intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Dĩ An, Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Dĩ An, Bình Dương" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Dĩ An, Bình Dương

  1. KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2022 - 2023 SGD & ĐT BÌNH DƯƠNG Môn: Lịch sử - Khối lớp 10 TRƯỜNG THPT DĨ AN Thời gian làm bài: 45 phút. (không tính thời gian phát đề) (Đề kiểm tra có 3 trang, gồm 25 câu trắc nghiệm và 3 câu tự luận). Mã đề:123 Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : .............................. PHẦN A: TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1. Thể loại văn học dân gian ra đời ở Đông Nam Á thời cổ trung đại là A. kí sự. B. tản văn. C. truyện ngắn. D. thần thoại. Câu 2. Trong xã hội Văn Lang, Âu Lạc những ngày thường nữ giới: A. Mặc áo và váy xòe, đeo trang sức. B. Mặc áo và váy xòe. C. Mặc váy, áo xẻ giữa, đeo trang sức. D. Mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực. Câu 3. Những biểu hiện vào sau đây cho thấy nước Âu Lạc có bước phát triển hơn so với nước Văn Lang? A. Dân số gia tăng gấp đôi, lãnh thổ mở rộng về phía đông, có kĩ thuật quân sự ngày càng hiện đại. B. Bộ máy hành chính hoàn thiện, dân số gia tăng, có luật pháp thành văn và quân đội chính quy. C. Lãnh thổ mở rộng, có thể sử dụng nỏ bắn trăm phát trăm trúng, có thành luỹ vừa là kinh thành, vừa là kinh đô, vừa là căn cứ quân sự vững chắc. D. Lãnh thổ mở rộng, biết sử dụng nỏ có thể bắn nhiều mũi tên một lần, có thành luỹ vừa là kinh đô vừa là căn cứ quân sự vững chắc. Câu 4. “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm nào? A. 2012 B. 2010 C. 2005 D. 2003 Câu 5. Nhà ở phổ biến của cư dân Văn Lang, Âu Lạc là: A. Nhà lợp ngói B. Nhà trệt C. Nhà sàn D. Nhà tranh vách đất Câu 6. Nhận xét nào sau đây thể hiện đúng đặc điểm của bộ máy nhà nước Văn Lang-Âu Lạc? A. Tổ chức đơn giản, sơ khai nhưng thể hiện được chủ quyền. B. Xây dựng bộ máy chuyên chế ở trình độ cao. C. Bộ máy nhà nước đảm bảo tính dân chủ. D. Bộ máy nhà nước sơ khai chưa thể hiện chủ quyền. Câu 7. Ba nhóm chính trong tín ngưỡng bản địa của Đông Nam Á không bao gồm A. tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. B. tín ngưỡng thờ cũng người đã mất. C. Phật giáo, Nho giáo. D. tín ngưỡng phồn thực. Câu 8. Ngày nay ở Đông Nam Á, quốc gia nào được xem là quốc gia Hồi giáo lớn nhất? A. Mi-an-ma. B. In-đô-nê-xi-a. C. Phi-lip-pin. D. Ma-lai-xi-a. Câu 9. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành trên cơ sở xã hội nào sau đây? A. Sự xuất hiện tầng lớp quý tộc mới giàu có và nhiều thể lực. 1/3 – Mã đề 123
  2. B. Mâu thuẫn gay gắt giữa nông dân tự do và nô tì. C. Sự phân hoá giữa các tầng lớp xã hội. D. Của cải dư thừa, xuất hiện giai cấp phong kiến. Câu 10. Một trong những đặc trưng của tín ngưỡng bản địa Đông Nam Á là A. ảnh hưởng Ấn Độ, Trung Hoa rõ nét. B. gần gũi với cuộc sống của xã hội nông nghiệp. C. lai tạp nhiều yếu tố văn hóa phương Đông. D. cầu sinh sôi nảy nở, mưa thuận gió hòa. Câu 11. Công trình nào sau đây thuộc kiến trúc Phật giáo điển hình ở Đông Nam Á? A. Thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam). B. Kinh thành Huế (Việt Nam). C. Đền Ăng-co-vát (Cam-pu-chia). D. Đền tháp Bô-rô-bu-đua (In-đô-nê-xi- a). Câu 12. Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á A. tiếp tục phát triển. B. bước đầu phát triển. C. phát triển rực rỡ. D. bước đầu hình thành. Câu 13. Thành tựu nổi bật của nền văn minh Đông Nam Á giai đoạn từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII đó là A. sự ra đời và bước đầu phát triển của nhà nước. B. sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo. C. sự du nhập của văn hóa phương Tây. D. văn học đạt nhiều thành tựu to lớn. Câu 14. Nhận xét nào dưới đây là không đúng về vai trò của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc đối với tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam? A. Đưa Việt Nam trở thành quốc gia giàu mạnh nhất khu vực. B. Là nền văn minh đầu tiên của dân tộc Việt Nam. C. Đặt nền tảng cho sự phát triển của các nền văn minh sau này. D. Phác họa và định hình bản sắc dân tộc, tránh nguy cơ bị đồng hóa. Câu 15. Địa bàn lãnh thổ chủ yếu của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc là khu vực nào của Việt Nam hiện nay? A. Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. B. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. D. Tây Bắc và Đông Bắc. Câu 16. Nền văn hoá Phùng Nguyên là tiền thân của nền văn minh nào? A. Phù Nam B. Văn Lang – Âu Lạc C. Chăm Pa D. Ăng co Câu 17. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành ở khu vực nào sau đây? A. Các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc. B. Các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ. C. Lưu vực sông Hồng và sông Thu Bồn. D. Lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Câu 18. Cố đô A-giút-thay-a là công trình kiến trúc thuộc dòng kiến trúc A. tâm linh. B. dân gian. C. cung đình. D. tôn giáo. Câu 19. Nhận định nào dưới đây không đúng về Nhà nước Văn Lang: A. Hùng Vương chia đất nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ. B. Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội riêng nhưng còn lỏng lẻo và sơ khai. C. Khi có chiến tranh, Vua Hùng cùng các Lạc tướng tập hợp trai tráng ở khắp các chiềng, chạ cùng chiến đấu. 2/3 – Mã đề 123
  3. D. Hùng Vương là người nắm mọi quyền hành. Câu 20. Văn minh phương Tây bắt đầu ảnh hưởng đến Đông Nam Á trong giai đoạn A. đầu Công nguyên đến thế kỉ VII. B. thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. C. thế kỉ VII đến thế kỉ XV. D. thế kỉ XIX đến nay. Câu 21. Ngày nay, chuyến hải trình “Tàu Thanh niên Đông Nam Á- Nhật Bản” là một hoạt động thường niên được tổ chức nhằm A. thu hút thanh niên Đông Nam Á tìm hiểu, khám phá về lịch sử, văn hóa nhân loại. B. giúp thanh niên Đông Nam Á – Nhật Bản trải nghiệm chuyến hành trình trên biển. C. hỗ trợ thanh niên chia sẻ những giá trị trường tồn của văn hóa Nhật Bản đến thế giới. D. giúp các bạn trẻ tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm về lịch sử, văn hóa Đông Nam Á. Câu 22. Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc? A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp. B. Sự tan rã của công xã nguyên thủy dẫn đến sự phân hóa xã hội. C. Xuất phát từ nhu cầu đoàn kết phát triển kinh tế, chống ngoại xâm. D. Chịu ảnh hưởng từ các nền văn minh bên ngoài: Ấn Độ, Trung Hoa. Câu 23. Quần thể chùa tháp Pa-gan là một trung tâm kiến trúc kì vĩ nằm ở quốc gia Đông Nam Á nào? A. Ma-lai-xi-a. B. Cam-pu-chia. C. Thái Lan. D. Mi-an-ma. Câu 24. Nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á thời kì cổ trung đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ kiến trúc Hồi giáo và kiến trúc A. Nhật Bản. B. Trung Hoa. C. phương Tây. D. Ấn Độ. Câu 25. “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Ngày giổ tổ Hùng Vương của Việt Nam hàng năm là một biểu hiện của hình thức thức tín ngưỡng, tôn giáo nào? A. Phật giáo. B. Tín ngưỡng thờ thần. C. Hin-đu giáo. D. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. PHẦN B: TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1: Trình bày giai đoạn phát triển rực rỡ, thịnh đạt của nền văn minh Đông Nam Á? (1.5đ) Câu 2: Trình bày sự tác động của yếu tố vị trí địa lí trong quá trình hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc? (2.0đ) Câu 3: Tổ chức nhà Nước Âu Lạc có những điểm mới gì so với nhà nước Văn Lang? (1.5đ) ----HẾT--- 3/3 – Mã đề 123
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2