intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh" dưới đây, giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học, đánh giá năng lực làm bài của mình và chuẩn bị kì thi sắp tới được tốt hơn với số điểm cao như mong muốn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KTGK II – NĂM HỌC 2021 ­ 2022 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN LỊCH SỬ 10A  Thời gian làm bài : 45 Phút. (Đề có 2 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 003 I. Phần trắc nghiệm (7đ) Câu 1: Lấy cớ gì mà quân Thanh sang xâm lược nước ta vào năm 1789? A. Lê Chiêu Thống cầu cưú. B. Nguyễn Ánh cầu cứu. C. Quang Trung lên ngôi hoàng đế. D. Chúa Nguyễn bị Tây Sơn đánh bại. Câu 2: Trận Rạch Gầm ­ Xoài Mút gắn liền với con sông nào? A. Sông Đồng Nai. B. Sông Sài Gòn. C. Sông Tiền. D. Sông Hậu . Câu 3: Văn học dân gian ở vùng các dân tộc ít người có đóng góp gì quan trọng cho kho tàng văn học  nước ta từ thế kỉ XVI đến XVIII? A.  Duy trì văn học chữ Hán trong đời sống văn học. B.  Ca ngợi tình yêu quê hương đất nước C.  Làm cho kho tàng văn học thêm đa dạng, phong phú D.  Xóa bỏ những ràng buộc của lễ giáo phong kiến Câu 4: Mâu thuẫn bao trùm xã hội nước ta thời Bắc thuộc là  A. giữa nông dân và chính quyền đô hộ. B. giữa nhân dân và quí tộc người Việt. C. giữa quí tộc người Việt và chính quyền đô hộ. D. giữa nhân dân và chính quyền đô hộ. Câu 5: Từ thời kì nào chữ Nôm trở thành chữ viết chính thống và chữ Nôm được đưa vào nội dung thi  cử? A.  thời Lê sơ B.  thời Lê ­ Trịnh C.  thời vua Quang Trung. D.  thời nhà Mạc Câu 6:  Bộ luật nào được ban hành dưới triều vua Gia Long, quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà nước và  các tôn ti, trật tự phong kiến? A.  Luật Hồng Đức B.  Luật triều Nguyễn. C.  Đại Việt luật lệ D.  Hoàng Việt  luật lệ Câu 7: Trên cơ sở của văn hóa Óc Eo, một quốc gia cổ đã được hình thành có tên gọi là gì? A. Vương quốc Lan Xang. B. Vương quốc Chămpa. C. Vương quốc Óc Eo. D. Vương quốc Phù Nam. Câu 8:  Nho giáo giữ địa vị độc tôn từ  A. thời Trần B. thời Hồ C. thời Lê sơ D. thời Lý Câu 9: Kết cục của chiến tranh Trịnh­ Nguyễn là A. hai bên giảng hòa thống nhất chính quyền. B. họ Nguyễn giành thắng lợi. C. không phân thắng bại, đất nước bị chia cắt. D. họ Trịnh giành thắng lợi. Câu 10: Kinh đô Cổ Loa của nhà nước Âu Lạc nằm ở địa danh nào dưới đây? A. Phong Châu, Phú Thọ. B.  Thoại Sơn, An Giang. C. Đông Anh, Hà Nội.  D. Trà Kiệu, Quảng Nam. Câu 11: Vua Gia Long sau khi lên ngôi đã chia đất nước thành: A.  Ba vùng: Bắc thành, Gia Định thành và  các Trực doanh B.  Hai miền: miền Bắc và miền Nam C.  Ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam D.  Ba trấn: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Câu 12: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo đánh tan quân xâm lược nào? A. Tây Hán B. Nam Hán C. Đông Hán D. Nhà Đường Câu 13: Ai là người dẹp loạn 12 sứ quân? Trang 1/3 ­ Mã đề 003
  2. A. Đinh Bộ Lĩnh. B. Ngô Xương Ngập. C. Lê Hoàn. D. Đinh Công Trứ Câu 14: Năm 1077 đánh dấu sự kiện quan trọng nào của nước Đại Việt thời Lý? A. Tổ chức khoa thi đầu tiên. B. Chiến thắng quân Tống. C. Xây dựng Văn Miếu. D. Dời đô về Thăng Long. Câu 15: Tên bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là A. Bộ luật Hồng Đức. B. Bộ luật Gia Long. C. Bộ luật Hình thư. D. Bộ Hình Luật. Câu 16: Câu nói nổi tiếng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc” là của A. Yết Kiêu B. Trần Bình Trọng C. Trần Quốc Tuấn D. Lý Thường Kiệt Câu 17: Chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn trong cuộc kháng chiến chống Xiêm (1785) là A. Chi Lăng ­ Xương Giang. B. Rạch Gầm ­ Xoài Mút. C. Tây Kết ­ Vạn Kiếp. D. Ngọc Hồi ­ Đống Đa. Câu 18: Nhận xét nào dưới đây phản ánh đúng nhất về  các cuộc đấu tranh của nhân dân ta thời Bắc   thuộc? A. Diễn ra sôi nổi, tất cả các cuộc đấu tranh đều giành được độc lập. B. Diễn ra liên tiếp, nhiều cuộc đấu tranh giành được độc lập, tự chủ. C. Diễn ra rộng lớn, tất cả các cuộc đấu tranh đều giành được độc lập. D. Diễn ra mạnh mẽ,tất cả các cuộc đấu tranh đều giành được độc lập. Câu 19: Tinh thần chủ động đối phó với địch của quân dân nhà Lý thể hiện rõ trong chủ trương nào? A. “kết hợp 3 thứ quân: cấm quân, ngoại binh, hương binh” B. “vườn không nhà trống” C. “Nhà nhà giết giặc, người người giết giặc” D. “tiên phát chế nhân” Câu 20:  Tác phẩm “Nam quốc sơn hà” được xem là Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Đại  Việt vì A.  Kiên quyết bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của dân tộc B.  Khích lệ tinh thần chiến đấu của binh sĩ  C.  Khẳng định nền độc lập chủ quyền của dân tộc D.  Khẳng định ý thức độc lập của dân tộc. Câu 21: “Đánh một trận sạch không kình ngạc. Đánh hai trận tan tác chim muông. Cơn gió to trút sạch   lá khô. Tổ kiến hổng sụt toang đê vỡ”. Đoạn thơ trên nói về sức mạnh của A. quân đội nhà Trần.B. nghĩa quân Tây Sơn.  C. nghĩa quân Lam Sơn. D. quân đội nhà Lý.  Câu 22: Từ các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc, em hãy rút ra bài học trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc   hiện nay? A. Dựng nước phải đi đôi với giữ nước. B. Đoàn kết toàn dân tộc C. Giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng. D. Xây dựng quân đội hùng mạnh. Câu 23: Đặc điểm của bộ máy nhà nước Văn Lang ­ Âu Lạc là A. ra đời sớm nhất ở khu vực châu Á. B. đã hoàn chỉnh, do vua Hùng đứng đầu. C. khá hoàn chỉnh, đứng đầu là vua Hùng. D. đơn giản, sơ khai, chưa hoàn chỉnh  Câu 24: Người Việt có thái độ  như  thế  nào đối với các chính sách về  văn hóa của chính quyền đô hộ   phương Bắc? A. Tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của văn hóa Trung Hoa B. Liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa C. Bất hợp tác với chính quyền đô hộ. D. Từ bỏ những phong tục, tập quán, tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc Câu 25: Chính sách cấm đạo của triều Nguyễn, đặc biệt là từ triều vua Minh Mệnh trở đi đã   A. Loại bỏ các thành phần phản động theo đạo Thiên Chúa. B. Tạo điều kiện mở rộng giao thương với nước ngoài. C. Tạo ra cái cớ để Pháp tiến hành xâm lược. D. Bảo vệ đất nước trước hiểm hoại ngoại xâm. Câu 26:  Về tổng thể chính sách của nhà Nguyễn về kinh tế là A. Trọng nông, ức thương B. Hạn chế phát triển các ngành nghề mới Trang 2/3 ­ Mã đề 003
  3. C. Coi trọng thủ công nghiệp và thương nghiệp. D. Trọng thương, ức nông Câu 27: Ý nào không phải là chính sách của Vương triều Tây Sơn? A. Ban chiếu kêu gọi nhân dân sản xuất, lập sổ hậu khẩu B. Tổ chức lại giáo dục thi cử C. Đặt quan hệ hòa hảo với nhà Thanh, Lào, Chân Lạp D. Thực hiện chế độ quân điền Câu 28: Chính sách nào khiến nhà Mạc càng mất uy tín trong nhân dân? A. Chỉ chú trọng xây dựng quân đội mạnh.B. Chưa giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nhân  dân. C. Tiêu diệt tất cả những lực lượng ủng hộ nhà Lê. D. Thần phục nhà Minh ở phương Bắc. II. Phần tự luận: (3đ) Câu 1. (2đ) So sánh những điểm giống và khác giữa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn và các cuộc kháng chiến thời  Lý­Trần. Câu 2. (1đ) Em hãy đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX?     ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 3/3 ­ Mã đề 003
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2