intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô và các em học sinh tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh". Hi vọng tài liệu sẽ là nguồn kiến thức bổ ích giúp các em củng cố lại kiến thức trước khi bước vào kì thi giữa học kì 2 sắp tới. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Gia Định, TP. Hồ Chí Minh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HKII (NĂM HỌC 2022 – 2023) THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔN: LỊCH SỬ – KHỐI 12 TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 04 trang) Mã đề 521 Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Câu 1. Tháng 9-1951, Mĩ đã kí với Bảo Đại hiệp ước gì để trực tiếp ràng buộc chính phủ Bảo Đại vào Mĩ? A. Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt- Mĩ. B. Hiệp ước kinh tế Việt- Mĩ. C. Hiệp ước phòng thủ chung Đông Dương. D. Hiệp ước hợp tác Việt- Mĩ. Câu 2. Nhiệm vụ của miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. kháng chiến chống Mĩ cứu nước. B. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh. C. tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Câu 3. Nguyên tắc quan trọng nhất của Việt Nam trong việc kí kết Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. đảm bảo giành thắng lợi từng bước. B. không vi phạm chủ quyền quốc gia. C. phân hóa, cô lập cao độ kẻ thù. D. đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng. Câu 4. Vì sao Đại hội Đại biểu lần II của Đảng (1951) lại đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta? A. Đã giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước Đông Dương. B. Đảng vẫn tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng. C. Đã đưa Đảng ra hoạt động công khai, tiếp tục nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. D. Đã hoàn thiện được đường lối đấu tranh, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng với cuộc kháng chiến. Câu 5. Hiệp định Giơnevơ (1954) đã công nhận các quyền dân tộc cơ bản của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia bao gồm: A. Độc lập, chủ quyền, tự do và toàn vẹn lãnh thổ. B. Độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. C. Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. D. Độc lập, tự do, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Câu 6. Thắng lợi quân sự nào trong kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) làm phá sản kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp? A. Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950. B. Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. D. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16. Câu 7. Nơi tập trung lực lượng mạnh nhất của thực dân Pháp theo dự tính ban đầu trong kế hoạch Nava là A. Điện Biên Phủ. B. Thượng Lào. C. Đồng bằng Bắc Bộ. D. Bắc Tây Nguyên. Câu 8. Chiến thắng nào trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) có ý nghĩa làm xoay chuyển cục diện chiến trường Đông Dương? A. Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950. B. Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông 1947. C. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. D. Chiến dịch Hòa Bình (1951 – 1952). Câu 9. Đại hội đại biểu nào của Đảng được coi là “Đại hội Kháng chiến thắng lợi”? A. Đại hội đại biểu lần thứ II (1951). B. Đại hội đại biểu lần thứ IV (1976). C. Đại hội đại biểu lần thứ I (1935). D. Đại hội đại biểu lần thứ III (1960). 1/4 - Mã đề 521
  2. Câu 10. Kẻ thù trực tiếp của nhân dân miền Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm. B. thực dân Pháp. C. đế quốc Mĩ. D. chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Câu 11. “Tiến hành “chiến tranh tổng lực”, bình định vùng tạm chiếm, vơ vét sức người, sức của của nhân dân ta để tăng cường lực lượng cho chúng” là một trong những nội dung cơ bản của kế hoạch quân sự nào? A. Kế hoạch Valuy. B. Kế hoạch Rơve. C. Kế hoạch Nava. D. Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi. Câu 12. Hiệp định sơ bộ được ký kết giữa Việt Nam dân chủ cộng hòa và Pháp (6-3-1946) không có nội dung nào dưới đây? A. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do. B. Hai bên ngừng bắn ở Nam Bộ, tạo không khí thuận lợi để tiến tới đàm phán chính thức. C. Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia độc lập. D. Việt Nam cho 15.000 quân Pháp ra Bắc thay quân Tưởng giải giáp Quân Nhật. Câu 13. Kẻ thù nguy hiểm nhất của Việt Nam sau cách mạng tháng Tám (1945) là A. Mĩ. B. Anh. C. Trung Hoa Dân Quốc. D. Pháp. Câu 14. Từ thắng lợi của phong trào Đồng Khởi (1959 – 1960) để lại cho Đảng bài học kinh nghiệm gì? A. Sử dụng bạo lực cách mạng với đấu tranh ngoại giao. B. Kết hợp giữa đấu tranh kinh tế và đấu tranh chính trị. C. Phải kết hợp giữa đấu tranh chính trị với ngoại giao. D. Đảng phải kịp thời đề ra chủ trương cách mạng phù hợp. Câu 15. Đâu không phải là nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)? A. Sự giúp đỡ của các nước Xã hội chủ nghĩa. B. Sự đồng tình ủng hộ của nhân dân Pháp và nhân loại tiến bộ. C. Toàn dân, toàn quân ta đoàn kết dũng cảm trong chiến đấu, lao động, sản xuất. D. Tinh thần đoàn kết trong liên minh chiến đấu của 3 nước Đông Dương. Câu 16. Thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) đã có tác động như thế nào đến hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc? A. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới. B. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên thế giới. C. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới. D. Làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ trên thế giới. Câu 17. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội những nước nào dưới danh nghĩa quân Đồng minh kéo vào Việt Nam giải giáp quân đội Nhật? A. Anh, Pháp. B. Anh, Trung Hoa Dân Quốc. C. Anh, Mĩ. D. Anh, Pháp, Trung Hoa Dân Quốc. Câu 18. Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. B. Mĩ thay chân Pháp xâm lược Việt Nam. C. cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân hoàn thành trên phạm vi cả nước. D. Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với 2 chế độ chính trị khác nhau. Câu 19. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự bùng nổ của phong trào Đồng Khởi (1959-1960) là A. hành động phá hoại hiệp định Giơ-ne-vơ của chính quyền Mĩ- Diệm. B. tác động của nghị quyết 15 Ban chấp hành Trung ương Đảng (1-1959). C. mâu thuẫn giữa nhân dân miền Nam với chính quyền Mĩ- Diệm. D. lực lượng cách mạng được giữ gìn và phát triển trong những năm 1954-1959. Câu 20. Thực tiễn các cuộc đấu tranh ngoại giao của Việt Nam từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12- 1946 đã để lại bài học cơ bản gì cho các cuộc đấu tranh ngoại giao sau này? A. Ngoại giao chỉ thực sự đạt kết quả khi ta có thực lực. B. Mềm dẻo về sách lược, cứng rắn về nguyên tắc. C. Giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình là giải pháp tối ưu. D. Nhân nhượng trong mọi tình huống. 2/4 - Mã đề 521
  3. Câu 21. Hiệu lệnh chiến đấu trong toàn thủ đô Hà Nội, mở đầu cho cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp ngày 19-12-1946 là A. quân Pháp ném bom Hà Nội. B. lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. C. nhân dân phá nhà máy xe lửa. D. công nhân nhà máy điện Yên Phụ phá máy, toàn thành phố mất điện. Câu 22. Chính quyền cách mạng đã thực hiện các biện pháp cấp thời nào để giải quyết nạn đói? A. Phát động phong trào tăng gia sản xuất. B. Chia ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng dân chủ. C. Điều tiết thóc gạo giữa các địa phương, nghiêm cấm nạn đầu cơ lương thực. D. Giúp dân khôi phục, xây dựng lại hộ thống đê diều. Câu 23. Thắng lợi nào của nhân dân miền Nam đã đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công? A. Ấp Bắc. B. Bác Ái. C. Vạn Tường. D. Đồng Khởi. Câu 24. Để củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã A. thành lập “Nha bình dân học vụ”. B. thành lập các đoàn quân “Nam tiến”. C. phát động phong trào “nhường cơm sẻ áo”. D. tiến hành Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trên cả nước. Câu 25. Đông Khê được chọn là nơi mở đầu chiến dịch Biên giới Thu - Đông năm 1950 của quân dân Việt Nam, vì đó là vị trí A. ít quan trọng nên quân Pháp không chú ý phòng thủ. B. quan trọng nhất và tập trung cao nhất binh lực của Pháp. C. án ngữ Hành lang Đông - Tây của thực dân Pháp. D. có thể đột phá, chia cắt tuyến phòng thủ của quân Pháp. Câu 26. Trước hành động bội ước của thực dân Pháp, ngày 12-12-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã A. quyết định phát động cả nước kháng chiến. B. ra chỉ thị Kháng chiến - kiến quốc. C. ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến. D. ra chỉ thị Toàn dân kháng chiến. Câu 27. Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của phong trào Đồng Khởi (1959-1960)? A. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. B. Chứng tỏ quân dân miền Nam hoàn toàn có thể đánh thắng các chiến lược chiến tranh của Mĩ. C. Làm phá sản chiến lược “chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mĩ. D. Chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Câu 28. Điểm giống nhau cơ bản nhất trong kết quả của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) và phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh (1930 - 1931) là đều A. giải tán chính quyền địch ở một số địa phương. B. hình thành liên minh công - nông. C. chia ruộng đất cho dân cày nghèo. D. dẫn đến sự ra đời của mặt trận dân tộc thống nhất. Câu 29. Nội dung nào không phải điều kiện khách quan thuận lợi của cách mạng Việt Nam sau ngày 2 - 9 - 1945? A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa đang hình thành. B. Phong trào giải phóng dân tộc dâng cao. C. Sự đoàn kết chống phát xít của phe đồng minh. D. Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển. Câu 30. Đâu là lực lượng chính trị trực tiếp lãnh đạo cách mạng miền Nam sau phong trào Đồng Khởi (1959-1960)? A. Chính phủ lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam. B. Trung ương cục miền Nam. C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. 3/4 - Mã đề 521
  4. Câu 31. Kế hoạch quân sự nào là nỗ lực quân sự cao nhất của Pháp có Mĩ giúp sức trong cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954)? A. Kế hoạch Rơve. B. Kế hoạch Nava. C. Kế hoạch Đờ lát đơ Tátxinhi. D. Kế hoạch Valuy. Câu 32. Mục tiêu cơ bản của kế hoạch Nava do Pháp - Mĩ đề ra và thực hiện từ năm 1953 ở Việt Nam là A. buộc Việt Nam phải ngồi vào bàn đàm phán kết thúc chiến tranh. B. xoay chuyển cục diện chiến tranh. C. giành lại thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ. D. nhanh chóng kết thúc chiến tranh trong danh dự. Câu 33. Tại sao Pháp lại chọn đô thị làm điểm mở đầu cuộc chiến tranh ở Việt Nam cuối năm 1946? A. Do lực lượng phòng vệ của Việt Nam trong các đô thị mỏng. B. Do đô thị là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Việt Nam. C. Do lực lượng của Pháp chủ yếu chiếm đóng ở đấy. D. Do đô thị là nơi thực dân Pháp có thể “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”. Câu 34. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng (2 – 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên mới là A. Đảng Cộng sản Đông Dương. B. Đảng Cộng sản Việt Nam. C. Đảng Lao động Việt Nam. D. Đảng Lao động Đông Dương. Câu 35. Đâu không phải là ý nghĩa của cuộc chiến đấu ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16? A. Làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch, giam chân địch trong thành phố. B. Chặn đứng kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp. C. Buộc thực dân Pháp phải chuyển sang đánh lâu dài. D. Tạo điều kiện cho cả nước đi vào cuộc kháng chiến lâu dài. Câu 36. Nội dung nào sau đây không phải là điểm tương đồng giữa kế hoạch Đờlát đơ Tátxinhi với kế hoạch Rơve của Pháp – Mĩ? A. Mục tiêu chiến tranh. B. Cục diện chiến trường Đông Dương. C. Kết quả của kế hoạch. D. Lực lượng hỗ trợ chiến tranh. Câu 37. Quốc gia đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là A. Tiệp Khắc. B. Liên Xô. C. Cộng hòa Dân chủ Đức. D. Trung Quốc. Câu 38. Nhiệm vụ tập hợp, xây dựng lực lượng khối đoàn kết dân tộc ở Việt Nam từ năm 1951 đến năm 1954 do mặt trận nào đảm nhiệm? A. Liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào. B. Hội Liên Việt. C. Mặt trận Việt Minh. D. Mặt trận Liên Việt. Câu 39. Chính phủ chính thức của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập trong kì họp đầu tiên của Quốc hội khóa I (2-3-1946) thuộc hình thức nào? A. Chính phủ tư sản. B. Chính phủ công- nông. C. Chính phủ liên hiệp. D. Chính phủ vô sản. Câu 40. “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!” Đoạn trích trên đã phản ánh tính chất gì của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)? A. Tính nhân dân. B. Tính toàn diện. C. Tính trường kì. D. Tính chính nghĩa. ------ HẾT ------ 4/4 - Mã đề 521
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0