Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
lượt xem 3
download
Để giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến" dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Lương Ngọc Quyến
- SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN ĐỀ KIỂM TRA GIŨA KÌ - HỌC KỲ II - NĂM HỌC 2021-2022 Môn: LỊCH SỬ Lớp: 10 Mã đề : 201 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp…… I. TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Câu 1: Trong thế kỷ X-XV, xét về nguyên nhân phát triển nông nghiệp ở nước ta có sự khác biệt gì so với các thế kỷ trước đó? A. Đất đai màu mỡ, diện tích lớn. B. Nhân dân ta giành được nền độc lập, tự chủ. C. Có hệ thống sông ngòi thuận lợi cho tưới tiêu. D. Điều kiện khí hậu thuận lợi. Câu 2: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã đánh bại sự xâm lược, đô hộ của A. quân Minh. B. quân Thanh. C. quân Xiêm. D. quân Tống. Câu 3: Thế kỷ X- XIV, tư tưởng, tôn giáo nào phát triển thịnh đạt ở nước ta? A. Thiên chúa giáo B. Đạo giáo C. Nho giáo. D. Phật giáo. Câu 4: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã đánh dấu A. chấm dứt hoàn toàn thời kỳ Bắc thuộc. B. thắng lợi đầu tiên trong quá trình chống Bắc thuộc. C. sự kết thúc của thời kỳ chia cắt đất nước. D. thắng lợi bước đầu của cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc. Câu 5: Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi vị trí, vai trò của tư tưởng tôn giáo trong xã hội là A. đáp ứng nhu cầu, lợi ích của giai cấp thống trị và đất nước. B. nguyện vọng của nhân dân. C. sự phù hợp với văn hóa tốt đẹp của dân tộc. D. sự chỉ đạo của các triều đại phong kiến phương Bắc. Câu 6: Chính quyền đô hộ phương Bắc thực hiện chính sách độc quyền về muối và sắt nhằm mục đích gì? A. Phát triển ngành khai mỏ và nghề làm muối. B. Bảo vệ quyền lợi cho những nhà buôn người Hoa. C. Nâng cao năng suất lao động. D. Kiểm soát, chi phối sản xuất và đời sống nhân dân ta. Câu 7: Những cuộc khởi nghĩa của nông dân chống triều đình nhà Nguyễn đầu thế kỉ XIX bùng nổ mạnh mẽ đã chứng tỏ A. khả năng cai trị của nhà Nguyễn không còn nữa. B. tác động của những xu hướng cách mạng mới. C. mâu thuẫn giai cấp trong xã hội ngày càng gay gắt. D. mâu thuẫn dân tộc ngày càng sâu sắc. Câu 8: Dưới thời Nguyễn, nước ta thực hiện chính sách đối ngoại với phương Tây là A. tạo điều kiện cho các nước vào làm ăn, buôn bán. B. đóng cửa, không giao lưu buôn bán. C. bước đầu thiết lập quan hệ ngoại giao. D. thần phục để giữ vững tư thế quốc gia độc lập, tự chủ. Câu 9: Trong các thế kỉ XVI – XVIII, loại hình nghệ thuật nào ra đời và phát triển ở nước ta? A. Nghệ thuật dân gian. B. Nghệ thuật cung đình. C. Nghệ thuật chèo. D. Nghệ thuật múa rối nước. Câu 10: Sự chia cắt đất nước ta thành Đàng Trong, Đàng Ngoài là do tranh chấp quyền lực giữa A. nhà Trịnh với nhà Mạc. B. nhà Lê với nhà Nguyễn. C. nhà Lê với nhà Mạc. D. nhà Trịnh với nhà Nguyễn. Câu 11: Sau khi chiếm được Âu Lạc, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách gì về văn hóa? A. Đồng hóa. B. Cấm truyền bá Nho giáo. C. Độc tôn Phật giáo. D. Vơ vét, bóc lột. Câu 12: Để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước, vua Minh Mạng đã thực hiện A. tăng quyền lực cho các Tổng trấn. B. cai trị giống như mô hình thời Lê sơ. C. cuộc cải cách hành chính trên cả nước. D. phân chia đơn vị hành chính tới cấp tổng, xã. Câu 13: Để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị, Nhà Nguyễn đã ban hành bộ luật A. Quốc triều hình luật. B. Hoàng Việt luật lệ. C. Hình Luật. D. Hình thư. Câu 14: Trong thời Lê sơ, để phát triển kinh tế nông nghiệp, nhà nước đã thực hiện chính sách nào sau đây? A. Đồn điền B. Thuế nông nghiệp. C. Quân điền. D. Hạn nô. Trang 1/2 - Mã đề thi 201 - https://thi247.com/
- Câu 15: Một trong những nguyên nhân khiến nhân đời sống nhân dân khó khăn dưới thời nhà Nguyễn là do A. nhà nước không có chính sách khuyến khích sản xuất. B. tệ tham quan ô lại phát triển. C. chiến tranh liên miên với các nước láng giềng. D. nhân dân chưa quyết tâm để phát triển sản xuất. Câu 16: Trong các thế kỉ XVI- XVIII, để phát triển nông nghiệp, các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã thực hiện chính sách A. quân điền. B. du nhập những giống cây mới C. đẩy mạnh khai hoang. D. đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất. Câu 17: Nền kinh tế chính của cư dân Văn Lang-Âu Lạc là A. thương nghiệp. B. nông nghiệp. C. thủ công nghiệp. D. công nghiệp. Câu 18: Nguyên nhân nào dẫn đến sự chia cắt đất nước trong những thế kỷ XVI-XVIII? A. Sự tranh chấp của các thế lực ngoại xâm. B.Tư tưởng Nho giáo không còn giá trị trong xã hội. C. Sự tranh chấp giữa các thế lực phong kiến. D. Nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình. Câu 19: Ý nào không đúng về chính sách đối nội của Nhà nước phong kiến Việt Nam trong các thế kỉ X – XV? A. Thực hiện chính sách đoàn kết với các dân tộc. B. Coi trọng đến việc bảo vệ an ninh đất nước. C. Cho phép các tù trưởng miền núi lập thành vùng tự trị. D. Chăm lo đến đời sống nhân dân. Câu 20: Bên cạnh công lao bước đầu thống nhất đất nước, phong trào Tây Sơn còn có đóng góp nào cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc? A. Kháng chiến chống Xiêm, Thanh thắng lợi. B. Kháng chiến chống quân Minh. C. Đánh quân Tống ở Đông Bắc. D. Dẹp tan nội loạn ở phía Bắc. Câu 21: Đặc điểm nổi bật của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là: A. Sử dụng chiến thuật đánh úp bất ngờ. C. Thu hút sự tham gia của đồng bào dân tộc thiểu số. B. Lực lượng lãnh đạo chủ yếu là phụ nữ. D. Triệt để lợi dụng kế sách vườn không nhà trống. Câu 22: Bộ máy Nhà nước phong kiến được phát triển hoàn chỉnh dưới thời kỳ nào? A. Nhà Hồ. B. Nhà Lý. C. Nhà Trần. D. Nhà Lê sơ. Câu 23: Nghệ thuật “tiên phát chế nhân” xuất hiện trong cuộc kháng chiến A. chống ngoại xâm từ thế kỷ X-XV. B. chống Tống thời Tiền Lê. C. chống Tống thời Lý. D. chống Mông-Nguyên thời Trần. Câu 24: Ai là người đã cầu cứu vua Xiêm, dẫn đến việc quân Xiêm sang xâm lược nước ta? A. Trần Lộng. B. Trần Ích Tắc. C. Lê Chiêu Thống. D. Nguyễn Ánh. Câu 25: Khoa học tự nhiên trong các thế kỉ XVI – XVIII không có điều kiện phát triển là do A. thiếu sách vở. B. những hạn chế về quan niệm và giáo dục đương thời. C. không tạo điều kiện phát triển kinh tế. D. trong chương trình thi cử không có các môn KHTN. Câu 26: Cuộc cải cách hành chính của vua Minh Mạng không có ý nghĩa nào sau đây? A. Thuận lợi cho việc quản lí từ Trung ương đến địa phương. B. Tránh sự nhòm ngó của phương Tây. C. Hệ thống hành chính được tổ chức chặt chẽ. D. Thống nhất đơn vị hành chính trong cả nước. Câu 27: Nguyên nhân khách quan nào sau đây dẫn đến thắng lợi của trận Bạch Đằng năm 938? A. Quân Nam Hán chủ quan, kiêu ngạo B. Sự đoàn kết đồng lòng của nhân dân C. Sự lãnh đạo tài tình của Ngô Quyền D. Kế sách đánh giặc chủ động, sáng tạo. Câu 28: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng về văn hóa của cư dân Văn Lang-Âu Lạc? A. Lương thực chính là thóc, gạo. B. Thờ cúng tổ tiên. C. Nữ mặc váy, nam đóng khố. D. Theo Phật giáo và Nho giáo. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm). Câu 1 (1,5 điểm): Em hãy phân tích những cơ sở và điều kiện dẫn tới sự ra đời nhà nước Văn Lang? Câu 2. (1,5 điểm) : Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý được coi là cuộc kháng chiến rất đặc biệt trong lịch sử : Hãy cho biết nét đặc biệt ấy là gì? Nguyên nhân thắng lợi, và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến này? ----------- HẾT ---------- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm! Trang 2/2 - Mã đề thi 201 - https://thi247.com/
- HƯỚNG DẪN CHẤM LỊCH SỬ 10- GIỮA KÌ II Tự luận Đề 1.( Mã 201,203,205,207) Câu 1 Em hãy phân tích những cơ sở và điều kiện dẫn tới sự ra đời nhà (1,5 điểm) nước Văn Lang? * Cơ sở: - Kinh tế: + Nông nghiệp phát triển.Sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp xuất hiện. 0,25 + Sự phát triển kinh tế tạo ra những điều kiện cho sự biến đổi sâu sắc trong xã hội. 0,25 -Kĩ thuật: Đạt được sự phát triển thời kỳ Đồng Đông Sơn 0,25 - Xã hội: 0,25 + Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ rệt + Công xã thị tộc tan rã, gia đình phụ hệ hình thành. * Điều kiện: Nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi và chống ngoại xâm đòi 0,25 hỏi liên kết mọi người lại với nhau trong các công xã nông thôn => Nhà nước ra đời vào TK VII TCN. 0,25 Câu 2. Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý được coi là cuộc kháng chiến (1,5 điểm) rất đặc biệt trong lịch sử : Hãy cho biết nét đặc biệt ấy là gì? Nguyên nhân thắng lợi, và bài học kinh nghiệm của cuộc kháng chiến này? * Những nét đặc biệt của cuộc kháng chiến: - Đây là cuộc kháng chiến được tiến hành ở ngoài biên cương của Tổ quốc. 0,25 + 1075: Lý Thường Kiệt đem quân tập kích lên đất Tống...vơi chủ trương “tiên phát chế nhân” + Chủ động tấn công để tự vệ, đánh bất ngờ ; sau đó rút lui về nước xây dựng phòng tuyến. - Cuộc kháng chiến khởi nguồn những thuật truyền thống tốt đẹp của dân tộc :Nghệ kết hợp giữa trận quyết chiến chiến lược với kết thúc chiến tranh. Cách kết thúc chiến tranh độc đáo: giảng hòa trong thế 0,25 thắng thể hiện tính nhân văn cao cả. * Nguyên nhân thắng lợi 0.5đ + Tinh thần yêu nước, đoàn kết và chiến đấu anh dũng của quân và dân ta. + Tài chỉ huy quân sự của triều đình (Lý Thường Kiệt) * Bài học kinh nghiệm: Cuộc kháng chiến để lại những bài học kinh 0,5đ nghiệm quý báu về đường lối và phương pháp đấu tranh: + Kháng chiến toàn dân: toàn dân tham gia đánh giặc + Kháng chiến toàn diện: đánh địch trên nhiều phương diện bằng nhiều hình thức khác nhau…
- Tự luận Đề 2.( Mã 202,204,206,208) Câu 1 Phân tích nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng (1,5 điểm) chiến chống Mông- Nguyên thế kỉ XIII? Trong 30 năm ( 1258-1288) nhân dân ta 3 lần kháng chiến chông Mông- 0,25đ Nguyên thắng lợi. * Nguyên nhân 0,75 - Sự đoàn kết, nhất trí của quân và dân nhà Trần, cùng với truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc. - Sự chẩn bị chu đáo của quân dân nhà Trần cho cuộc kháng chiến. -Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của vua tôi nhà Trần. Nhà Trần đặt quyền lợi dân tộc lên quyền lợi cá nhân… * ý nghĩa lịch sử 0,5 điểm - Đập tan tham vọng xâm lược của quân Mông- Nguyên, bảo vệ độc lập dân tộc… - Bồi đắp long tự hào dân tộc, để lại bài học về tinh thần đoàn kết, lấy dân làm gốc… Câu 2. Hãy cho biết vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của nước ta (1,5 điểm) thời phong kiến? Bản thân em cần phải làm gì để hiện thực hóa vai trò của giáo dục trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay? *Vai trò giáo dục trong sự phát triển nước ta thời phong kiến 1,0 điểm - Truyền bá ý thức hệ phong kiến, củng cố chế độ cai trị… - Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.Đào tạo tuyển chọn quan lại giúp vua trị nước. - Xây dựng và bảo vệ đất nước, góp phần thúc đẩy văn hóa Đại Việt phát triển. - Đề cao việc học và truyền thống tôn sư trọng đạo… * Liên hệ 0,5 đ - Không ngừng trau dồi kiến thức, tích cực học tập để nâng cao trình độ bản thân… - Tích cực đóng góp công sức, trí tuệ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 175 | 9
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kim Liên
10 p | 50 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 68 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 56 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tam Thái
12 p | 52 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 58 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 51 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 75 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 43 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 108 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 73 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 32 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 66 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 46 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn