intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa” – bước đệm vững chắc giúp bạn tự tin bước vào kỳ thi. Với nội dung chọn lọc, hệ thống bài tập đa dạng và hướng dẫn chi tiết, tài liệu này sẽ giúp bạn học tập hiệu quả hơn bao giờ hết. Chúc bạn ôn luyện thành công!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG PTDTNT MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 10 THCS &THPT NƯỚC OA NĂM HỌC 2024 – 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 3 trang) Số báo Họ và tên: ............................................................................ Mã đề 211 danh: ....... PHẦN I: Trắc nghiệm nhiều phương án (3 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Địa bàn cư trú chủ yếu của cư dân Chăm-pa cổ thuộc khu vực nào trên lãnh thổ Việt Nam ngày nay? A. Trung và Nam Trung bộ. B. Khu vực Nam bộ. C. Cư trú rải rác trên khắp cả nước. D. Bắc bộ và Bắc Trung bộ. Câu 2. Đâu là ngành kinh tế chính của nền văn minh Đại Việt? A. Thủ công nghiệp. B. Thương nghiệp. C. Nông nghiệp. D. Lâm, ngư nghiệp. Câu 3. Một trong những tác phẩm văn học chữ Nôm tiêu biểu của Nguyễn Du là A. Quốc âm thi tập. B. Lục Vân Tiên. C. Chinh phụ ngâm. D. Truyện Kiều. Câu 4. Văn minh Chăm-pa ra đời trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của nền văn minh nào sau đây? A. Văn minh Ấn Độ. B. Văn minh Ai Cập. C. Văn minh Lưỡng Hà. D. Văn minh Trung Hoa. Câu 5. Đến thời Lê sơ, Nho giáo A. được nâng lên địa vị độc tôn. B. không còn phát triển như trước. C. bước đầu được du nhập vào Đại Việt. D. bị nhà nước phong kiến kìm hãm. Câu 6. Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh Đại Việt? A. Giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. B. Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động bền bỉ của nhân dân. C. Việc sinh sống thành làng xã gia tăng tinh thần cố kết cộng đồng. D. Góp phần xây dựng một nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc. Câu 7. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Đại Việt? A. Quá trình xâm lược và mở rộng lãnh thổ. B. Tiếp thu các thành tựu văn minh bên ngoài. C. Kế thừa nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc. D. Nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt. Câu 8. Nội dung nào sau đây là cơ sở quan trọng nhất dẫn đến sự hình thành và phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt? A. Tiếp thu thành tựu văn minh Trung Hoa. B. Nền độc lập, tự chủ của đất nước. C. Tiếp thu thành tựu văn minh Ấn Độ. D. Kế thừa các nền văn minh cổ đại. Câu 9. Những cánh đồng màu mỡ ven sông Thu Bồn (Quảng Nam) đã tạo điều kiện thuận lợi cho A. vương quốc Chăm-pa phát triển nông nghiệp trồng lúa nước. Mã đề 211 Trang 1/4
  2. B. vương quốc Chăm-pa hình thành nền văn minh lâu đời. C. việc định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân Chăm-pa. D. vư dân Chăm-pa định cư lâu dài. Câu 10. Văn minh Đại Việt có cội nguồn từ nền văn minh A. Văn Lang - Âu Lạc. B. Đông Sơn, Sa Huỳnh. C. Đồng Đậu, Gò Tháp. D. Chăm - pa, Phù Nam. Câu 11. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, khái niệm văn minh Đại Việt được hiểu là A. kho tàng tri thức quân sự được đúc rút trong chiến tranh. B. những tác phẩm văn học chữ Hán được sáng tác thời Lý. C. những công trình kiến trúc còn lưu giữ lại đến ngày nay. D. sáng tạo vật chất và tinh thần trong kỷ nguyên độc lập. Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng đời sống vật chất của cư dân Chăm - pa? A. Nguồn lương thực, thực phẩm phong phú, đa dạng. B. Âm nhạc và ca múa hát, lễ hội đặc biệt phát triển. C. Đi lại chủ yếu bằng đường thủy thông qua thuyền, bè. D. Nhà ở chủ yếu là kiểu nhà sàn làm bằng gỗ, tre, nứa, lá. PHẦN II: Trắc nghiệm Đúng – Sai (4 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau: “Văn hóa Lý – Trần – Hồ là giai đoạn phát triển thịnh đạt của văn hóa Đại Việt. Văn hóa Lý – Trần – Hồ đã chủ động khôi phục lại những yếu tố văn hóa Việt cổ, đồng thời cải biến tích hợp những yếu tố văn hóa ngoại sinh, tạo nên một phong cách riêng cho mình. Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ, vì thế, đã mang tính dân tộc sâu sắc. Cũng dựa trên sự cân bằng văn hóa, văn hóa Lý – Trần – Hồ là sự hỗn dung của dòng văn hóa dân gian vói dòng văn hóa cung đình, giữa những yếu tố bình dân với những yếu tố bác học, giữa Phật – Đạo và Nho. Gam màu nổi bật của văn hóa thời kì này là sự ưu trội của dòng văn hóa dân gian, đan xen vào sinh hoạt văn hóa cung đình, tuy xu thế phát triển của nó là ngả dần sang văn hóa Đông Á Nho giáo. Văn hóa Đại Việt thời Lý – Trần – Hồ đã mang đậm tính dân gian”. (Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB Giáo dục, 2007, tr.106) a) Văn hóa Đại Việt thời kì Lý – Trần – Hồ mang đậm tính dân tộc và tính dân gian. b) Dưới thời kì Lý – Trần – Hồ, văn hóa dân gian và văn hóa cung đình có sự hòa hợp với nhau, nhưng văn hóa dân gian vẫn chiếm ưu thế nổi bật. c) “Tam giáo đồng nguyên” là đặc điểm nổi bật trong đời sống tôn giáo thời Lý – Trần. d) Văn hóa Lý – Trần – Hồ phát triển thịnh đạt hoàn toàn dựa trên cơ sở khôi phục lại những yếu tố văn hóa truyền thống trước kia. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau: “Trên cơ sở nền văn hóa Óc Eo, quốc gia cổ Phù Nam của cư dân cổ Nam Á và Nam Đảo sống ở đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành vào khoảng thế kỉ I, phát triển vào thế kỉ III – V và làm chủ một khu vực rộng lớn ở Đông Nam Á. Lãnh thổ của Phù Nam lúc bấy giờ bao gồm vùng hạ lưu sông Mê Công – Tôn – lê – Sáp và vùng châu thổ Nam Bộ…. Quốc gia cổ Phù Nam trước khi bị Chân Lạp thôn tính, trong giai đoạn phát triển (thế kỉ III – VI) là một cường quốc, một đế quốc cổ đại ở Đông Nam Á”. (Nghiêm Đình Vỳ (Chủ biên), Tìm hiểu kiến thức lịch sử 10, NXB Giáo dục, 2008, tr.66) Mã đề 211 Trang 1/4
  3. a) Trong quá trình tồn tại, vương quốc Phù Nam không ngừng mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài và trở thành một đế quốc ở Đông Nam Á. b) So với vương quốc Chăm – pa, vương quốc Phù Nam ra đời muộn hơn nhưng phát triển hùng mạnh hơn và tồn tại trong một khoảng thời gian dài. c) Chủ nhân của văn minh Phù Nam là các cư dân thuộc ngữ hệ Nam Á và Nam Đảo. d) Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành ở khu vực Nam Bộ Việt Nam ngày nay, trên cơ sở của nền văn hóa Óc Eo. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau: “Nhà nước tăng cường quản lí xã hội thông qua luật pháp. Năm 1002, nhà Tiền Lê định luật lệ. Năm 1042, vua Lý Thái Tông ban hành bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của Đại Việt, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam và là bước tiến của văn minh Đại Việt. Năm 1230, vua Trần Thái Tông cho soạn bộ Hình luật. Năm 1483, với sự ra đời của bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) dưới thời Lê sơ, luật pháp trở thành hệ thống chuẩn mực nhằm duy trì và bảo vệ quyền lợi của tầng lớp thống trị cũng như trật tự xã hội. Năm 1811, vua Gia Long cho biên soạn bộ Hoàng Việt luật lệ (Luật Gia Long) và ban hành năm 1815.” (SGK Lịch sử 10, Bộ Cánh Diều, trang 70) a) Các bộ luật đều nhằm bảo vệ quyền lợi của tầng lớp thống trị và trật tự xã hội. b) Thời Lê Sơ, luật pháp đã trở nên hoàn chỉnh, chặt chẽ và đạt đến độ chuẩn mực. c) Với sự ra đời của luật pháp, nền văn minh Đại Việt đã được xác lập hoàn chỉnh. d) Hình thư ban hành thời Lý là bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước Đại Việt. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau: Để thấy rõ hơn nếp nghĩ và tập quán của cư dân cổ Phù Nam, cũng nên nhắc lại “những mảnh vàng”. Có hàng ngàn mảnh vàng nhỏ mỏng được các cá nhân hay tập thể tín chủ thành kính đặt vào đáy trụ giới (si – ma) của mỗi ngôi đền, là giới hạn lãnh địa của thần thánh với mong mỏi góp công đức và cầu xin được phù hộ… Một hệ thống tượng thờ Phật giáo và Hin – đu giáo, chủ yếu là nhánh Vít – xnu xuất hiện, làm thành trường phái nghệ thuật Phù Nam trong khung niên đại Phù Nam, tượng trưng cho đỉnh cao văn hóa Phù Nam độc đáo, đặc sắc, vượt trội trong toàn khu vực, xứng đáng khẳng định nền văn hóa Phù Nam tương xứng với vị trí cường quốc kinh tế - xã hội, “trung tâm liên giới”, niềm tự hào của người Phù Nam, của Vương quốc Phù Nam. (Lương Ninh, Nước Phù Nam, NXB Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2006, tr.116 – 117). a) Đoạn tư liệu cung cấp các dẫn chứng để chứng minh Phù Nam là một cường quốc kinh tế - xã hội trong khu vực Đông Nam Á. b) Văn hóa Phù Nam là một nền văn hóa độc đáo, đặc sắc, vượt trội trong khu vực Đông Nam Á. c) Nghệ thuật Phù Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Hoa. d) Cư dân cổ Phù Nam có tập quán đặt “những mảnh vàng” vào đáy trụ giới của mỗi ngôi đền với mong ước được thần thánh che chở và phù hộ. PHẦN III: Tự luận (3 điểm) Câu 1 (1 điểm): Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau về cơ sở hình thành của nền văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam? Câu 2 (2 điểm): Trình bày những thành tựu của văn minh Đại Việt trên lĩnh vực giáo dục, khoa cử? Vì sao các triều đại phong kiến Đại Việt đều quan tâm đến giáo dục, khoa cử? Mã đề 211 Trang 1/4
  4. ------ HẾT ------ Mã đề 211 Trang 1/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0