intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

12
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân”. Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: LỊCH SỬ 11 -------------------- Thời gian làm bài: 45 phút (Đề có 03 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên: ............................................................................ Số báo danh: ........... Mã đề 132 I. TRẮC NGHIỆM: (28 câu, 7 điểm) Câu 1: Địa danh nào sau đây là mục tiêu tấn công của thực dân Pháp sau khi thất bại ở Đà Nẵng năm 1858? A. Đà Nẵng. B. Gia Định. C. Hà Nội. D. Hải Phòng. Câu 2: Những năm 30 của thế kỉ XX, phe Trục Béc-lin – Rô-ma – Tô-ki-ô được thành lập gồm những quốc gia nào sau đây? A. Anh, Pháp, Liên Xô. B. Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản. C. Ba Lan, Tiệp Khắc, Bỉ. D. Áo, Phần Lan, Trung Quốc. Câu 3: Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân thực dân Pháp đưa quân tiến đánh Gia Định (1859)? A. Làm bàn đạp để tiến đánh Bắc Kì. B. Có lực lượng của Đuy-puy làm nội ứng. C. Có thể tiến đánh Cam-pu-chia dễ dàng. D. Nhân dân Gia Định thuận theo Pháp. Câu 4: Ngày 23-8-1939, Liên Xô và Đức kí với nhau hiệp ước gì? A. Hiệp ước phòng thủ chung châu Âu. B. Hiệp ước Brét Litốp. C. Hiệp ước Xô - Đức không xâm phạm lẫn nhau. D. Hiệp ước liên minh quân sự. Câu 5: Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật tiến hành việc đánh chiếm khu vực nào? A. Tây Thái Bình Dương. B. Đông Nam Á. C. Tây Nam Á. D. Bắc Á. Câu 6: Hiệp ước nào đánh dấu việc triều đình nhà Nguyễn chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì là đất thuộc Pháp? A. Hiệp ước Giáp Tuất (1874). B. Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862). C. Hiệp ước Hác-măng (25/8/1883). D. Hiệp ước Patơnốt (6/6/1884). Câu 7: Về kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai, thất bại thuộc về A. các nước phát xít Đức, Italia, Nhật Bản. B. các nước phe Liên minh. C. các dân tộc trên thế giới, tiêu biểu là Liên Xô, Mĩ, Anh. D. các nước phe Hiệp ước. Câu 8: Sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, chế độ nào không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới và trải qua những bước thăng trầm đầy biến động? A. Chế độ quân chủ chuyên chế. B. Chủ nghĩa đế quốc. C. Chủ nghĩa tư bản. D. Xã hội chủ nghĩa. Câu 9: Nội dung nào dưới đây tạo ra sự chuyển biến quan trọng trong sản xuất vật chất của nhân loại trong những năm 1917-1945? A. Những tiến bộ về khoa học kĩ thuật. B. Nhà nước xã hội chủ nghĩa Liên Xô hình thành. C. Sự hình thành các công ty độc quyền xuyên quốc gia. D. Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Câu 10: Sau khi thất bại ở Gia Định năm 1859, thực dân Pháp chuyển sang thực hiện kế hoạch quân sự nào sau đây? A. “Đánh nhanh thắng nhanh”. B. “Đánh chắc, tiến chắc”. C. “Thủ hiểm”. D. “Chinh phục từng gói nhỏ”. Câu 11: Giai cấp nào ở Đông Nam Á lớn mạnh cùng với sự phát triển của kinh tế công thương nghiệp? A. Giai cấp tư sản dân tộc. B. Giai cấp công nhân. C. Giai cấp tư sản mại bản. D. Giai cấp nông dân. Câu 12: Chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha kéo quân tới dàn trận trước cửa biển Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. A. Hội An. B. Đà Nẵng. C. Lăng Cô. D. Thuận An. Câu 13: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỉ XIX, nhân vật lịch sử nào sau đây được nhân dân Việt Nam suy tôn là “Bình Tây Đại nguyên soái”? A. Nguyễn Tri Phương. B. Phan Thanh Giản. C. Trương Định. D. Hoàng Diệu. Câu 14: Địa danh nào sau đây ở Hà Nội đã diễn ra cuộc chiến đấu ác liệt giữa quân Pháp với khoảng 100 binh sĩ triều đình (1873)? A. Cửa Bắc. B. Ô Thanh Hà. C. Cửa Nam. D. Cầu Giấy. Câu 15: Với hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), triều đình nhà Nguyễn đã nhượng cho Pháp A. Biên Hòa, Gia Định, Vĩnh Long và đảo Côn Lôn B. Biên Hòa, Hà Tiên, Định Tường và đảo Côn Lôn C. Gia Định, Định Tường, Biên Hòa và đảo Côn Lôn D. An Giang, Gia Định, Định Tường và đảo Côn Lôn Câu 16: Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất 21/12/1873 có ý nghĩa A. làm cho Pháp hoang mang lo sợ, tìm cách thương lượng với triều đình Huế. B. Pháp phải rút khỏi Bắc Kì tìm cách thương lượng với triều đình Huế. C. buộc Pháp từ bỏ mộng xâm lược Bắc Kì, xin giảng hoà. D. Pháp phải bồi thường chiến tranh và xin giảng hoà với triều đình Huế. Câu 17: Chiến thắng nào của Hồng quân Liên Xô đã làm phá sản chiến lược “Chiến tranh chớp nhoáng” của Đức? A. Chiến thắng Xta-lin-gơ-rat B. Chiến thắng En A-la-men C. Chiến thắng Gu-a-đan-ca-nan D. Chiến thắng Mát-xcơ-va Câu 18: Năm 1858, thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm nơi mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam nhằm A. nhanh chóng mở rộng quy mô chiến tranh ra cả nước. B. thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”. C. sử dụng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công Gia Định. D. thực hiện kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”. Câu 19: Ngày 15-8-1945 là mốc đánh dấu sự kiện lịch sử nào sau đây? A. Nhật Bản đầu hàng Đồng minh không điều kiện. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở châu Âu. C. Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản. D. Trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm hình thành. Câu 20: Đặc điểm nổi bật của phong trào cách mạng thế giới trong giai (1917 -1945) A. Đấu tranh bằng biện pháp hòa bình. B. Đấu tranh vũ trang quyết liệt. C. Hầu hết đều giành được thắng lợi. D. Đảng cộng sản ra đời và nắm quyền lãnh đạo thế giới. Câu 21: Sự kiện nước Đức kí văn bản đầu hàng không điều kiện (9-5-1945) có ý nghĩa nào sau đây đối với tiến trình Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu. B. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. C. Các nước Đông Âu được giải phóng hoàn toàn. D. Lực lượng phe Đồng minh bị tiêu diệt. Câu 22: Nội dung nào sau đây là lí do để thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai (1882)? A. Triều Nguyễn thu lại 6 tỉnh Nam Kì từ tay thực dân Pháp. B. Triều Nguyễn đã vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất 1874. C. Triều Nguyễn không đồng ý để thực dân Pháp khai thác thuộc địa. D. Triều Nguyễn ủng hộ phong trào Cần vương chống thực dân Pháp. Câu 23: Tại sao Đức kí Hiệp ước Xô – Đức không xâm phạm lẫn nhau với Liên Xô? A. Đức nhận thức không đánh thắng nổi Liên Xô. B. Đức sợ bị liên quân Anh – Pháp tiến công sau lưng khi đang đánh Liên Xô. C. Đề phòng chiến tranh bùng nổ phải chống lại cả ba cường quốc:Anh, Pháp, Liên Xô trên hai mặt trận. D. Liên Xô không phải là mục tiêu tiến công của Đức. Câu 24: Quân Đức sử dụng kế hoạch nào để tấn công Liên Xô vào năm 1941? A. Kế hoạch đánh bền bỉ, lâu dài. B. Kế hoạch bao vây, đánh tỉa bộ phận. C. Kế hoạch vừa đánh vừa đàm phán. D. Kế hoạch “chiến tranh chớp nhoáng”. Câu 25: Nội dung nào sau đây là lí do để thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)? Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. A. Triều Nguyễn nhờ giải quyết “vụ Đuy-puy”. B. Trừng phạt nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước 1862. C. Ngăn cản nhà Nguyễn tiến hành cải cách đất nước. D. Trả thù việc Gác-ni-ê bị giết ở trận Cầu Giấy. Câu 26: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói nổi tiếng của A. Nguyễn Trung Trực. B. Trương Định. C. Trần Bình Trọng. D. Phan Thanh Giản. Câu 27: Khi chuyển quân từ Đà Nẵng vào tiến đánh Gia Định (1859), thực dân Pháp có âm mưu nào sau đây? A. Muốn chuyển sang chiến thuật đánh lâu dài. B. Dùng Gia Định làm bàn đạp tấn công Lào. C. Muốn làm chủ lưu vực sông Mê Công. D. Cần chiếm lĩnh vùng khoáng sản giàu có. Câu 28: Thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm điểm tấn công xâm lược Việt Nam đầu tiên (1858) vì lí do nào sau đây? A. Nhanh chóng đưa quân sang đánh chiếm Lào và Campuchia. B. Liên minh với Mãn Thanh thực hiện “chinh phục từng gói nhỏ”. C. Chiếm được trung tâm kinh tế-văn hóa miền Trung. D. Dùng Đà Nẵng làm bàn đạp tấn công đánh chiếm kinh thành Huế. II.TỰ LUẬN: (2 câu, 3 điểm) Câu 1: (2 điểm) Phân tích nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884. Câu 2: (1 điểm) Liên Xô đã có vai trò như thế nào trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít? ………Hết………. Trang 3/3 - Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2