intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định" dưới đây để tích lũy kinh nghiệm giải bài tập trước kì thi nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 An Nhơn, Bình Định

  1. SỞ GD VÀ ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2022- 2023 TRƯỜNG THPT SỐ 2 AN NHƠN Môn: Lịch sử- Lớp 10 MÃ ĐỀ: 111 Thời gian làm bài: 45 phút. Không tính thời gian phát đề I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) Câu 1: Công trình nghệ thuật nào dưới đây thuộc “An Nam tứ đại khí”? A. thành nhà Hồ. B. hoàng thành Thăng Long. C. vạc Phổ Minh. D. cố đô Huế. Câu 2: Đâu là nguyên nhân văn minh Đại Việt đình trệ và lạc hậu đầu thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX? A. Khủng hoảng biến động về chính trị. B. Nhà Thanh xâm lược nước ta (1789). C. Pháp xâm lược Việt Nam. D. Xiêm xâm lược Đại Việt (1785). Câu 3: Đặc trưng cơ bản văn minh Đại Việt thế kỉ XI – XV là A. tác động văn hoá phương Tây. B. mang đậm ảnh hưởng Trung Hoa. C. phát triển mạnh mẽ và toàn diện. D. thời kì định hình văn hoá. Câu 4: Nền văn minh Đại Việt định hình trong thế kỉ X thông qua A. kế thừa văn minh Văn Lang. B. du nhập văn hoá phương Tây. C. tiếp thu văn hoá bên ngoài. D. công cuộc củng cố chính quyền. Câu 5: Thời Tây Sơn, để tăng cường khuyến khích nhân dân học tập, Nhà nước đã A. lập Quốc học viện. B. tổ chức thi cử. C. dựng Văn Miếu. D. ban Chiếu khuyến học. Câu 6: Trên cơ sở chữ Hán, người Việt đã sáng tạo ra A. chữ Quốc ngữ. B. chữ tượng hình. C. chữ Chăm cổ. D. chữ Nôm. Câu 7: Ý nghĩa nổi bật của văn minh Đại Việt là A. tinh thần cố kết cộng đồng. B. sự bảo thủ, chậm cải cách. C. sức sáng tạo và truyền thống lao động. D. tinh thần quật khởi trong đấu tranh. Câu 8: Cây trồng chính nông nghiệp Đại Việt là A. lúa nước. B. ngô, khoai, sắn. C. các loại đậu. D. cây công nghiệp. Câu 9: Vai trò tổ chức, quản lý của nhà nước phong kiến Đại Việt thể hiện ở A. đề ra chính sách phát triển kinh tế. B. chăm lo đời sống nhân dân. C. tăng cường quản lý xã hội thông qua luật pháp. D. việc thành lập cơ quan hành chính, pháp lý… Câu 10: Vì sao đến giữa thế kỉ XIX chấm dứt thế kỉ phát triển của văn minh Đại Việt? A. Sự xâm lược của phong kiến phương Bắc. B. Ảnh hưởng xâm nhập văn hoá phương Tây. C. Khủng hoảng biến động về chính trị. D. Pháp xâm lược và thiết lập chế độ cai trị. Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt? A. Có cội nguồn từ các nền văn minh cổ xưa trên đất nước Việt Nam. B. Trải qua quá trình đấu tranh, củng cố độc lập dân tộc của quân và dân ta. C. Nho giáo là tư tưởng chính thống trong suốt các triều đại phong kiến. D. Tiếp thu chọn lọc từ thành tựu của các nền văn minh bên ngoài. Câu 12: Luật pháp các triều đại phong kiến Đại Việt đề cao A. bảo vệ quyền lực vua, quý tộc, quan lại. B. chính sách chăm lo phát triển sản xuất. C. tổ chức, quản lý nhà nước. D. thúc đẩy phát triển văn hoá. Câu 13: Một trong những nguyên nhân thúc đẩy nền nông nghiệp Đại Việt phát triển là do A. hoạt động trao đổi buôn bán với nước ngoài. Trang 1/3 - Mã đề thi 111
  2. B. triều đình trực tiếp quản lý. C. chính sách quan tâm phát triển sản xuất nông nghiệp. D. các làng nghề truyền thống tiếp tục duy trì, phát triển. Câu 14: Từ đầu thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, văn minh Đại Việt có những dấu hiệu A. đình trệ và lạc hậu. B. đạt nhiều thành tựu. C. định hình văn hoá. D. phát triển mạnh mẽ. Câu 15: Trung tâm buôn bán sầm uất dưới thời Lý, Trần, Hồ là A. Hội An. B. Thăng Long. C. Phú Xuân. D. Phố Hiến. Câu 16: Bộ máy nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền của Đại Việt được hoàn chỉnh dưới triều đại nào? A. Thời Tiền Lê. B. Thời Lê sơ. C. Thời Lê – Mạc. D. Thời Nguyễn. Câu 17: Triều đại nào mở đầu cho thời đại phong kiến độc lập của dân tộc ta? A. Triều Lê. B. Triều Tiền Lý. C. Triều Nguyễn. D. Triều Ngô. Câu 18: Đâu là công trình kiến trúc chùa nổi tiếng của văn minh Đại Việt? A. chùa Hang. B. Lạc Sơn Đại Phật. C. chùa Một Cột. D. Thạt Luổng. Câu 19: Truyện Kiều (Nguyễn Du) thuộc loại hình _ A. văn học chữ Hán. B. văn học chữ Nôm. C. văn học dân gian. D. văn học viết. Câu 20: Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ luật A. Hình luật. B. Quốc triều hình luật. C. Hình thư. D. Hoàng Việt luật lệ. Câu 21: Hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng trong dân gian được duy trì và tổ chức hàng năm là A. đua thuyền. B. lễ hội. C. múa rối nước. D. đấu vật. Câu 22: Thế kỉ XI – XV, sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện văn minh Đại Việt gắn liền A. vương triều Lý, Trần, Hồ. B. vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê. C. vương triều Lê. D. vương triều Tây Sơn. Câu 23: Trong các thế kỉ XV – XVII, văn minh Đại Việt chịu ảnh hưởng của A. văn minh Trung Hoa. B. văn hoá phương Tây. C. văn minh Ấn Độ. D. văn minh Đông Nam Á. Câu 24: Một trong những cơ sở hình thành văn minh Đại Việt là A. quá trình áp đặt về kinh tế và văn hóa lên các quốc gia láng giềng. B. sự kế thừa những nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam. C. quá trình xâm lược và bành trướng lãnh thổ ra bên ngoài. D. sự tiếp thu hoàn toàn những thành tựu văn minh Hy Lạp, La Mã. Câu 25: Văn Miếu – Quốc Tử Giám có vị trí như thế nào đối với sự phát triển của văn minh Đại Việt? A. Là trung tâm văn hoá Đại Việt. B. Là nơi đạo tạo nhân tài cho quốc gia Đại Việt. C. Là nơi thi cử, tuyển chọn quan lại. D. Là nơi học tập con em quý tộc, quan lại. Câu 26: Đặc trưng nổi bật của nền văn minh Đại Việt là A. nông nghiệp. B. hướng biển. C. công thương nghiệp. D. văn hoá làng xã. Câu 27: Văn học chữ Nôm ra đời có ý nghĩa nào sau đây? A. Thể hiện sự sáng tạo, tiếp biến văn hóa của người Việt. B. Vai trò của việc tiếp thu văn hóa Ấn Độ vào Đại Việt. C. Thể hiện sự phát triển của văn minh Đại Việt thời Lý-Trần. D. Ảnh hưởng của việc truyền bá Công giáo vào Việt Nam. Câu 28: Sự kiện nhà Lý cho dựng Đàn Xã Tắc ở Thăng Long năm 1048 đã thể hiện chính sách nào của nhà nước phong kiến? Trang 2/3 - Mã đề thi 111
  3. A. Trọng nông. B. Trọng thương. C. Bế quan toả cảng. D. Ức thương. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm) Câu 1 (2 điểm): Dựa vào kiến thức đã học, em hãy phân tích cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. Câu 2 (1 điểm): Hãy cho biết hình ảnh dưới đây là công trình gì? Hiểu biết của em về công trình đó? --------HẾT ------- Trang 3/3 - Mã đề thi 111
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2