intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn thi sẽ trở nên dễ dàng hơn khi các em có trong tay “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh” được chia sẻ trên đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 12 năm 2023-2024 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 BẮC NINH NĂM HỌC 2023 - 2024 ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Môn: Lịch sử - Lớp 12 Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) ¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯¯ Họ và tên thí sinh:..................................................... Số báo danh :................... Mã đề 301 Câu 1. Phong trào Đồng khởi (1959-1960) ở miền Nam Việt Nam bùng nổ trong bối cảnh nào sau đây? A. Cách mạng gặp nhiều khó khăn và tổn thất. B. Mĩ lôi kéo các nước Đông Âu tham chiến. C. Hiệp định Pari về Việt Nam đã được ký kết. D. Nhật đảo chính Pháp trên toàn Đông Dương. Câu 2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi mà thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương (từ tháng 12-1950) là kế hoạch về A. kinh tế. B. văn hoá. C. quân sự. D. ngoại giao. Câu 3. Năm 1954, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch nào sau đây? A. Việt Bắc. B. Điện Biên Phủ. C. Biên giới. D. Hồ Chí Minh. Câu 4. Để thực hiện kế hoạch Nava, thực dân Pháp đã nhận được viện trợ của nước nào? A. Mĩ. B. Trung Quốc. C. Liên Xô. D. Nhật Bản. Câu 5. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ (1954) về Đông Dương? A. Miền Nam chưa được giải phóng. B. Cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. C. Miền Bắc chưa được giải phóng. D. Đất nước độc lập, thống nhất. Câu 6. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) đã xác định một trong những nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là A. thành lập chính quyền trong cả nước. B. kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. C. hoàn thành cách mạng xã hội chủ nghĩa. D. đánh đuổi đế quốc Pháp xâm lược. Câu 7. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), quân đội Việt Nam giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ với thắng lợi nào sau đây? A. Trận phản công ở Ấp Bắc. B. Chiến dịch Tây Nguyên. C. Chiến dịch Biên giới. D. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Câu 8. Một trong những nhiệm vụ của quân dân Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp ở các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 (từ tháng 12-1946 đến tháng 2-1947) là A. bảo vệ Hà Nội và các đô thị. B. giam chân quân Pháp tại các đô thị. C. tiêu diệt toàn bộ sinh lực Pháp. D. giữ vững quyền chủ động tiến công. Câu 9. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950), quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi trong chiến dịch A. Bình Giã. B. Việt Bắc. C. Hồ Chí Minh. D. Tây Nguyên. Câu 10. Đế quốc Mĩ tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954-1975) nhằm biến miền Nam thành A. thuộc địa kiểu mới. B. đồng minh duy nhất. C. thị trường duy nhất. D. căn cứ quân sự duy nhất. Câu 11. Để thực hiện kế hoạch Nava, từ thu - đông năm 1953, thực dân Pháp tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở A. Tây Nguyên. B. đồng bằng sông Cửu Long. C. Việt Bắc. D. đồng bằng Bắc Bộ. Câu 12. Trong những năm 1969 – 1973, đế quốc Mĩ tiến hành chiến lược chiến tranh nào ở miền Nam Việt Nam? A. Chiến tranh cục bộ. B. Chiến tranh đơn phương. C. Việt Nam hoá chiến tranh. D. Chiến tranh đặc biệt. Câu 13. Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (ngày 18 và 19-12-1946) đã quyết định phát động A. tổng khởi nghĩa. B. khởi nghĩa từng phần. C. toàn quốc kháng chiến. D. tổng công kích. Trang 1/4 - Mã đề 301
  2. Câu 14. Năm 1954, nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi ngoại giao nào sau đây? A. Kí Hiệp định Giơnevơ. B. Chiến thắng Biên giới. C. Chiến thắng Việt Bắc. D. Chiến thắng Điện Biên Phủ. Câu 15. Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9-1960) diễn ra trong hoàn cảnh nào sau đây? A. Quân Anh tiến vào Việt Nam. B. Hiệp định Sơ bộ Việt Pháp vừa kí. C. Quân Nhật tiến vào Đông Dương. D. Đế quốc Mĩ xâm lược miền Nam. Câu 16. Trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, quân dân Việt Nam đã mở đầu bằng cuộc tiến công vào A. Đà Nẵng. B. Kon Tum. C. Tây Nguyên. D. Đông Khê. Câu 17. Hiệp định Pari (1973) về Việt Nam có nội dung nào sau đây? A. Việt Nam trở thành đồng minh của Mĩ. B. Pháp phải tổ chức thống nhất Việt Nam. C. Mĩ phải rút hết quân khỏi miền Nam. D. Quân đội Nhật phải giải tán tại chỗ. Câu 18. Trong những năm 1951-1953, nhằm xây dựng hậu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam đã có hoạt động nào sau đây? A. Tiến hành điện khí hoá. B. Tiến hành hiện đại hoá. C. Đẩy mạnh công nghiệp hoá. D. Đẩy mạnh sản xuất. Câu 19. Một trong những thắng lợi của quân dân miền Nam Việt Nam trong cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) của Mĩ là A. Thất Khê B. Ấp Bắc C. Đông Khê D. Đoan Hùng Câu 20. Hình thức mặt trận dân tộc thống nhất nào sau đây được ra đời từ phong trào “Đồng khởi” (1959- 1960) ở Việt Nam? A. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. B. Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. C. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. D. Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam. Câu 21. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của Hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam? A. Là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên ghi nhận quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam. B. Tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân Việt Nam tiến lên giải phóng miền Nam. C. Là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. D. Mở ra bước ngoặt mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Câu 22. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi mà thực dân Pháp thực hiện ở Đông Dương từ tháng 12-1950 không có nội dung nào sau đây? A. Tăng cường quân cơ động chiến lược mạnh. B. Mở cuộc tấn công lên Việt Bắc. C. Đánh phá hậu phương kháng chiến. D. Lôi kéo các nước Đông Âu tham chiến. Câu 23. Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân Việt Nam thắng lợi có ý nghĩa nào sau đây? A. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Rơve của thực dân Pháp. B. Góp phần buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về Việt Nam. C. Buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương. D. Làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Câu 24. Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 của quân dân Việt Nam có ý nghĩa nào sau đây? A. Buộc Mĩ phải thừa nhận thất bại của Chiến tranh cục bộ. B. Làm thất bại kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. C. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. D. Buộc đế quốc Mĩ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam. Câu 25. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 của Việt Nam? A. Hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút, đánh cho nguỵ nhào”. B. Làm xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương. C. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp. D. Làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của thực dân Pháp. Câu 26. Trong những năm 1965-1968, Mĩ đã có hành động nào sau đây ở miền Nam Việt Nam? A. Đề ra kế hoạch quân sự Rơve. B. Đưa quân Mĩ vào trực tiếp tham chiến. C. Thực hiện cuộc tấn công lên Việt Bắc. D. Đề ra kế hoạch quân sự Nava. Trang 2/4 - Mã đề 301
  3. Câu 27. Cuộc Tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 của quân dân Việt Nam đã A. giải phóng hoàn toàn Việt Nam. B. buộc Pháp phải phân tán lực lượng. C. đánh đuổi hoàn toàn phát xít Nhật. D. đưa đến việc kí kết Hiệp định Pari. Câu 28. Chiến thắng Vạn Tường (tháng 8-1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã A. chứng tỏ khả năng đánh thắng chiến lược Chiến tranh cục bộ của Mĩ. B. hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào”. C. kết thúc thắng lợi hoàn toàn cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. D. đánh bại kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của thực dân Pháp. Câu 29. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của nhân dân Việt Nam thắng lợi có ý nghĩa nào sau đây? A. Hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam Việt Nam. B. Đánh bại hoàn toàn các chiến lược chiến tranh của Mĩ. C. Chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp ở Việt Nam. D. Đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Câu 30. Chiến thắng Biên giới thu- đông năm 1950 của quân dân Việt Nam đã A. mở đầu phong trào phá ấp chiến lược. B. buộc Pháp phải công nhận nền độc lập của Việt Nam. C. phá thế bao vây của Pháp đối với căn cứ Việt Bắc. D. buộc Pháp phải kí kết Hiệp định Giơnevơ. Câu 31. Điểm chung của Cách mạng tháng Tám năm 1945, kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) Việt Nam là có sự kết hợp A. của lực lượng vũ trang ba thứ quân. B. đấu tranh chính trị, quân sự và ngoại giao. C. chiến trường chính và vùng sau lưng địch. D. lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang. Câu 32. Ở Việt Nam, phong trào đồng khởi ở miền Nam (1959-1960) và Cách mạng tháng Tám năm 1945 có điểm giống nhau nào sau đây? A. Sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân. B. Từ khởi nghĩa phát triển thành chiến tranh cách mạng. C. Có lực lượng vũ trang cách mạng gồm ba thứ quân. D. Từ chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy. Câu 33. Một trong những điểm khác biệt giữa chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965-1968) so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) mà đế quốc Mĩ thực hiện ở Việt Nam là gì? A. Đây là một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới. B. Nằm trong chiến lược toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” của Mĩ. C. Dựa vào viện trợ về kinh tế, lực lượng cố vấn quân sự của Mĩ. D. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc với quy mô lớn. Câu 34. Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của nhân dân Việt Nam có điểm tương đồng nào sau đây? A. Diễn ra trên cả hai địa bàn chiến lược là nông thôn và thành thị. B. Kết hợp giữa khởi nghĩa từng phần và chiến tranh cách mạng. C. Không có sự can thiệp hoặc giúp đỡ của các thế lực bên ngoài. D. Diễn ra và kết thúc thắng lợi một cách nhanh chóng, ít đổ máu. Câu 35. Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng về hậu phương chiến tranh nhân dân ở Việt Nam thời kì 1945-1954? A. Là vùng tự do rộng lớn, ổn định về không gian trong suốt cuộc kháng chiến. B. Là nơi cải cách ruộng đất để bồi dưỡng sức dân ngay từ đầu cuộc kháng chiến. C. Có vai trò giải quyết vấn đề tiềm lực cho kháng chiến và gây dựng xã hội mới. D. Tồn tại độc lập và không chịu tác động bỡi những diễn biến trên chiến trường. Câu 36. Các kế hoạch quân sự của Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1945 - 1954) đều nhằm mục tiêu nào dưới đây? A. Giành lại thế chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. B. Nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến. C. Kết thúc chiến tranh theo hướng có lợi cho Pháp. D. Để nhận được sự viện trợ kinh tế, quân sự của Mĩ. Trang 3/4 - Mã đề 301
  4. Câu 37. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 của quân dân Việt Nam có điểm khác biệt nào sau đây so với chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950? A. Là một trận phản công có quy mô lớn của bộ đội chủ lực. B. Giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp. C. Tiêu diệt được nhiều sinh lực địch, giải phóng nhiều vùng đất đai. D. Giành được quyền chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ). Câu 38. Cuộc cách mạng giải phóng dân tộc (1930-1945) và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954) ở Việt Nam có điểm chung nào sau đây? A. Phát triển từ khởi nghĩa từng phần lên chiến tranh cách mạng. B. Gắn liền với quá trình xây dựng và phát huy sức mạnh tổng hợp. C. Đấu tranh giải trừ chủ nghĩa thực dân mới và thuộc địa của chúng. D. Phát triển từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy. Câu 39. Nội dung nào sau đây không phải là tác động của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân năm 1968 của quân dân Việt Nam đến nước Mĩ? A. Hình thành mặt trận phản đối chiến tranh trong lòng nước Mĩ. B. Từ “leo thang”, Mĩ phải “xuống thang” trong cuộc chiến tranh. C. Mĩ buộc phải chấm dứt sự viện trợ cho chính quyền Sài Gòn. D. Làm phá sản một chiến lược chiến tranh của giới cầm quyền Mĩ. Câu 40. Điểm tương đồng về biện pháp mà Mĩ thực hiện trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam là A. sử dụng quân đội đồng minh. B. tiến hành chiến tranh tổng lực. C. ra sức chiếm đất, giành dân. D. sử dụng quân đội Mỹ làm nòng cốt. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 301
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1