intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam” để ôn tập nắm vững kiến thức cũng như giúp các em được làm quen trước với các dạng câu hỏi đề thi giúp các em tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

  1. SỞ GD&ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2023 - 2024 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: LỊCH SỬ 10 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) (Đề có 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (7.0 điểm) Câu 1. Đông Nam Á là khu vực đa tôn giáo, nhìn chung các tôn giáo ở đây A. cùng tồn tại và phát triển hòa hợp. B. cùng tồn tại, phát triển nhưng ít hòa hợp. C. phát triển độc lập, đôi lúc có xung đột. D. không thể cùng tồn tại, phát triển lâu dài. Câu 2. Thành tựu nào sau đây của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới? A. Phật viện Đồng Dương. B. Thánh địa Mỹ Sơn. C. Tháp Bà Pô Na-ga. D. Đồng tiền cổ Óc Eo. Câu 3. Đặc điểm của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là A. bộ máy nhà nước hoàn chỉnh nhất châu Á, đứng đầu là vua Hùng. B. nhà nước ra đời sớm và phát triển nhất ở khu vực châu Á. C. bộ máy nhà nước phức tạp với nhiều bộ phận, đứng đầu là vua. D. nhà nước sơ khai nhưng không còn là tổ chức bộ lạc. Câu 4. Nền văn minh Chăm-pa hình thành ở khu vực nào hiện nay của Việt Nam? A. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. B. Toàn bộ các tỉnh vùng duyên hải miền Trung. C. Vùng duyên hải và một phần cao nguyên miền Trung. D. Vùng ven biển Nam Trung Bộ và các tỉnh Nam Bộ. Câu 5. Trong khoảng thời gian từ những thế kỷ trước công nguyên đến thế kỷ VII, thành tựu nổi bật nhất của văn minh Đông Nam Á là A. sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước. B. hình thành các quốc gia thống nhất và lớn mạnh. C. các quốc gia phát triển đạt đến thời kỳ cực thịnh. D. các quốc gia có nhiều chuyển biến mới về văn hóa. Câu 6. Phát minh nào dưới đây không thuộc yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư? A. Trí tuệ nhân tạo. B. Dữ liệu lớn. C. Internet kết nối vạn vật. D. Máy tính điện tử. Câu 7. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành ở khu vực nào sau đây? A. Lưu vực sông Hồng và sông Thu Bồn. B. Các tỉnh đồng bằng Nam Bộ ngày nay. C. Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. D. Lưu vực sông Hồng, sông Cả, sông Mã. Câu 8. Nền văn minh Chăm-pa có vai trò như thế nào trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam? A. Là một bộ phận hình thành bản sắc văn hóa Việt Nam. B. Cung cấp nguồn sử liệu quý giá cho lịch sử thế giới. C. Là cội nguồn của các nền văn minh tiếp theo của dân tộc. D. Tạo nên sự tách biệt trong lịch sử văn hóa dân tộc. Câu 9. Chữ Chăm cổ của người Chăm-pa được sáng tạo trên cơ sở chữ viết nào? A. Chữ Nôm. B. Chữ Phạn. C. Chữ Hán. D. Chữ La-tinh. Câu 10. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc còn có tên gọi khác là A. văn minh Phùng Nguyên. B. văn minh sông Thu Bồn.
  2. C. văn minh Bàu Tró. D. văn minh sông Hồng. Câu 11. Nhà nước Chăm-pa được tổ chức theo thể chế A. dân chủ tư sản. B. quân chủ chuyên chế. C. quân chủ lập hiến. D. dân chủ chủ nô. Câu 12. “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba” Ngày giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm ở nước ta là một biểu hiện của hình thức tín ngưỡng, tôn giáo nào sau đây? A. Tín ngưỡng thờ thần. B. Phật giáo. C. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. D. Hin-đu giáo. Câu 13. Hình ảnh dưới đây là công trình kiến trúc tiêu biểu nào trong văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại? A. Ăng-co-vát (Campuchia). B. Thánh địa Mỹ Sơn (Việt Nam). C. Thạt Luổng (Lào). D. Thành cổ Pa-gan (Mi-an-ma). Câu 14. Trên cơ sở nền văn minh bản địa, cư dân Đông Nam Á cổ - trung đại đã sớm tiếp thu ảnh hưởng các văn hóa nào sau đây? A. Ấn Độ và Trung Hoa. B. Ả Rập và phương Tây. C. Khu vực Mĩ Latinh. D. Ai Cập và Nhật Bản. Câu 15. Một trong những ý nghĩa của Cách mạng công nghiệp thời hiện đại đối với sự phát triển kinh tế là A. dẫn đến sự hình thành của giai cấp công nhân hiện đại. B. thúc đẩy các cộng đồng, dân tộc xích lại gần nhau hơn. C. đã đưa nhân loại sang nền văn minh mới: văn minh công nghiệp. D. thúc đẩy quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Câu 16. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tín ngưỡng nào sau đây? A. Thờ các vị thần tự nhiên. B. Sùng bái nàng công chúa rắn. C. Thờ cúng tổ tiên. D. Sùng bái các lực lượng tự nhiên. Câu 17. Hoạt động kinh tế chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là A. nông nghiệp lúa nước. B. phát triển thương nghiệp. C. săn bắn, hái lượm. D. trồng trọt, chăn nuôi. Câu 18. Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba có thể kể đến là A. máy bay, tàu thủy, vệ tinh nhân tạo. B. ô tô, internet, trí tuệ nhân tạo. C. máy tính, internet, chinh phục vũ trụ. D. máy hơi nước, rô-bốt, internet. Câu 19. Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc phát triển trong thời kỳ A. văn hóa Sa Huỳnh. B. văn hóa Đông Sơn. C. văn hóa Đồng Nai. D. văn hóa tiền Óc Eo. Câu 20. Ở Đông Nam Á, hệ thống đền, chùa, tháp là các công trình thuộc dòng kiến trúc A. cung đình. B. dân gian. C. tôn giáo. D. dân sinh. Câu 21. Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV, văn minh Đông Nam Á bước vào thời kì A. khủng hoảng. B. hình thành. C. phát triển. D. suy thoái. II. TỰ LUẬN (3.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm). Em hãy chỉ ra điểm tương đồng của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc và văn minh Chăm-pa về điều kiện tự nhiên, tổ chức xã hội, hoạt động kinh tế.
  3. Câu 2 (1.0 điểm). Với thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, có rất nhiều thông tin được chia sẻ tràn lan trên mạng Internet. Nếu là người nhận được thông tin ấy, em sẽ làm gì? ------------------ HẾT ------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0