nhiệt độ của vật giảm. Câu 20. Khi vật nóng lên. nội năng của vật thay đổi như thế nào? A. Lúc đầu tăng sau giảm dần. B. Lúc đầu giảm sau tăng dần. C. Tăng lên. D. Giảm xuống. Câu 21. Tại sao hòa tan đường trong nước nóng nhanh hơn trong nước lạnh? A. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động nhanh hơn. B. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường chuyển động chậm hơn nên đường dễ hòa tan hơn. C. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử nước hút các phân tử đường mạnh hơn. D. Vì nước nóng có nhiệt độ cao hơn nước lạnh nên làm cho các phân tử đường và nước chuyển động chậm hơn. Câu 22. Khi trời lạnh, ta thường xoa hai bàn tay vào nhau và thấy tay nóng lên. Tại sao? A. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, nhiệt năng làm tay ta nóng lên. B. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ nhiệt năng sang động năng, động năng làm tay ta nóng lên. C. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên. Mã đề KHTN 801 Trang 2/3
  3. D. Vì khi xoa hai bàn tay vào nhau có sự chuyển hóa năng lượng từ động năng sang nhiệt năng, động năng làm tay ta nóng lên. Câu 23. Khi thả một đồng xu vào một cốc nước nóng thì nội năng của đồng xu và của nước thay đổi như thế nào? A. Nội năng của đồng xu và của nước đều tăng. B. Nội năng của đồng xu và của nước đều giảm. C. Nội năng của đồng xu giảm, nội năng của nước tăng. D. Nội năng của đồng xu tăng, nội năng của nước giảm. Câu 24. Bức xạ nhiệt là A. sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. B. sự truyền nhiệt qua không khí. C. sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi theo đường gấp khúc. D. sự truyền nhiệt qua chất rắn. Câu 25. Tại sao khi đun nước bằng ấm nhôm và bằng ấm đất trên cùng một bếp lửa thì nước trong ấm nhôm chóng sôi hơn? A. Vì nhôm mỏng hơn. B. Vì nhôm có tính dẫn nhiệt tốt hơn. C. Vì nhôm có khối lượng nhỏ hơn. D. Vì nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn. Câu 26. Khi đi giữa trời nắng, chúng ta nên A. mặc áo sáng màu vì vật phản xạ tia nhiệt càng mạnh. B. mặc áo sáng màu vì vật hấp thu tia nhiệt càng mạnh. C. mặc áo tối màu vì vật hấp thu tia nhiệt càng ít. D. mặc áo tối màu vì vật phản xạ tia nhiệt càng mạnh. Câu 27. Chọn câu phát biểu sai khi nói về sự nở vì nhiệt của chất rắn? A. Chất rắn khi nóng lên thì nở ra. B. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. C. Chất rắn khi lạnh đi thì co lại. D. Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt như nhau. Câu 28. Băng kép được ứng dụng A. làm cốt cho các trụ bê tông. B. làm giá đỡ. C. trong việc đóng ngắt mạch điện. D. làm các dây điện thoại. B. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (1 điểm) Giải thích các hiện tượng sau: a) Vì sao vào mùa lạnh, chân đi trên sàn đá hoa lại thấy lạnh hơn khi đi trên sàn gỗ? b) Hai quả bóng bàn đều bị bẹp (trong đó một quả bị nứt và một quả không bị nứt), được thả vào một cốc nước nóng thì quả bóng bàn không bị nứt phồng lên như cũ, còn quả bóng bàn bị nứt thì lại không phồng lên. Hãy giải thích hiện tượng này. Câu 2: (0,5 điểm) Em hãy kể tên 2 đồ dùng điện trong gia đình và cho biết những đồ dùng điện đó hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện? Câu 3: (1 điểm) a) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm: 2 nguồn điện mắc nối tiếp, 1 công tắc, 1 ampe kế, 1 bóng đèn và các dây dẫn để ampe kế đo được cường độ dòng điện chạy qua đèn. Xác định chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng. b) Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 1 nguồn điện, 2 đèn, 2 công tắc K1, K2 sao cho: Đóng K1: cả 2 đèn cùng sáng. Đóng K2: cả 2 đèn cùng tắt. Đóng cả hai khóa: chỉ 1 đèn sáng. Mã đề KHTN 801 Trang 2/3
  4. Câu 4: (0,5 điểm) Em hãy đề xuất các biện pháp để giữ cho không khí trong nhà được ôn hòa mà không phải sử dụng máy điều hòa không khí: mùa lạnh không khí trong nhà không quá lạnh và mùa nóng không khí trong nhà không quá nóng. -------HẾT------- Mã đề KHTN 801 Trang 2/3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2