
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
lượt xem 0
download

Để hành trình ôn thi trở nên dễ dàng hơn, hãy tham khảo ngay tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa". Tài liệu này sẽ giúp các bạn tổng hợp kiến thức, luyện tập kỹ năng làm bài và sẵn sàng bứt phá trong kỳ thi quan trọng. Chúc các bạn học tốt và đạt thành tích xuất sắc!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 11 năm 2024-2025 - Trường PTDTNT THCS&THPT Nước Oa
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA KÌ II TRƯỜNG PTDTNT MÔN LỊCH SỬ - KHỐI LỚP 11 THCS &THPT NƯỚC OA NĂM HỌC 2024 – 2025 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề có 3 trang) Số báo Họ và tên: ............................................................................ Mã đề 101 danh: ....... PHẦN I: Trắc nghiệm nhiều phương án (3 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 12. Mỗi câu hỏi, thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Năm 1975, nhân dân ba nước Đông Dương hoàn thành cuộc đấu tranh lật đổ ách thống trị của A. thực dân Pháp. B. đế quốc Mĩ. C. thực dân Anh. D. thực dân Hà Lan. Câu 2. Một trong những tác động tích cực từ chính sách cai trị của thực dân phương Tây đến khu vực Đông Nam Á là A. nền sản xuất công nghiệp du nhập vào khu vực. B. đặt cơ sở hình thành nền văn hóa truyền thống. C. giải quyết triệt để các mâu thuẫn trong xã hội. D. kinh tế phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn. Câu 3. Sau khi giành độc lập, tình hình kinh tế các nước Đông Nam Á như thế nào? A. Công nghiệp phát triển. B. Nghèo nàn và lạc hậu. C. Phát triển rất mạnh mẽ. D. Phát triển thương nghiệp. Câu 4. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã A. đưa nước Đại Việt trở thành cường quốc hùng mạnh nhất châu Á. B. buộc nhà Minh phải thần phục, cống nạp sản vật cho Đại Việt. C. kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh, khôi phục độc lập dân tộc. D. mở ra thời kì đấu tranh giành độc lập, tự chủ cho dân tộc Việt Nam. Câu 5. Trong lịch sử, Việt Nam luôn phải tiến hành các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc vì lý do nào sau đây? A. Chế độ phong kiến luôn khủng hoảng. B. Có diện tích và dân số lớn nhất khu vực. C. Có trữ lượng lớn về tài nguyên dầu khí. D. Do có vị trí địa chiến lược quan trọng. Câu 6. Trong các thế kỷ XVI – XIX, phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược bùng nổ sớm ở những quốc gia Đông Nam Á nào sau đây? A. In-đô-nê-xi-a và Miến Điện. B. Mã Lai và Phi-líp-pin C. In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin. D. Việt Nam và Lào. Câu 7. Chiến thắng nào của vua Quang Trung năm 1789 đã đánh bại quân xâm lược Thanh? A. Hải Dương. B. Ngọc Hồi - Đống Đa. C. Rạch Gầm - Xoài Mút. D. Lạng Giang (Bắc Giang). Câu 8. Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được hình thành và phát triển trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là A. truyền thống hiếu học. B. truyền thống yêu nước. C. truyền thống quân phiệt. D. truyền thống hiếu thảo. Mã đề 101 Trang 1/4
- Câu 9. Trần Quốc Tuấn đã tổng kết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên như sau: “vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt”. Nguyên nhân thắng lợi mà Trần Quốc Tuấn nhắc đến ở đây là A. những khó khăn của kẻ thù trong quá trình xâm lược. B. sự chỉ huy tài tình của các tướng lĩnh. C. các cuộc kháng chiến của ta đều chính nghĩa. D. lòng yêu nước và tinh thần đoàn kết của dân tộc. Câu 10. Nội dung nào sau đây là một trong những chính sách phát triển kinh tế của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia được thực hiện từ những năm 80 của thế kỉ XX? A. Tiến hành công nghiệp hóa, từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường. B. Cải cách đất nước một cách toàn diện, trong đó đổi mới chính trị là trọng tâm. C. Lựa chọn con đường phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa. D. Đẩy mạnh xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Câu 11. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc Việt Nam thắng lợi là do A. kẻ thù chủ quan, không có tổ chức chặt chẽ. B. tương quan lực lượng chênh lệch, địch có quân số ít hơn ta. C. nhân dân Việt Nam yêu nước, đoàn kết kháng chiến. D. địch thiếu những tướng chỉ huy tài năng, nhiều kinh nghiệm. Câu 12. Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, cuộc kháng chiến nào sau đây không giành được thắng lợi? A. Kháng chiến chống quân Nam Hán thế kỷ X. B. Kháng chiến chống quân Tống thế kỷ XI. C. Kháng chiến chống quân Thanh thế kỷ XVIII. D. . Kháng chiến chống thực dân Pháp thế kỷ XIX. PHẦN II: Trắc nghiệm Đúng – Sai (4 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Đọc đoạn tư liệu sau: Sử gia Lê Văn Hưu nói: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, hô một tiếng mà các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương” (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, tập 1, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 156, 157) a) Trưng Trắc, Trưng Nhị đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống lại kẻ thù đến từ phương Tây. b) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng là cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. c) Địa bàn khởi nghĩa của Hai Bà Trưng rất rộng lớn, gồm các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành ở Lĩnh Ngoại. d) Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí anh hùng của phụ nữ Việt Nam. Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau: “ Trận Ngọc Hồi - Đống Đa đại thắng đã chứng tỏ nghệ thuật quân sự của người "anh hùng áo vải, cờ đào" Quang Trung Nguyễn Huệ, đó là: Thần tốc - Táo bạo - Bất ngờ. Bằng thắng lợi vĩ đại này, dân tộc ta đã đập tan sự xâm lược của quân Thanh, giải phóng hoàn toàn kinh thành Thăng Long, giữ vững nền độc lập dân tộc.” (Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa: Trang sử vẻ vang của dân tộc) Mã đề 101 Trang 1/4
- a) Đoạn tư liệu nhắc đến cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược năm 1789. b) Trận Ngọc Hồi - Đống Đa là trận quyết chiến chiến lược để giải phóng hoàn toàn thành Phú Xuân. c) Cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược để lại nhiều bài học quý báu về nghệ thuật quân sự. d) Vua Quang Trung là người đã có công hiển hách trong việc chống Xiêm, dẹp Chăm-pa trong lịch sử dân tộc. Câu 3. Đọc đoạn tư liệu sau: “Sau gần 150 năm là thuộc địa của Anh, Xin-ga-po chỉ là một hải cảng trung chuyển hàng hoá, nền kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường bên ngoài, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao. Thủ tướng Lý Quang Diệu cho rằng: “Những gì mà người Xin-ga-po cần là sự trợ giúp tạo công ăn việc làm cho người lao động thông qua các ngành công nghiệp sản xuất chứ không phải là sự phụ thuộc vào những chuyến viện trợ liên tục... Chúng ta không thể sống bằng cái bát đi ăn xin”. (Theo Lý Quang Diệu, Bí quyết hóa rồng: Lịch sử Xin-ga- po 1965 – 2000, NXB Trẻ, 2001, tr.67)) a) Những khó khăn của Xin-ga-po là hậu quả việc Anh áp dụng nông nghiệp độc canh. b) Thủ tướng Lý Quang Diệu đã khẳng định con đường phát triển của Xin-ga-po. c) Xin-ga-po là bài học lớn cho các nước Đông Nam Á trong việc phát triển kinh tế. d) Công nghiệp hóa, điện khí hóa là biện pháp duy nhất để giúp Xin-ga-po phát triển. Câu 4. Đọc đoạn tư liệu sau: “Khi nước triều lên, Quyền sai người đem thuyền nhẹ ra khiêu chiến, giả thua chạy để dụ địch đuổi theo. Hoằng Tháo quả nhiên tiến quân vào. Khi binh thuyền đã vào trong vùng cắm cọc, nước triều rút, cọc nhô lên Quyền bèn tiến quân ra đánh, ai nấy đều liều chết chiến đấu. Quân Hoằng Tháo không kịp sửa thuyền mà nước triều rút rất gấp, thuyền đều mắc vào cọc mà lật úp, rối loạn tan vỡ”. (Ngô Sĩ Liên và các sử thần triệu Hậu Lê, Đại Việt sử kí toàn thư, Tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.203) a) Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử dân tộc chỉ được tái hiện qua tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư. b) Kế sách cắm cọc dưới lòng sông, lợi dụng thủy triều được nhắc đến trong đoạn trích là kế sách đánh giặc độc đáo, chưa từng có ở giai đoạn trước và sau đó trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. c) Hoằng Tháo đã phối hợp chặt chẽ với Ngô Quyền về thủy binh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược bên ngoài. d) Đoạn trích cung cấp thông tin về diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán do Ngô Quyền lãnh đạo. PHẦN III: Tự luận (3 điểm) Câu 1 (1 điểm): Lập bảng thống kê các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa thành công của nhân dân Đại Việt trong các thế kỉ XI- XVIII theo mẫu sau: Các cuộc kháng Thời gian Người lãnh đạo Những trận STT chiến, khởi nghĩa đánh tiêu biểu Câu 2 (2 điểm): Trình bày một số bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam? Phân tích một bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay? Mã đề 101 Trang 1/4
- ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang 1/4

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
86 p |
438 |
18
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
319 |
8
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
53 p |
315 |
6
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
331 |
6
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
54 p |
325 |
5
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
313 |
4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Tin học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p |
329 |
4
-
Bộ 13 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
77 p |
310 |
4
-
Bộ 11 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
64 p |
320 |
4
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
61 p |
323 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
44 p |
303 |
3
-
Bộ 10 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
47 p |
332 |
3
-
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p |
314 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
46 p |
327 |
3
-
Bộ 8 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
52 p |
312 |
3
-
Bộ 7 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
67 p |
321 |
3
-
Bộ 14 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
76 p |
337 |
2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p |
321 |
2


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
