intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Lương Thúc Kỳ, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2022 - TRƯỜNG THPT LƯƠNG THÚC KỲ 2023 (Đề có 2 trang) MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 21 câu) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... I . Trắc nghiệm (7.0đ) Câu 1: Trong cuộc chạy đua thôn tính phương Đông, tư bản Pháp đã lợi dụng việc làm nào để chuẩn bị tiến hành xâm lược Việt Nam? A. Buôn bán, trao đổi hàng hóa B. Đầu tư kinh doanh, buôn bán tại Việt Nam C. Thông qua buôn bán vũ khí với triều đình nhà Nguyễn D. Truyền bá đạo Thiên Chúa Câu 2: Chính sách nào của nhà Nguyễn đã gây ra mâu thuẫn và rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc? A. Bế quan tỏa cảng” B. “Cấm khai khẩn đất hoang” C. “Cấm đạo” D. “Đối ngoại” Câu 3: Trận đánh nào sau đây đã chuyển Hồng quân Liên Xô từ thế phòng thủ sang tấn công trên mọi mặt trận? A. Xtalingrát B. Cuốcxcơ C. Mátxcơva D. công phá Béclin Câu 4: Sau khi Đức đánh Ba Lan, những nước nào tuyên chiến với Đức? A. Anh và Pháp. B. Liên Xô, Anh, Pháp và Mĩ. C. Anh, Pháp, Ba Lan, Mĩ. D. Anh, Pháp và Mĩ. Câu 5: Đâu không phải nguyên nhân thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam? A. Đà Nẵng là cảng nước sâu tàu chiến dễ dàng ra vào B. Đội ngũ giáo dân, gián điệp hoạt động mạnh C. Đây là vựa lúa lớn nhất của nhà Nguyễn, có thể lấy chiến tranh nuôi chiến tranh D. Gần với kinh đô Huế để thực hiện ý đồ đánh nhanh thắng nhanh Câu 6: Trong khi Pháp đang đứng trước tình thế tiến thoái lưỡng nan ở chiến trường Gia Định và Đà Nẵng (1860) thì trong triều đình Nguyễn đã diễn ra tình trạng gì? A. Tập trung lực lượng đánh Pháp B. Phân hóa, tư tưởng chủ hòa làm lòng người li tán C. Kêu gọi nhân dân giúp vua cứu nước D. Tiếp tục bàn kế hoạch đánh Pháp Câu 7: Sau thất bại trong kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” ở Gia Định, Pháp buộc phải chuyển sang A. chinh phục từng địa phương B. chinh phục từng gói nhỏ C. đánh phủ đầu D. đánh chắc tiến chắc Câu 8: Vì sao thực dân Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì nhanh chóng, không tốn một viên đạn? A. Triều đình bạc nhược, thiếu kiên quyết chống Pháp. B. Quân đội triều đình trang bị vũ khí quá kém. C. Thực dân Pháp tấn công bất ngờ. D. Nhân dân không ủng hộ triều đình chống Pháp. Câu 9: Ngay sau khi giải quyết xong vấn đề Trung Quốc (1860), thực dân Pháp đã có hành động gì? A. Đem quân đánh chiếm các tỉnh Tây Nam Kì B. Kí với triều đình Huế bản Hiệp ước Nhâm Tuất C. Kéo về Gia Định, tiếp tục mở rộng đánh chiếm nước ta D. Đem quân đánh chiến Bắc Kì Câu 10: Sự kiện khởi đầu Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là A. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức B. Đức tấn công Liên Xô Trang 1/3 - Mã đề 120
  2. C. Đức tấn công Anh, Pháp D. quân đội Đức tấn công Ba Lan Câu 11: Phe “Trục” được hình thành trong những năm 30 của thế kỉ XX thực chất là liên minh A. các nước thuộc địa. B. các nước thực dân. C. các nước tư bản dân chủ. D. các nước phát xít. Câu 12: Năm 1938, Hít-le gây ra vụ Xuy-đét nhằm thôn tính quốc gia nào? A. Ba Lan. B. Áo. C. phần Lan D. Tiệp Khắc. Câu 13: Bản chất của chính sách “bế quan tỏa cảng” do nhà Nguyễn thực hiện là A. không giao thương với thương nhân phương Tây B. nghiêm cấm buôn bán các mặt hàng quân sự. C. tập trung phát triển các hoạt động nội thương. D. cấm buôn bán vũ khí chiến tranh. Câu 14: Nội dung nào không phải là lí do khiến Pháp quyết định chiếm Gia Định? A. Pháp nhận thấy không thể chiếm Đà Nẵng B. Chiếm Gia Định có thể cắt đường tiếp tế lương thực của nhà Nguyễn C. Ở Gia Định không có quân triều đình đóng D. Từ Gia Định có thể đem quân sang Campuchia một cách dễ dàng Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? A. Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân B. Lo sợ trước sức mạnh của thực dân Pháp C. Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù D. Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài Câu 16: Chiến lược "Chiến tranh chớp nhoáng" của Đức bị thất bại bởi mặt trận nào ở Liên Xô? A. Xta-lin-grát. B. Mát-xcơ-va. C. Lê-nin-grát. D. Von-ga-rát. Câu 17: Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước A. Mĩ, Liên Xô, Anh B. Đức, Italia, Nhật Bản C. Italia, Hunggari, Áo D. Đức, Liên Xô, Anh Câu 18: Cuộc kháng chiến nào của nhân dân ta đã bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp trong quá trình xâm lược nước ta lần thứ nhất? A. Cuộc kháng chiến của quân dân ta ở Đà Nẵng. B. Cuộc chiến đấu của nhân dân ta ở Gia Định. C. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất. D. Chiến thắng trên sông Vàm Cỏ Đông. Câu 19: Nước nào dưới đây không tham gia Hội nghị Muy-ních? A. Pháp. B. Anh. C. Đức. D. Liên Xô. Câu 20: Giữa thế kỉ XIX Việt Nam bị cô lập với bên ngoài là do? A. Chính sách cấm đạo B. Nông nghiệp không phát triển C. Công nghiệp Việt Nam không phát triển D. Chính sách bế quan tỏa cảng của nhà Nguyễn Câu 21: Sau khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình nhà Nguyễn đã có chủ trương gì để giành lại những vùng đất đã mất? A. Yêu cầu triều đình Mãn Thanh can thiệp để đánh đuổi quân Pháp B. Ra lệnh giải tán nghĩa binh chống Pháp để mong Pháp trả lại thành Vĩnh Long C. Bí mật chuẩn bị lực lượng chống quân Pháp để giành lại vùng đất đã mất D. Không chủ trương giành lại vùng đất đã mất II. Tự luận (3.0đ) Câu 1(1,5đ): Thông qua bài học Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược(1858-1873) hãy rút ra bài học kinh nghiệm trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Câu 2(1,5đ): Nêu một ví dụ về mối liên hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời kì 1917-1945 ? Trang 2/3 - Mã đề 120
  3. ------ HẾT ------ Trang 3/3 - Mã đề 120
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2