intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh" được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT Gio Linh

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 ­ 2023 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN LỊCH SỬ 10 CT 2018 ­ LỚP 10  Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 30 câu) (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 004 I. PHẦN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Riêm Kê là tác phẩm văn học nổi tiếng của quốc gia nào sau đây? A. Lào. B. Thái Lan. C. Cam­pu­chia. D. Việt Nam. Câu 2: Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của việc sử dụng internet vạn vật? A. Mở ra thời kì tự động hóa trong sản xuất. B. Mang lại sự tiện nghi cho con người. C. Góp phần hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data). D. Mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Câu 3: Loại chữ viết nào sau đây được sáng tạo trên cơ sở chữ Hán? A. Chữ Khơ­me cổ. B. Chữ Miến cổ. C. Chữ Chăm cổ. D. Chữ Nôm. Câu 4: Kho dữ liệu khổng lồ rất quan trọng trong sự phát triển của công nghệ trong thời đại 4.0   đó là A. Big Data. B. In 3D. C. AI. D. Cloud. Câu 5: Cho các nội dung: 1. Giai đoạn hình thành những quốc gia thống nhất và lớn mạnh ở Đông Nam Á.  2. Một số quốc gia cổ Đông Nam Á được hình thành. 3. Văn minh Đông Nam Á đã định hình bản sắc với những thành tựu đặc sắc và sáng tạo.  4. Sự xâm nhập và lan tỏa của Hồi giáo đã tạo nên những sắc thái mới cho văn minh Đông Nam Á.  Trong các nội dung trên, nội dung nào không gắn với Đông Nam Á từ thế kỉ X đến thế kỉ XV? A. 3. B. 1.  C. 4. D. 2. Câu 6:  Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc tương ứng với khu vực nào sau đây? A.  Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay. B.  Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay. C.  Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay. D.  Bắc Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay. Câu 7:  Thời cổ  đại, các nước Đông Nam Á sáng tạo thành chữ  viết của mình trên cơ  sở  tiếp   nhận nhiều chữ viết từ bên ngoài, ngoại trừ A. chữ Hán. B. chữ A­rập. C. chữ La­tinh. D. chữ Phạn. Câu 8:  Điều kiện thuận lợi để cư dân Việt cổ trồng trọt, chăn nuôi; đảm bảo nguồn thức ăn đa  dạng là gì? A.  Ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. B.  Có nhiều đồng bằng rộng lớn ven sông. C.  Lượng ánh sáng Mặt Trời lớn và lượng mưa quanh năm nhiều. Trang 1/4 ­ Mã đề 004
  2. D.  Có nhiều con sông lớn mang phù sa bồi đắp. Câu 9: Nghệ thuật kiến trúc ở Đông Nam Á phát triển mạnh và đạt nhiều thành tựu ở cả ba  dòng kiến trúc nào?  A. Kiến trúc dân gian, tôn giáo và cung đình. B. Kiến trúc dân gian, tôn giáo và truyền thống.  C.  Kiến trúc dân gian, Hin­đu và Phật giáo. D. Kiến trúc dân gian, Phật giáo và cung đình. Câu 10:  Nguồn lương thực chính của cư dân Văn Lang – Âu Lạc là A.  thịt. B.  cá. C.  rau.  D.  gạo. Câu 11:  Một trong những tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là? A. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh.B. Người lao động có trình độ chuyên môn  cao. C. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội.   D. Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Câu 12:  Phong tục nào sau đây không phải là phong tục truyền thống của người Việt cổ? A.  Nhuộm răng. B.  Thờ Chúa. C.  Ăn trầu. D.  Xăm mình. Câu 13:  Một trong những tác động tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là? A. Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. B. Giải phóng sức lao động của con người. C. Con người bị lệ thuộc vào thiết bị thông minh. D. Gây ra sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội. Câu 14:  Nội dung nào dưới đây không phải là đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu  Lạc? A.  Hoa văn trang trí trên đồ đồng, đồ gốm phản ánh sinh động cuộc sống. B.  Phong tục tập quán có những nét đặc sắc như tục ăn trầu, nhuộm răng, xăm mình,… C.  Sùng bái các lực lượng tự nhiên thể hiện qua các nghi thức, như thờ thần Mặt Trời, thần  núi, thần sông, thờ cúng tổ tiên, anh hùng, thủ lĩnh, … D.  Về trang phục, nam thường đóng khố, nữ mặc áo váy và đều đi chân đất. Câu 15: Hồi giáo du nhập vào Đông Nam Á từ thế kỉ XIII là tôn giáo có nguồn gốc từ A. Địa Trung Hải. B. Ấn Độ. C. bán đảo Ả Rập. D. Trung Quốc. Câu 16: Trong cách mạng công nghiệp lần thứ  ba (nửa sau thế kỷ XX), bước tiến quan trọng   của ngành công nghệ thông tin là A. vệ tinh nhân tạo. B. mạng kết nối internet không dây. C. máy tính điện tử. D. điện toán đám mây. Câu 17:  Văn minh Văn Lang – Âu Lạc không có cội nguồn là nền văn hoá nào sau đây? A.  Văn hoá Gò Mun. B.  Văn hoá Phùng Nguyên. C.  Văn hoá Đồng Đậu. D.  Văn hoá Óc Eo. Câu 18: Việc tiếp thu văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa có ý nghĩa như thế nào đối với sự  phát triển của văn minh Đông Nam Á thời kì cổ ­ trung đại? A. Xóa bỏ nền văn minh cũ, hình thành nền văn minh mới ở Đông Nam Á. B. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á thời kì cổ ­ trung đại. C. Xây dựng nền văn minh phụ thuộc vào văn minh Ấn Độ và Trung Hoa. D. Góp phần giữ vững mọi yếu tố truyền thống của văn minh Đông Nam Á. Câu 19:  Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thành tựu nào được sử dụng trong các   Trang 2/4 ­ Mã đề 004
  3. lĩnh vực quản lý đô thị, thời trang? A. Công nghệ na­no B. Công nghệ in 3D C. Trí tuệ nhân tạo D. Internet vạn vật. Câu 20: Ý nào sau đây không phải là thành tựu cơ  bản của cách mạng công nghiệp lần thứ  ba   (nửa sau thế kỷ XX)? A. Chinh phục vũ trụ. B. Mạng Internet không dây. C. Máy tính điện tử. D. Điện toán đám mây. Câu 21: Ý nào sau đây không phải là thành tựu cơ  bản của cách mạng công nghiệp lần thứ  ba   (nửa sau thế kỷ XX)? A. Chinh phục vũ trụ. B. Máy tính điện tử. C. Công nghệ in 3D. D. Mạng Internet không dây. Câu 22:  Năm 1957, Liên Xô phóng lên quỹ đạo vệ tinh nhân tạo Xpút­nich 1 đã có ý nghĩa như  thế nào đối với nhân loại? A. Thúc đẩy sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều ngành kinh tế khác. B. Thúc đẩy sản xuất phát triển vượt bậc, khởi đầu quá trình công nghiệp hóa. C. Là sự kiện mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. D. Là cơ sở cho sự ra đời và phát triển của động cơ điện. Câu 23: Một trong những minh chứng cho sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ  thuật tạo hình  bản địa ở Đông Nam Á thời kì cổ đại là A. trống đồng Đông Sơn (Việt Nam). B. khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam). C. Ăng­co Thom (Cam­pu­chia). D. chùa Phật Ngọc (Thái Lan). Câu 24: Thành tựu nào sau đây không phải là của cách mạng công nghiệp lần thứ  tư (đầu thế  kỷ XXI)? A. trí tuệ nhân tạo. B. internet vạn vật. C. công nghệ thông tin. D. máy hơi nước. Câu 25: Sự  đa dạng về  sắc tộc tác động như  thế  nào đến văn minh Đông Nam Á thời kì cổ  ­   trung đại? A. Giúp văn minh Đông Nam Á phát triển thống nhất. B. Góp phần làm phong phú văn minh Đông Nam Á. C. Gây nên sự chia rẽ trong văn hóa Đông Nam Á. D. Tạo nên sự tương đồng trong văn hóa các nước. Câu 26:  Thời cổ  trung đại, Việt Nam sáng tạo thành chữ  viết của mình trên cơ  sở  tiếp nhận   nhiều chữ viết từ bên ngoài, ngoại trừ A. chữ La­tinh. B. chữ Phạn. C. chữ A­rập. D. chữ Hán. Câu 27: Trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thành tựu nào đã giúp giải phóng sức lao động  con người, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm công nghiệp? A. Tự động hóa B. Công nghệ Robot C. Công nghệ in 3D D. Tự động hóa và Công nghệ Robot Câu 28:  Quá trình giao lưu, trao đổi sản phẩm, đã hình thành mối liên kết giữa các cộng đồng  cư dân Việt cổ và có tác dụng như thế nào? Trang 3/4 ­ Mã đề 004
  4. A.  Tạo điều kiện đưa đến sự hình thành xã hội có giai cấp. B.  Thúc đẩy sự ra đời của nền văn hoá Văn Lang – Âu Lạc. C.  Thúc đẩy sự ra đời của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc. D.  Thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế. II. PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 29: (2,0điểm) Trình bày các hình thức tín ngưỡng dân gian  ở ĐNA. Kể tên những tôn giáo  phổ biến ở các quốc gia ĐNA. Vì sao các tôn giáo này lại được đông đảo cư dân ĐNA đón nhận? Câu 30: (1,0 điểm) Liên hệ tác động của cách mạng công nghiệp hiện đại đối với Việt Nam hiện nay? ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 4/4 ­ Mã đề 004
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2