intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Hải Phòng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO NĂM HỌC 2022- 2023 Môn: LỊCH SỬ; Khối: 11 Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề (28 câu trắc nghiệm + 02 câu tự luận) Đề 001 I. TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Câu 1. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là A. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa. B. mâu thuẫn giữa chế độ tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. C. mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với các nước đế quốc. D. mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề tôn giáo, sắc tộc. Câu 2. Đâu không phải là nguyên nhân khiến Pháp đánh Gia Định? A. Gia Định là vựa lúa lớn, có vị trí quan trọng. B. Gia Định có đất đai rộng lớn, dễ làm đồn điền. C. Chiếm được Gia Định sẽ làm chủ lưu vực sông Mê Kông. D. Chiếm được Gia Định sẽ cắt đứt con đường tiếp tế lương thực của triều đình. Câu 3. Trong những năm 30 của thế kỉ XX, phe “Trục” được hình thành gồm các nước A. Đức, Liên Xô, Anh. B. Đức, Italia, Nhật Bản. C. Italia, Hunggari, Áo. D. Mĩ, Liên Xô, Anh. Câu 4.Tại sao khi chiếm được Gia Định 1859, quân Pháp lại phải dùng thuốc nổ phá thành và rút xuống tàu chiến? A.Vì trong thành không có lương thực. B.Vì quân triều đình phản công quyết liệt. C. Vì trong thành không có vũ khí. D.Vì các đội dân binh ngày đêm bám sát và tiêu diệt chúng. Câu 5. Ngày 9-5-1945 đã đi vào lịch sử thế giới là ngày A. chấm dứt Chiến tranh thế giới thứ hai. B. thế giới chiến thắng chủ nghĩa phát xít. C. hình thành trật tự thế giới mới . D. giải phóng châu Âu. Câu 6. Khi thực dân Pháp đánh Hà Nội lần thứ 2, tổng đốc Hoàng Diệu đã có hành động như thế nào? A. Rút lui ra ngoài thành bảo toàn lực lượng. B. Chỉ huy quân sĩ kiên quyết chống cự. C. Đầu hàng, giao nộp thành nhanh chóng. D. Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”. Câu 7. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai là A. sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị giữa các nước tư bản. B. trật tự Vecxai – Oasinhtơn không còn phù hợp. C. hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
  2. D. mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc chưa được giải quyết. Câu 8.Trận đánh nào gây được tiếng vang lớn nhất ở Bắc Kì? A.Trận bao vây quân địch trong thành Hà Nội. B.Trận chiến đấu ở ô Quan Chưởng. C.Trận phục kích tại Cầu Giấy (Hà Nội). D. Trận phục kích tại cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Câu 9. Sự kiện nào dưới đây lảm phả sản kế hoạch “Chiến tranh chớp nhoáng” của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Trận Mát-xcơ-va (12 - 1941). B. Trận Xta-lin-grat (11 - 1942). C. Trận En A-la-men (10 - 1942) D. Trận Cuốc-Xcơ (8/1943) Câu 10. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với A. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa thực dân. B. sự thắng lợi của nhân dân các nước thuộc đại trên thế giới. C. sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản. D. sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, Italia, Nhật Bản. Câu 11. Trong những năm 1929-1933, kinh tế các nước tư bản có đặc điểm nào sau đây? A. Khủng hoảng. B. Phát triển mạnh mẽ. C. Phát triển xen kẽ suy thoái. D. Phát triển “thần kì”. Câu 12. Lịch sử thế giới hiện đại thời kì 1917-1945 có nội dung nào sau đây? A. Phong trào cách mạng thế giới có bước phát triển mới. B. Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện và ngày càng phát triển. C. Hệ thống xã hội chủ nghĩa bị sụp đổ ở Liên Xô và Đông Âu. D. Sự xuất hiện, phát triển và kết thúc của cuộc Chiến tranh lạnh. Câu 13. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” thất bại, Pháp đã chuyển sang kế hoạch A. dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh.. B. kế hoạch đánh lâu dài tiêu diệt từng gói một. C. kế hoạch chinh phục từng gói nhỏ. D. kế hoạch đánh chắc tiến chắc. Câu 14. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9-1939, với sự kiện khởi đầu là A. quân đội Đức tấn công Ba Lan. B. Anh, Pháp tuyên chiến với Đức. C. Đức tấn công Anh, Pháp. D. Đức tấn công Liên Xô. Câu 15. Âm mưu của Pháp khi tấn công Đà Nẵng là gì ? A. Làm căn cứ tấn công Huế, nhanh chóng buộc triều Nguyễn đầu hàng. B. Đà Nẵng là cảng biển nước sâu nên tàu Pháp dễ dàng hoạt động. C. Đà Nẵng có vị trí thuận lợi, cắt đứt đường tiếp viện từ Huế vào Nam Kì. D. Đà Nẵng có đội quân nội gián lớn, vị trí thuận lợi. Câu 16. Nội dung nào không phải lí do Pháp chọn Đà Nẵng là điểm tấn công đầu tiên khi xâm lược nước ta năm 1858? A. Đà Nẵng gần kinh thành Huế. B. Đà Nẵng có cảng sâu , tàu thuyền dễ đi lại. C. Đà Nẵng là nơi Pháp xây dựng cơ sở giáo dân.
  3. D. Đà Nẵng không có quân triều đình đóng. Câu 17.Trong trận chiến đấu ở Ô Thanh Hà, ai là người lãnh đạo binh sĩ chiến đấu đến cùng để bảo vệ thành? A. Một viên Chưởng cơ. B.Tổng đốc Nguyễn Tri Phương. C. Đặng Như Mai. D. Tổng đốc Hoàng Diệu. Câu 18. Các nước đóng vai trò quyết định đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là A. Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc. B. Mĩ, Anh, Pháp. C. Mĩ, Pháp, Liên Xô. D. Liên Xô, Mĩ, Anh. Câu 19. Thắng lợi nào đã làm thất bại bước đầu âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp? A. Thắng lợi của quân và dân Đà Nẵng. B. Chiến thắng Cầu Giấy lần I . C. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ II D. Chiến thắng trên sồng Vàm Cỏ Đông. Câu 20. Trận Trân Châu cảng (12-1941) mở đầu cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương giữa các nước A. Nhật Bản với Anh - Pháp B. Nhật Bản với Pháp. C. Nhật Bản với Liên Xô. D. Nhật Bản với Mĩ. Câu 21. Ai là người bị giặc đem đi hành hình vẫn khẳng khái nói với giặc “Bao giờ nhổ hết cỏ nước Nam mới hết người Nam đánh Tây”. A. Trần Bình Trọng. B. Nguyễn Trung Trực. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Trương Định. Câu 22. Ngày 10-12-1861,đã diễn ra sự kiện gì làm nức lòng quân ta? A. Nguyễn Trung Trực đánh chìm con tàu Hi vọng của Pháp. B. Triều Nguyễn kí hiệp ước Nhâm Tuất với thực dân Pháp. C. Pháp chiếm được thành Gia Định. D. Pháp chiếm thành Vĩnh Long. Câu 23. Nội dung nào sau đây phản ánh nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Phong trào dân tộc tư sản thất bại hoàn toàn. B. Sự xuất hiện của phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản thắng thế hoàn toàn. D. Phong trào vô sản suy yếu, phong trào tư sản dân tộc lên cao. Câu 24. Sự kiện nào đã đưa lịch sử thế giới bước sang một thời kì mới - thời hiện đại? A. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933. B. Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thắng lợi. C. Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. D. Trật tự Vécxai- Oasinhtơn được thiết lập. Câu 25. Người trực tiếp chỉ huy cuộc kháng chiến chống Pháp ở thành Hà Nội năm 1882 là A. Nguyễn Trung Trực. B. Nguyễn Tri Phương. C. Hoàng Diệu. D. Lưu Vĩnh Phúc. Câu 26. Chiến thắng nào đã tạo nên bước ngoặt của chiến tranh thế giới thứ hai? A. Chiến thắng tại vòng cung Cuốc-xcơ. B. Chiến thắng trong trận Mát-xcơ-va.
  4. C. Chiến thắng trong trận Enalamen. D. Trận Liên Xô phản công quân Đức tại Xtalingrat. Câu 27. Thực dân Pháp dựa vào cớ gì để xâm chiếm Bắc Kì lần thứ nhất? A.Quân dân Hà Nội giết chết Đuy-puy. B. Nhà Nguyễn cầu viện Nhật đánh Pháp. C.Triều Nguyễn không bồi thường chiến phí. D. Giải quyết vụ Đuy-puy đang gây rối ở Hà Nội Câu 28. Nguyên nhân sâu xa để thực dân Pháp tổ chức đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) là gì? A. Độc chiếm con đường sông Hồng. B. Đánh Bắc Kì để củng cố Nam Kì. C.Chiếm lấy nguồn than đá phục vụ cho công nghiệp Pháp. D.Làm bàn đạp để tấn công miền Nam Trung Hoa. II. TỰ LUẬN (3,0 điểm ) Câu 1. (2,0 điểm ) Phân tích nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại? Câu 2. (1 điểm) Từ hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai em có suy nghĩ gì về vấn đề chiến tranh, bảo vệ hòa bình hiện nay.
  5. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI PHÒNG ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: LỊCH SỬ; Khối: 11 Đề 001. I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Đáp án A B B D B B C C A D A A C A Câu 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Đáp án A D A D A D B A B B C D D B * Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu Đáp án Điểm
  6. Nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân 2đ dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại: - Triều đình nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm chính trong việc để mất nước 0,5 ta vào tay thực dân Pháp. - Triều đình không có đường lối kháng chiến đúng đắn, tư tưởng lại thiên về 0,5 Câu 1 chủ hoà, không đoàn kết với nhân dân, bạc nhược trước sức mạnh của kẻ thù. - Nhân dân yêu nước, chiến đấu anh dũng nhưng các cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, dễ bị thực dân Pháp từng bước đàn áp. 0,5 - Tương quan lực lượng chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trang bị vũ 0,5 khí. Quân Pháp tinh nhuệ, được trang bị vũ khí hiện đại, hơn hẳn về trình độ tác chiến và tổ chức quân đội. Từ hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, suy nghĩ về vấn đề chiến 1đ tranh, bảo vệ hòa bình hiện nay: - Căm ghét chủ nghĩa thực dân. Chúng ta cần phải ngăn chặn nguy cơ chiến 0,25 tranh, cần giải quyết mâu thuẫn bằng phương pháp hòa bình, đàm phán… Câu 2 - Thương xót cho những người dân vô tội, những người lính phải biến mình 0,25 thành công cụ chiến tranh. - Sẵn sàng đấu tranh vì nền hòa bình an ninh thế giới…, lên tiếng phê phán 0,25 những hành động gây hấn, hiếu chiến. - Thế hệ trẻ cần phải nỗ lực tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất để giải quyết các 0,25 xung đột, tranh chấp… luôn xẩy ra trên thế giới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2