intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 10 năm 2024-2025 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮK LẮK TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ II Tổ Sử- Địa- GDKT&PL Năm học: 2024 – 2025. MônLịch sử khối lớp 10 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (Đề có 3 trang) Họ tên thí sinh: ……………………………………Số báo danh: …………….. Mã đề thi 103 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 20. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Quốc gia nào sau đây ở châu Á đã khởi đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư? A. Anh B. Nhật Bản C. Mĩ D. Đức Câu 2: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa nào sau đây? A. Sơn Vi B. Óc Eo C. Sa Huỳnh D. Đông Sơn Câu 3: Nền văn minh Phù Nam được hình thành trên lưu vực con sông nào sau đây? A. Sông Mã B. Sông Hồng C. Sông Thu Bồn D. Sông Cửu Long. Câu 4: Trong khoảng thời gian từ đầu Công nguyên đến thế kỉ VII, thành tựu nổi bật nhất của văn minh Đông Nam Á là A. sự ra đời và bước đầu phát triển của các nhà nước. B. các quốc gia phát triển đến thời kì cực thịnh. C. hình thành các quốc gia thống nhất và lớn mạnh. D. các quốc gia có nhiều chuyển biến mới về văn hoá. Câu 5: Tục thờ thần Mặt Trời là biểu hiện của tín ngưỡng của cư dân Văn Lang – Âu Lạc? A. Sùng bái tự nhiên B. Thờ cúng tổ tiên C. Tín ngưỡng phồn thực D. Thờ thần động vật Câu 6: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để cư dân Văn Lang – Âu Lạc phát triển ngành kinh tế nào sau đây? A. Thương nghiệp biển B. Luyện kim, đúc đồng C. Chế tạo vũ khí D. Trồng trọt, chăn nuôi Câu 7: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba được khởi đầu tại quốc gia nào sau đây? A. Mĩ B. Anh C. Đức D. Nhật Bản Câu 8: Nguồn gốc chung dẫn đến các cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại và hiện đại là do A. sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên B. nhu cầu của chiến tranh thế giới. C. nhu cầu cuộc sống và sản xuất. D. nhu cầu xâm chiếm thuộc địa Câu 9: Nền văn minh Chăm – pa chủ yếu được hình thành trên lưu vực con sông nào sau đây? A. Sông Mã B. Sông Thu Bồn C. Sông Mê Công D. Sông Hồng Câu 10: Văn minh Chăm – pa và văn minh Văn Lang – Âu Lạc có sự khác biệt về A. ngành kinh tế chủ đạo B. thiết chế chính trị C. nguồn lương thực chính D. tiếp thu tôn giáo Câu 11: Nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc chủ yếu được hình thành trên lưu vực con sông nào ? A. Sông Ấn B. Sông Hằng C. Sông Nin D. Sông Hồng Mã đề thi 103 - Trang 1/ 3
  2. Câu 12: Nội dung nào là cơ sở xã hội dẫn đến sự hình thành nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc? A. Công cụ lao động bằng kim khí được sử dụng phổ biến B. Nhu cầu xâm lược, mở rộng lãnh thổ trở nên bức thiết C. Xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp trong xã hội D. Hoạt động thủ công nghiệp đạt trình độ phát triển cao Câu 13: Văn minh Chăm – pa được hình thành trên cơ sở của nền văn hóa nào sau đây? A. Phùng Nguyên B. Óc Eo C. Đông Sơn D. Sa Huỳnh Câu 14: Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV là giai đoạn văn minh Đông Nam Á A. tiếp tục phát triển. B. phát triển rực rỡ. C. bước đầu phát triển. D. bước đầu hình thành. Câu 15: Nghệ thuật kiến trúc Đông Nam Á thời cổ-trung đại chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của kiến trúc A. Ai Cập. B. Ấn Độ. C. Hi Lạp. D. La Mã. Câu 16: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba, tư đã đưa nhân loại bước sang nền văn minh A. thông tin. B. công nghiệp. C. toàn cầu. D. nông nghiệp. Câu 17: Sự ra đời của thánh lễ Thiên chúa giáo đầu tiên ở Philippin năm 1521 là biểu hiện của sự du nhập yếu tố văn hóa nào sau đây đến từ phương Tây? A. Chữ viết B. Tôn giáo C. Văn học D. Nghệ thuật Câu 18: Phát minh nào sau đây không khởi nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư? A. Trí tuệ nhân tạo. B. Internet C. Dữ liệu lớn. D. Điện toán đám mây. Câu 19: Nội dung nào sau đây là cơ sở kinh tế dẫn đến sự hình thành nền văn minh Chăm - pa? A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ và Ai Cập B. Hoạt động buôn bán với phương Tây đặc biệt phát triển C. Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp tương đối phát triển D. Bắt đầu xuất hiện sự phân hóa giữa các tầng lớp xã hội Câu 20: Người Việt đã sáng tạo ra chữ Nôm trên cơ sở tiếp thu chữ Hán của quốc gia nào sau đây ? A. Ai Cập B. Trung Quốc C. Ấn Độ D. Nhật Bản PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Đọc đoạn tư liệu sau đây “Cư dân Văn Lang – Âu Lạc có nền văn học truyền miệng phát triển, với nhiều truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, sự tích. Các truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Tháng Gióng, Bánh chưng, bánh giầy, Trầu cau,…là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học thời dựng nước.” (Sách giáo khoa lịch sử 10, Bộ chân trời sáng tạo, tr.68) a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin thành tựu về chữ viết, văn học của cư dân Văn Lang – Âu Lạc. b) Truyện Lạc Long Quân và Âu Cơ, Tháng Gióng.. đều kể về các nhân vật anh hùng có thật . c) Kho tàng văn học dân gian rất phong phú như thần thoại, truyền thuyết, truyện ngắn, kí sự… d) Có chữ viết riêng và sớm tạo dựng được một nền văn học viết phát triển rực rỡ. Câu 2: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Agiútthaya (Thái Lan) được vua U thong xây dựng làm kinh đô năm 1350. Vào thời kì cực thịnh, được Agiútthaya coi là một “thành phố vĩ đại” với hoàng cung rộng lớn, hơn 300 ngôi chùa và những tháp dát vàng cùng hàng nghìn bức tượng điêu khắc. Di tích này nằm bên bờ sông Chao Phờraya và là biểu tượng của một đô thị thịnh vượng bậc nhất Đông Nam Á” Mã đề thi 103 - Trang 2/ 3
  3. (Sách giáo khoa Lịch sử 10, Bộ cánh diều, tr.52) a) Đoạn tư liệu cung cấp thông tin về các đô thị cổ của vương quốc Thái Lan. b) Agiútthaya là một công trình kiến trúc nổi tiếng của Thái Lan thuộc dòng kiến trúc cung đình. c) Agiútthaya đã từng là kinh đô của đất nước Thái Lan vào thế kỉ XIII. d) Agiútthaya là minh chứng cho sự phát triển hưng thịnh của Phật giáo tại thành phố này Câu 3: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Một khi cuộc cách mạng của Apple – máy tính cá nhân – Windows chứng tỏ cho mọi người thấy giá trị của khả năng số hóa thông tin và kiểm soát thông tin trên máy tính và các phần mềm văn bản, và một khi trình duyệt khiến internet trở nên sống động và cho phép các trang web có thể nhảy múa, hát và trình diễn, thì tất cả mọi người đều muốn số hóa mọi thứ càng nhiều càng tốt để họ có thể gửi những thông tin này tới người khác qua internet”. (Thô mát L. Phờriman, Thế giới phẳng, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2018, tr.91) a) Khi internet ra đời, con người mới nảy sinh nhu cầu trao đổi và chia sẻ thông tin với nhau. b) Những thành tựu trên mọi lĩnh vực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại. c) Máy tính cá nhân, hệ điều hành, internet đã đánh dấu sự ra đời của cuộc cách mạng số hóa. d) Là những thành tựu tiêu biểu được khởi nguồn từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Câu 4: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Cũng như nhiều nước phương Đông, nước Chăm – pa theo thể chế quân chủ chuyên chế. Vua đứng đầu, nắm mọi quyền hành về chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ. Các quan lại thấy vua phải quỳ, vái, chỉ có vua được ở nhà có lầu cao, mặc áo gấm, đi kiệu có che lọng trắng. Vua là người duy nhất có quyền ban cấp đất đai cho đền chùa. Giúp việc cho vua có một số quan lại cao cấp như Tể tướng, hai đại thần, một người đứng đầu quan văn và một người đứng đầu quan võ”. (Nghiêm Đình Vỳ (Chủ biên), Tìm hiểu kiến thức lịch sử 10, NXB Giáo dục, 2008, tr.66) a) Vua nắm quyền hành trên tất cả mọi mặt, đồng thời là người sở hữu tối cao về mặt ruộng đất. b) Thể chế chính trị của vương quốc Chămpa chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn minh Ấn Độ. c) Thể chế chính trị của vương quốc có sự tương đồng với nhiều nước ở phương Đông lúc bấy giờ. d) Vua là người đứng đầu, có quyền lực tối cao và thường được đồng nhất với một vị thần. -------------- HẾT --------------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Mã đề thi 103 - Trang 3/ 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1