Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
lượt xem 3
download
Các bạn cùng tham khảo Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng tư liệu này sẽ giúp các bạn ôn tập lại kiến thức đã học, có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kỳ thi sắp tới. Chúc các bạn thành công.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Đoàn Thượng
- SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG NĂM HỌC 2020-2021 Môn thi: LỊCH SỬ 11 - 2020 MÃ ĐỀ THI: 132 Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian giao đề) Số câu của đề thi: 30 câu (gồm 28 câu TN và 2 câu TL) Số trang của đề thi: 04 trang - Họ và tên thí sinh: .................................................... – Số báo danh : ........................ Phần I. TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Thái độ của Anh, Pháp đối với sự bành trướng của chủ nghĩa phát xít? A. Thực hiện "chính sách nhân nhượng" chủ nghĩa phát xít. B. Coi chủ nghĩa phát xít là kẻ thù nguy hiểm nhất. C. Tiến hành chuẩn bị lực lượng để chống phát xít. D. Hợp tác chặt chẽ với Liên Xô để chống lại chủ nghĩa phát xít. Câu 2. Khi hình thành liên minh phát xít - khối trục đã có những hành động gì? A. Bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. B. Giúp đỡ các nước ở châu Âu phát triển đất nước. C. Ráo riết chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược. D. Ra sức phát triển vũ khí hạt nhân. Câu 3. Trước hành động leo thang chuẩn bị chiến tranh của Đức, Liên Xô có chính sách đối ngoại như thế nào? A. Nhượng cho Đức vùng Xuy-đet của Tiệp Khắc để đẩy chiến tranh về phía Anh, Pháp. B. Ký với Đức bản Hiệp ước Xô - Đức không xâm phạm nhau. C. Chủ trương bắt tay với Anh, Pháp, Mĩ để tiêu diệt Đức. D. Tuyên bố trung lập, đứng ngoài chiến tranh. Câu 4. Chiến thuật nào được sử dụng chủ yếu trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất ? A. phục kích và tấn công. B. bao vây, quấy rối. C. du kích, tấn công. D. khiêu chiến với Pháp. Câu 5. Khi xâm lược Đà Nẵng, tình thế của Pháp và Tây Ban Nha có gì đáng chú ý? A. Có nhiều thuận lợi nhờ sự giúp sức của lực lượng giáo dân. B. Không gặp nhiều trở ngại do nhà Nguyễn không chủ động tấn công. C. Rất khó khăn do vấp phải tinh thần chiến đấu của quân dân Đà Nẵng. D. Luôn trong thế giằng co quyết liệt với triều đình Huế. Câu 6. Sau khi thất bại trong kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh", thực dân Pháp chuyển sang kế hoạch mới nào? A. Đánh lâu dài. B. Chủ động phản công. C. Đánh chắc, tiến chắc. D. Chinh phục từng gói nhỏ. Câu 7. Kẻ thù lớn nhất của nhân dân toàn thế giới trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? A. Chủ nghĩa xã hội. B. Chủ nghĩa tư bản. C. Chủ nghĩa phát xít. D. Chủ nghĩa thực dân.
- Câu 8. Điểm nổi bật trong cuộc kháng chiến ở Bắc Kì khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là gì? A. Quân đội triều đình nhanh chóng đầu hàng Pháp. B. Quân đội triều đình nhanh chóng tan rã, nhân dân chiến đấu quyết liệt và giành thắng lợi lớn. C. Triều đình và nhân dân phối hợp chiến đấu chống Pháp đến cùng. D. Quân đội triều đình nhanh chóng tan rã, sau đó lực lượng nhân dân nhanh chóng suy yếu. Câu 9. Khi đánh chiếm Ba Lan, Đức thực hiện chiến thuật gì? A. Chiến tranh chớp nhoáng. B. Đánh chắc, tiến chắc. C. Đánh nhanh tháng nhanh. D. Đánh lâu dài. Câu 10. Nội dung nào không phản ánh đúng những hành động của Đuy- puy ở Bắc Kì? A. Cướp thuyền gạo của triều đình bắt lính đem xuống tàu. B. Đóng quân trên bờ sông Hồng. C. Gửi tối hậu thư cho Nguyễn Tri Phương yêu cầu phải nộp thành. D. Tự ý cho tàu theo sông Hồng lên Vân Nam buôn bán. Câu 11. Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai? A. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1874. B. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc. C. Giải quyết vụ Đuy- puy. D. Khai thác tài nguyên khoáng sản. Câu 12. Sự kiện nào đánh dấu Chiến tranh thế giới thứ hai lan rộng khắp thế giới? A. Mĩ tuyên chiến với Nhật, Đức, Italia. B. Đức tấn công Liên Xô. C. Italia tấn công Ai Cập. D. Quân Nhật kéo vào Đông Dương. Câu 13. Đâu không là nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945)? A. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc lan rộng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc. B. Sự ra đời của nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. C. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học. D. Cuộc chiến tranh thế giới với sức tàn phá khủng khiếp chưa từng thấy. Câu 14. Vì sao thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? A. Lấy cớ giải quyết vụ Đuy Puy. B. Nhằm mở rộng thị trường và khai thác nguyên nhiên liệu. C. Do nhà nguyễn không đồng ý cho Pháp buôn bán ở Sông Hồng. D. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước Nhâm Tuất. Câu 15. Vì sao triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (1874)? A.Triều đình mơ hồ, ảo tưởng vào con đường thương thuyết. B. Do so sánh lực lượng trên chiến trường không có lợi cho ta. C. Triều đình lo sợ Pháp. D.Triều đình sợ phong trào kháng chiến của nhân dân phát triển. Câu 16. Đâu không phải là hành động của Pháp khi tấn công Bắc Kì lần thứ hai? A. Cầu cứu nhà Thanh dẹp các toán thổ phỉ. B. Dựng chính quyền tay sai, tạm thời cai quản thành Hà Nội. C. Lấy hành cung làm đại bản doanh. D. Củng cố khu nhượng địa ở bờ sông Hồng.
- Câu 17. Sau khi chiếm được 6 tỉnh Nam Kì, thực dân Pháp đã có hành động cụ thể tiếp theo nào? A. Bắt tay thiết lập bộ máy cai trị, chuẩn bị kế hoạch đánh ra Bắc Kì. B. Ngừng kế hoạch mở rộng cuộc chiến tranh để củng cố lực lượng. C.Ttìm cách xoa dịu nhân dân. D. Phản ứng quyết liệt với triều đình Nguyễn. Câu 18. Nội dung nào không đúng về nguyên nhân khiến quân Pháp quyết định kéo vào Gia Định? A. Gia Định là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng cho việc mở rộng việc xâm lược Lào và Cam-pu-chia. B. Chiếm được Gia Định Pháp dễ dàng làm chủ lưu vực sông Mê Công. C. Chiếm được Gia Định sẽ buộc nhà Nguyễn phải đầu hàng. D. Pháp muốn chiếm vựa lúa của Việt Nam phục vụ cho âm mưu đánh lâu dài. Câu 19. Những cường quốc nào là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong công cuộc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? A. Liên Xô, Mĩ, Pháp. B. Liên Xô, Mĩ, Anh. C. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. D. Mĩ, Anh, Pháp. Câu 20. Chiến thắng nào của quân ta có ý nghĩa lớn nhất khi Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất? A. Nguyễn Tri Phương lãnh đạo binh lính bảo vệ thành Hà Nội. B.Trận đánh của 100 binh sĩ ở Ô Thanh Hà (Hà Nội). C. Nhân dân các tỉnh Bắc Kì chống Pháp quyết liệt. D. Trận phục kích Cầu Giấy lần thứ nhất. Câu 21. Hành động nào thể hiện rõ mục đích chính của Pháp trong quá trình xâm lược Bắc Kì lần thứ hai? A. Pháp cho quân nổ súng chiếm thành Hà Nội. B. Ri-vi- e đổ bộ lên Hà Nội C. Pháp cho quân chiếm mỏ than Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định. D. Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu hạ vũ khí và giao thành Hà Nội. Câu 22. Hoàng Diệu là người lãnh đạo cuộc chiến đấu của quan quân triều đình trong cuộc chiến nào? A. Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ hai. B. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. C. Tây Nam Kì. D. Pháp tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất. Câu 23. Chủ trương chính của triều đình Huế khi Pháp đánh chiếm Gia Định? A. Cầu cứu nhà Thanh giúp đỡ. B. Chủ trương thương thuyết để Pháp rút quân. C. Tích cực, chủ động đánh Pháp. D. Xây dựng phòng tuyến vững chắc để phòng ngự. Câu 24. Đâu là nội dung chính của Hiệp ước Giáp Tuất (1874) kí giữa triều đình Huế và Pháp? A. Quân Pháp rút khỏi Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì. B. Pháp được quyền đi lại, buôn bán và kiểm soát ở Việt Nam.
- C. Pháp tiếp tục xây dựng cơ sở tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai D. Triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp. Câu 25. Để ép triều đình Huế giao quyền kiểm soát 3 tỉnh miền Tây, Pháp không thực hiện hành động nào dưới đây ? A. Đưa lực lượng mạnh, dùng vũ lực để chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì. B. Ép Phan Thanh Giản nộp thành không điều kiện. C. Khuyên Phan Thanh Giản viết thư dụ An Giang, Ha Tiên nộp thành. D. Kéo đến cửa thành Vĩnh Long. Câu 26. Trận Cầu Giấy lần thứ nhất đã ảnh hưởng đến cục diện chiến tranh như thế nào? A. Triều đình chuyển sang ủng hộ nhân dân chống Pháp B. Nhà Nguyễn tăng cường đàn áp các nghĩa quân ở Bắc Kì. C. Triều đình ký hiệp ước Giáp Tuất (1874) gây bất bình trong nhân dân. D. Pháp rút khỏi Bắc Kì và từ bỏ ý đồ tiến quân ra Bắc. Câu 27. Nguyên nhân chủ yếu nhất khiến Pháp chọn Đà Nẵng là nơi đầu tiên tấn công xâm lược Việt Nam 1858? A. Đà Nẵng là nơi có nhiều giáo dân, sẵn sàng hỗ trợ, ứng cứu cho Pháp trong mọi hoàn cảnh. B. Đà Nẵng là vị trí thuận lợi, có cảng nước sâu giúp cho thuyền bè dễ dàng đi lại. C. Chiếm Đà Nẵng để làm căn cứ, làm bàn đạp để tiến ra Huế, buộc triều Nguyễn đầu hàng. D. Đà Nẵng xa Trung Quốc nên hạn chế được sự can thiệp của nhà Thanh. Câu 28. Nội dung nào không phải là hành động của nhân dân Bắc Kì khi Gác-ni-ê đưa quân tấn công Bắc Kì lần thứ nhất? A. Bỏ thuốc độc vào các giếng nước ăn. B. Bất hợp tác với Pháp. C. Đốt kho thuốc súng của Pháp. D. Tìm cách thương lượng với Pháp. Phần II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (2 điểm) Từ những tri thức đã tìm hiểu về cuộc Chiến tranh thế giới lần hai (1939-1945), em hãy: a. Đánh giá vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. b. Đánh giá tác động, hệ quả của Chiến tranh. Từ đó, rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay. Câu 2 (1 điểm) Việt Nam là quốc gia đã từng nhiều lần chiến thắng giặc ngoại xâm trong lịch sử nhưng vào cuối thế kỉ XIX, sau gần 30 năm kháng chiến (1858-1884), Việt Nam đã thất bại và trở thành thuộc địa của Pháp. Em hãy phân tích những nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858-1884). ----Hết---- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
- SỞ GD VÀ ĐT HẢI DƯƠNG ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT ĐOÀN THƯỢNG NĂM HỌC 2020-2021 Môn thi: LỊCH SỬ 11 Thời gian làm bài: 45 phút (không tính thời gian giao đề) Số câu của đề thi: 30 câu (gồm 28 câu TN và 2 câu TL) Số trang của đề thi: 04 trang PHẦN I. TRẮC NGHIỆM Đáp án mã đề: 132 01. A 08. B 15. A 22. A 02. C 09. A 16. A 23. D 03. B 10. C 17. A 24. D 04. A 11. A 18. C 25. A 05. C 12. A 19. B 26. C 06. D 13. C 20. D 27. C 07. C 14. B 21. C 28. D Đáp án mã đề: 209 01. D 08. B 15. B 22. D 02. D 09. B 16. A 23. C 03. C 10. B 17. C 24. B 04. A 11. A 18. C 25. A 05. B 12. A 19. D 26. A 06. D 13. C 20. A 27. C 07. C 14. C 21. A 28. A Đáp án mã đề: 357
- 01. B 08. C 15. D 22. D 02. A 09. A 16. B 23. D 03. D 10. B 17. D 24. C 04. C 11. A 18. C 25. C 05. B 12. D 19. C 26. D 06. B 13. B 20. D 27. B 07. A 14. B 21. A 28. C Đáp án mã đề: 485 01. B 08. C 15. A 22. A 02. D 09. D 16. D 23. D 03. C 10. A 17. D 24. B 04. B 11. D 18. C 25. B 05. A 12. A 19. D 26. D 06. B 13. A 20. A 27. C 07. A 14. D 21. B 28. A Phần II. TỰ LUẬN (3 điểm) Câu Đáp án Điểm Câu 1 Từ những tri thức đã tìm hiểu về cuộc Chiến tranh thế giới lần hai 2,0 (1939-1945), em hãy: a. Đánh giá vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. b. Đánh giá tác động, hệ quả của Chiến tranh. Từ đó, rút ra bài học cho cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay.
- a.Đánh giá vai trò của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát 1,0 xít. 0,25 -Trước những hành động của CN phát xít, Liên Xô đã tìm mọi cách ngăn chặn sự bùng nổ của chiến tranh… -Khi chiến tranh bùng nổ, vận động các nước cùng nhau tham gia 0,25 liên minh chống phát xít, chống chiến tranh -Trực tiếp đứng lên chống phát xít và giúp đỡ các nước khác (Đông 0,25 Âu) chống phát xít - Cùng Anh và Mĩ, Liên Xô là một trong 3 trụ cột chính trong việc 0,25 tiêu diệt tận gốc CN phát xít, đưa đến sự kết thúc của chiến tranh b. Đánh giá tác động, hệ quả của Chiến tranh. Từ đó, rút ra bài học 1,0 cho cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình thế giới hiện nay. -Tác động, hệ quả: 0,5 + Chiến tranh kết thúc với phần thắng nghiêng về phe Đồng minh 0,25 chống phát xít + Để lại hậu quả nghiêm trọng (thiệt hại về người và của…). Đưa 0,25 đến những thay đổi trong tình hình thế giới -Thông điệp: Cần hướng đến một thế giới hoà bình, ổn định để phát 0,5 triển thông qua việc xây đắp những mối quan hệ tốt đẹp, tránh xung đột và giải quyết các mâu thuẫn bằng con đường hoà bình. Câu 2 Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực 1,0 dân Pháp. -Khách quan: Tương quan lực lượng còn chênh lệch: Pháp mạnh 0,25 hơn ta. - Chủ quan: 0,75 + Đường lối kháng chiến của nhà Nguyễn có nhiều sai lầm… 0,25 + Các cuộc đấu tranh của nhân dân nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự liên kết 0,25 + Những điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước còn non 0,25 yếu....
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p | 150 | 17
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 46 | 7
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p | 44 | 6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 50 | 6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p | 50 | 5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 39 | 4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p | 51 | 4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p | 39 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p | 41 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p | 33 | 3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p | 51 | 3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p | 43 | 3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p | 51 | 3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p | 42 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 46 | 3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn