Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản
lượt xem 2
download
‘Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử - Địa lí lớp 6 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Võ Trường Toản
- TRƯỜNG THCS VÕ TRƯỜNG TOẢN TỔ KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỀ CƯƠNG GIỮA KÌ II, LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 6 NĂM HỌC 2022-2023 A.PHẦN LỊCH SỬ Chủ đề 1:Đời sống của người Việt thời kì Văn Lang - Âu Lạc I. Đời sống vật chất - Kinh tế: + Chủ yếu sống bằng nghề nông trồng lúa nước, dùng công cụ lao động bằng đồng. + Trồng dân nuôi tằm, trồng hoa màu, chăn nuôi, đánh bắt cá,… + Các nghề thủ công như làm đồ gốm, dệt vải, luyện kim, đóng thuyền phát triển. II. Đời sống tinh thần - Trong những ngày lễ hội họ thường tổ chức vui chơi, đấu vật, đua thuyền,… - Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, chôn cất người chết… - Phung tục – tập quán: nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình… Chủ đề 2:Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến của VN thời kì Bắc thuộc I. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc - Sáp nhập lãnh thổ Âu Lạc vào Trung Quốc sau đó chia thành các châu, quận… - Cử quan lại người Hán tới cai trị đến tận cấp huyện. - Xây các thành lũy lớn, thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt 2. Chính sách bóc lột về kinh tế - Chiếm đoạt ruộng đất, độc quyền sắt, muối, bắt dân ta cống nạp các sản vật quý, bắt hàng ngàn thợ thủ công giỏi ở Giao Châu đem về nước. - Thời Đường, bên cạnh chính sách cống nạp, chính quyền đô hộ còn tăng cường chế độ thuế khóa và lao dịch nặng nề. 3. Chính sách đồng hoá - Đưa người Hán sang sinh sống lâu dài cùng người Việt, xóa bỏ tập quán lâu đời của người Việt, bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa. - Nho giáo, chữ Hán du nhập vào nước ta để phục vụ cho công cuộc đồng hoá nhưng chữ Hán chỉ giới hạn trong một số ít người ở trung tâm. 4.Mục đích chính sách đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với dân tộc ta là gì? - Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích: + Khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên lãng quên bản sắc văn hóa dân tộc của mình +Học theo các phong tục – tập quán của người Hán; từ đó làm mất dần ý chí đấu tranh của người Việt. Chủ đề3.Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời kì Bắc thuộc I. Đấu tranh bảo tồn văn hóa dân tộc - Người Việt vẫn nghe - nói, truyền lại cho con cháu tiếng mẹ đẻ - Những tín ngưỡng truyền thống như thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên,.... tiếp tục được duy trì.
- - Bảo tồn phong tục tập quán Việt như tục nhuộm răng, ăn trầu, búi tóc, xăm mình, làm bánh chưng, bánh giầy,... - Tục ăn trầu và sử dụng trầu cau trong các dịp lễ quan trọng vẫn được người Việt duy trì Theo em, tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nhiều học sinh “ pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giáo tiếp? …. ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… B. PHẦN ĐỊA LÍ Chủ đề 1: Qúa trình nội sinh và ngoại sinh. Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh Nội sinh Ngoại sinh Khái Là các quá trình xảy ra trong lòng Trái Đất. Là các quá trình xảy ra ở bên niệm ngoài, trên bề mặt Trái Đất. Tác Làm di chuyển các mảng kiến tạo, nén ép các Phá vỡ, san bằng các địa hình do động lớp đất đá, làm cho chúng bị uốn nếp, đứt gãy nội sinh tạo nên, đồng thời cũng hoặc đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sâu ra tạo ra các dạng địa hình mới. ngoài mặt đất tạo thành núi lửa, động đất,... Kết quả Tạo ra các dạng địa hình lớn (châu lục, miền, Tạo ra các dạng địa hình nhỏ cao nguyên, núi cao,…). (nấm đá, hang động, bãi bồi,…). Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm là hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau. Chủ đề 2:Lớp vỏ khí của Trái Đất. Khí áp và gió trên Trái Đất I. Các tầng khí quyển và thành phần không khí - Gồm 3 tầng: Đối lưu, bình lưu và các tầng cao khí quyển. - Đặc điểm của các tầng Tầng 1.Đối lưu 2.Bình lưu 3.Các tầng cao của khí quyển Độ cao Dưới 16km 16 - 50km Trên 50km
- Đặc -Không khí bị xáo trộn mạnh, -Có lớp ôdôn ngăn cản -Không khí cực loãng. điểm thường xuyên. tia bức xạ có hại cho Ít ảnh hưởng trực tiếp -Không khí chuyển động theo sinh vật và con người. tới thiên nhiên và đời chiều thẳng đứng. -Không khí chuyển động sống con người trên -Xảy ra các hiện tượng tự thành luồng ngang. mặt đất. nhiên: mây, mưa,… -Càng lên cao không khí càng loãng, nhiệt độ giảm (0,6 C/100m),… 0 - Hơi nước là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,… là từ II. Khối khí - Khối khí nóng hình thành trên các vùng vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao. - Khối khí lạnh hình thành trên các vùng vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp. - Khối khí đại dương hình thành trên các biền và đại dương, có độ ẩm lớn. - Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô Chủ đề 3:-Thời tiết và khí hậu. Biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu. I. Thời tiết và khí hậu * Thời tiết - Khái niệm: Là trạng thái của khí quyển tại một thời điểm và khu vực cụ thể. - Các yếu tố: được xác định bằng nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa và gió. - Đặc điểm: Thời tiết luôn thay đổi. * Khí hậu - Khái niệm: Là tổng hợp các yếu tố thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, gió,...) của nơi đó, trong một thời gian dài và đã trở thành quy luật. - Đặc điểm: Khí hậu có tính quy luật. II. Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu. 1.Khái niệm thiên tai.Biện pháp phòng tránh thiên tai -Thiên tai là những thảm họa bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho con người. Trên Trái Đất có nhiều loại thiên tai như: báo, lốc xoáy, lũ lụt hạn hán, mưa đá,... -Thực hiện biện pháp phòng tránh thiên tai: trồng cây gây rừng, khi xảy ra thiên tai hạn chế di chuyển, sử dụng nước và thực phẩm tiết kiệm, theo dõi thông tin thiên tai, khắc phục sự cố, vệ sinh nơi ở môi trường, giúp đỡ người khác,… 2.Cho bảng số liệu sau: Bảng 13.3. Nhiệt độ theo giờ của một ngày trong tháng 11 tại Hà Nội Giờ 1 7 13 19 Nhiệt 19 19 27 23 độ (0C) Dựa vào bảng số liệu 13.1: - Hãy tính nhiệt độ trung bình ngày trong tháng 11 của Hà Nội. - Trong ngày, nhiệt độ cao nhất là bao 0C? Nhiệt độ thấp nhất là bao 0C?
- - Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày chênh nhau bao nhiêu 0C? Trả lời - Nhiệt độ trung bình ngày bằng số lần đo trong ngày chia số lần (19 + 19 + 27 + 23) : 4 = 220C. - Nhiệt độ cao nhất là 270C, nhiệt độ thấp nhất là 190C. - Sự chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là: 27 – 19 = 80C. ….………………………………………………..
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ - ĐIA LÍ 6 Năm học: 2022 – 2023 I. Phần lịch sử Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Chủ đề 1 Nhận biết được đời Đời sống sống vật chất và của người tinh thần của người Việt thời kì việt thời kì VL, AL Văn Lang - Âu Lạc Số câu:2 TN:2câu0,5đ SĐ: 0,5Đ Tỉ lệ 5% TL: 5% Chủ đề 2 -Nêu được một số -Nhận biết được Chính sách chính sách cai trị lí do mà chính cai trị của của phong kiến quyền phường các triều đại phương bắc trong Bắc thực hiện phong kiến thời kì Bắc thuộc chính sách đồng phương Bắc hóa dân tộc Việt và sự Nam. chuyển biến của VN thời kì Bắc thuộc. Số câu:3 TN:2câu0,5đ TL:1câu1,5đ SĐ: 2đ Tỉ lệ 5% Tỉ lệ 10% TL: 20% -Đưa ra ý kiến -Nói ra suy Chủ đề 3 của mình về vai nghĩ của Đấu tranh trò của tiếng nói mình về bảo tồn và trong việc giữ hiện tượng gìn và phát triển nhiều học phát triển bản sắc văn hóa sinh “ văn hóa dân dân tộc pha” tiếng tộc thời kì nước ngoài Bắc thuộc vào tiếng Việt khi giáo tiếp Số câu:1 TL:1/2câu1đ TL:1câu1/ SĐ: 1,5đ Tỉ lệ 10% 2đ TL: 15% Tỉ lệ 0,5% TSĐ: 4điểm TSĐ=1 điểm TSĐ = 1,5điểm TSĐ=1 điểm TSĐ=0,5 điểm Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 10% Tỉ lệ: 5%
- II. Phần địa lý Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao -Phân biệt được quá Chủ đề 1: trình nội sinh và ngoại sinh Qúa trình nội -Trình bày được tác sinh và ngoại động đồng thời của sinh. quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo địa hình trên bề mặt TĐ Số câu:2 TN:2câu0,5đ SĐ: 0,5đ Tỉ lệ 5% TL: 5% Chủ đề 2: -Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm Lớp vỏ khí chính của tầng đối của Trái Đất. -Hiểu được vai trò Khí áp và của hơi nước gió trên Trái -Hiểu được nguồn gốc hình thành của Đất khối khí lạnh. Số câu:6 TN:6câu1,5đ SĐ: 1,5đ Tỉ lệ 15% TL: 15% Chủ đề 3: -Trình bày được khái Phân biệt được - Tính được -Đưa ra -Thời tiết niệm về thiên tai. sự khác nhau nhiệt độ TB biện pháp và khí hậu. giữa hời tiết và trong ngày phòng tránh Biến đổi khí khí hậu -Phân biệt được thiên tai mà hậu. nhiệt độ cao học sinh có -Biến đổi nhất, nhiệt độ thể thực khí hậu và thấp nhất, chênh hiện được. ứng phó với lệch về độ trong biến đổi khí ngày hậu. Số câu:3 TL:1/2câu1đ TL:1câu1,5đ TL:1câu1đ TL:1câu1/ SĐ: 4đ Tỉ lệ 10% Tỉ lệ 15% Tỉ lệ 10% 2đ TL: 40% Tỉ lệ 0,5% TSĐĐịa: 6đ TSĐ=3điểm TSĐ = 1,5điểm TSĐ=1 điểm TSĐ=0,5 điểm Tỉ lệ: 5% Tỉ lệ: 60% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10% Sử + Địa TSĐ:10điểm TSĐ=4 điểm TSĐ = 3điểm TSĐ=2 điểm TSĐ=1 đ Tỉ lệ: 100% Tỉ lệ: 40% Tỉ lệ: 30% Tỉ lệ: 20% Tỉ lệ: 10%
- Trường THCS Võ Trường Toản KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên………………………… MÔN: LỊCH SỬ- ĐỊA LÍ 6 Lớp 6A… SBD….Thời gian làm bài 90 phút. Ngày…tháng 3 năm 202 Điểm Nhận xét của GV Giám thị I/ Trắc nghiệm (3điểm) Chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Câu 1: Hoạt động sản xuất chính của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là gì? A. Săn bắt thú rừng.B. Trồng lúa nước. C. Đúc đồng.D. Làm đồ gốm. Câu 2: Đâu không phải phong tục của người Văn Lang, Âu Lạc? A. Làm bánh bao.B. Nhuộm răng đen. C. Xăm mình.D. Ăn trầu cau. Câu 3: Trên lĩnh vực kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc đã A. bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa. B. sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện. C. chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý… D. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ. Câu 4: Để thực hiện chính sách đồng hóa, các triều đại phong kiến phương Bắc đã A. bắt người Việt học chữ Hán, theo các lễ nghi của Trung Hoa. B. sáp nhập Âu Lạc vào lãnh thổ Trung Quốc rồi chia thành các quận, huyện. C. chiếm đoạt ruộng đất, bắt người Việt cống nạp các sản vật quý, hương liệu… D. thẳng tay đàn áp các cuộc đấu tranh yêu nước của người Việt cổ. Câu 5. Nội lực tạo ra hiện tượng nào sau đây? A. Động đất, núi lửa.B. Sóng thần, xoáy nước. C. Lũ lụt, sạt lở đất.D. Phong hóa, xâm thực. Câu 6. Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây? A. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau. B. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau. C. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau. D. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau. Câu 7. Dựa vào đặc tính của lớp khí, người ta chia khí quyển thành mấy tầng? A. 3 tầng.B. 4 tầng.C. 2 tầng.D. 5 tầng. Câu 8. Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây?
- A. bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu. B. đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển. C. bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển. D. đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu. Câu 9. Khối khí lạnh hình thành ở vùng nào sau đây? A. Vùng vĩ độ thấp.B. Vùng vĩ độ cao. C. Biển và đại dương.D. Đất liền và núi. Câu 10. Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mây, mưa,… là từ A. khí nitơ.B. khí ôxi.C. khí cacbonic.D. hơi nước. Câu 11. Các tầng cao của khí quyển có đặc điểm nào sau đây? A. Nằm phía trên tầng đối lưu.B. Các tầng không khí cực loãng. C. Có lớp ô dôn hấp thụ tia tử ngoại. D. Ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Câu 12. Trong tầng đối lưu, trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi A.0,40C.B. 0,80C.C.1,00C.D.0,60C. II.Tự luận 7 điểm Câu 1:(1,5điểm). Tại sao chính quyền phường Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt Nam? Câu 2:( 1,5 điểm). Theo em, tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nhiều học sinh “ pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giáo tiếp? Câu 3:( 1,5 điểm).Trình bày khái niệm thiên tai.Cho biết bản thân em có thể thực hiện được biện pháp phòng tránh thiên tai nào? Câu 4( 1,5đ). Cho biết thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào? Câu 5 (1đ). Cho bảng số liệu sau: Bảng 13.3. Nhiệt độ theo giờ của một ngày trong tháng 11 tại Hà Nội Giờ 1 7 13 19 Nhiệt độ (0C) 19 19 27 23 Dựa vào bảng số liệu 13.1: - Hãy tính nhiệt độ trung bình ngày trong tháng 11 của Hà Nội. - Trong ngày, nhiệt độ cao nhất là bao 0C? Nhiệt độ thấp nhất là bao 0C? - Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày chênh nhau bao nhiêu 0C? …. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
- ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………..
- HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KÌ II I/ Trắc nghiệm(3điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm. Phần lịch sử 1.B 2.A 3.C 4.A Phần Địa lí 5.A 6.B 7.A 8.B 9.B 10.D 11.B 12.D I/Tự luận( 7điểm) Câu Nội dung Điểm 1 Tại sao chính quyền phường Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân 1,5đ tộc Việt Nam? - Chính quyền phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc Việt nhằm mục đích: + Khiến người Việt lãng quên nguồn gốc tổ tiên lãng quên bản sắc văn -0,75đ hóa dân tộc của mình +Học theo các phong tục – tập quán của người Hán; từ đó làm mất dần -0,75đ ý chí đấu tranh của người Việt.
- 2 Theo em, tiếng nói có vai trò như thế nào trong việc giữ gìn và phát 1,5đ triển bản sắc văn hóa dân tộc? Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nhiều học sinh “ pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi giáo tiếp? - Giữ được tiếng nói – hồn cốt của một dân tộc là một trong những -0,75đ nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam là trường hợp hiếm hoi trong lịch sử thế giới dù mất nước từ rất sớm và kéo dài hơn 10 thế kỉ nhưng chúng ta vẫn giành lại được độc lập. - Hiện tượng nhiều học sinh “pha” tiếng nước ngoài vào tiếng Việt khi -0,75đ giao tiếp lâu dần sẽ khiến cho tiếng Việt mất đi sự trong sáng, mất đi bản sắc dân tộc. Vì vậy, em phản đối hiện tượng này. 3 Trình bày khái niệm thiên tai.Cho biết bản thân em có thể thực hiện 1,5đ được biện pháp phòng tránh thiên tai nào? -Thiên tai là những thảm họa bất ngờ do thiên nhiên gây ra cho con -1đ người. Trên Trái Đất có nhiều loại thiên tai như: báo, lốc xoáy, lũ lụt hạn hán, mưa đá,... - Bản thân em có thể thực hiện biện pháp thiên tai: trồng cây gây rừng, -0,5đ khi xảy ra thiên tai hạn chế di chuyển, sử dụng nước và thực phẩm tiết kiệm, theo dõi thông tin thiên tai, khắc phục sự cố, vệ sinh nơi ở môi trường, giúp đỡ người khác,…
- 4 Cho biết thời tiết và khí hậu khác nhau như thế nào? 1,5đ -Thời tiết diễn ra trong thời gian ngắn, phạm vi nhỏ và hay thay đổi. -0,75đ - Khí hậu diễn ra trong thời gian dài, có tính quy luật. Khí hậu diễn ra trong phạm vi rộng và khá ổn định. -0,75đ 5 Cho bảng số liệu sau: 1đ Bảng 13.3. Nhiệt độ theo giờ của một ngày trong tháng 11 tại Hà Nội Giờ 1 7 13 19 Nhiệt độ (0C) 19 19 27 23 Dựa vào bảng số liệu 13.1: - Hãy tính nhiệt độ trung bình ngày trong tháng 11 của Hà Nội. - Trong ngày, nhiệt độ cao nhất là bao 0C? Nhiệt độ thấp nhất là bao 0C? - Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày chênh nhau bao nhiêu 0C? - Nhiệt độ trung bình ngàybằng số lần đo trong ngày chia số lần -0,5đ (19 + 19 + 27 + 23) : 4 = 220C. -0,25đ - Nhiệt độ cao nhất là 270C, nhiệt độ thấp nhất là 190C. -0,25đ - Sự chênh lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất là: 27 – 19 = 80C.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 49 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 69 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 60 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 59 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 34 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn