intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đức Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thông qua việc giải trực tiếp trên “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đức Giang” các em sẽ nắm vững nội dung bài học, rèn luyện kỹ năng giải đề, hãy tham khảo và ôn thi thật tốt nhé! Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 6 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THCS Đức Giang

  1. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ ­ HỌC KÌ II  MÔN LỊCH SỬ­ĐỊA LÍ  Năm học 2021 – 2022 Thời gian làm bài: 60 phút I. MỤC TIÊU: Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức:  * Phân môn Sử  HS biêt́ ­ Những nét chính về nhà nước Văn Lang, Âu Lạc… ­ Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành  độc lập tự chủ của nhân dân ta. ­ Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc Việt Nam thời Bắc thuộc. HS hiêu ̉ ­ Nhu cầu tất yếu của lịch sử về sự ra đời của các nhà nước… ­ Sự phát triển của xã hội, sản xuất… ­ Mục đích các chính sách cai trị của Phong kiến phương Bắc ­ Ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa chống chính quyền đô hộ giành độc lập tự chủ và bảo vệ  những giá trị văn hóa dân tộc HS vân dung kiên th ̣ ̣ ́ ưc đa hoc đê ́ ̃ ̣ ̉ ­ Tích lũy kinh nghiệm – kĩ năng sống; từ đó, lựa chọn những việc làm có ý nghĩa thiết thực trong  cuộc sống hiện tại. ­ Tính giá trị vật chất qui đổi. ­ Bảo tồn và phát triển những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc 2. Năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học: biết chủ động tích cực tự giác hoàn thành bài kiểm  tra * Năng lực đặc thù:  ­ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các sự kiện Lịch sử, các  vấn đề liên quan đến các câu hỏi trong bài kiểm tra;  ­ Năng lực nhận thức khoa học Lịch sử: Phân tích mối liên hệ giữa quá khứ ­ hiện tại, từ đó rút ra   bài học kinh nghiệm cho bản thân, vận dụng hiệu quả trong đời sống. 3. Phẩm chất ­ Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại ­ Bồi dưỡng phẩm chất trung thực trong làm bài kiểm tra ­ Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập lịch sử và điạ lí  * Phân môn Địa Lí HS biết  + Vị trí phân bố các tầng trong lớp khí quyển + Đặc điểm tầng đối lưu + Xác định được dụng cụ đo độ ẩm, nhiệt độ và lượng mưa HS hiểu ­ Đặc điểm khí áp trên bề mặt trái đất ­Đặc điểm các khối khí  ­ Phạm vi và hướng thổi các loại gió toàn cầu  ­Phân tích các đặc điểm thay đổi nhiệt độ  ­Đặc điểm phân bố lượng mưa.
  2. ­Đặc điểm phân bố và các đặc trưng của các đới khí hậu trên trái đất  HS vận dụng kiến thức đã học để  ­Liên hệ các loại gió phổ biến ở Việt Nam.  ­Phân tích các biểu hiện và nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu.  ­Nêu các biện pháp khắc phúc hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu.  2. Năng lực * Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, biết chủ động tích cực tự giác hoàn thành bài kiểm  tra * Năng lực đặc thù:  ­ Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết liên hệ thực tế để giải thích các hiện tượng, các vấn  đề liên quan đến các câu hỏi trong bài kiểm tra ­ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố  trên bản đồ  và mối   quan hệ nhân quả khi TĐ quay.   3. Phẩm chất ­ Trách nhiệm: Thực hiện, tuyên truyền cho người thân về những giá trị mà bài học mang lại ­ Bồi dưỡng phẩm chất trung thực trong làm bài kiểm tra ­ Chăm chỉ: tích cực, chủ động trong các hoạt động học tập lịch sử và điạ lí  II.CHUẨN BỊ 1. GV: Bộ đề kiểm tra. 2. HS: Xem bài và ôn bài trước ở nhà. III. HÌNH THỨC KIỂM TRA: Trắc nghiệm trên phần mềm google form  IV. MA TRẬN Phân môn SỬ  6: 24 câu=60% Chủ đề  Biết Hiểu Vận dụng Vận dụng cao Tổng TN TN TN TN Chương V:  ­ Sự thành lập,  ­ Sự ra đời của  ­ Phân tích sự  ­ Tính giá trị vật  Nước Văn  tổ chức bộ máy  nhà nước kiện, rút ra bài  chất Lang, Âu  nhà nước ­ Sự khác nhau về  học KN Lạc tổ chức nhà nước ­ Vận dụng  ­ Nhu cầu phát  thực tế triển XH Số câu 4 3 4 1 12 Số điểm 1 0,75 1 0,25 3 Chương VI:  ­ Các triều đại  ­ Chính sách cai trị ­ Nắm qui luật  ­ Giữ gìn và phát  Thời Bắc  PK phương Bắc ­ Ý nghĩa PT đấu  phát triển của  triển bản sắc  thuộc và  ­ Chính sách đô  tranh xã hội văn hóa dân tộc chống Bắc  hộ ­ Vận dụng:  thuộc (TKII  ­ Các cuộc KN  bảo tồn và phát  giành ĐL ­ TC,  triển văn hóa  TCN – năm  nguyên nhân thất  dân tộc 938 bại Số câu 6 3 2 1 12 Số điểm 1,5 0,75 0,5 0,25 3 Tổng câu  10 6 6 2 24 Tổng điểm  2,5 1,5 1,5 0,5 6 Phân môn Địa : 16 câu =40% Khí quyển  ­ ­ Xác định  ­ Đặc điểm khí áp  ­Liên hệ loại  của trái đất.  đ ược vị  trí phân  trên bề mặt trái  gió phổ biến ở 
  3. Các khối khí.  bố các tầng trong  đất Việt Nam   Khí áp và gió  lớp khí quyển  ­Đặc điểm các  ­ Nguyên nhân  ­ ­ Nêu đặc  khối khí  hình thành đai  điểm tầng đối  ­ Phạm vi và  khí áp lưu hướng thổi các  ­   loại gió toàn cầu  ­ Số câu 2 3 2 7 Số điểm 0,5 0,75 0,5 1,75 Nhiệt độ  ­ Xác định các  ­Phân tích và giải  ­Nguyên nhân sự  không khí.  dụng cụ đo nhiệt  thích sự thay đổi  thay đổi nhiệt độ  Mưa độ, lượng mưa  nhiệt độ  không khí  và độ ẩm.  ­Đặc điểm phân  ­Đánh giá tác  bố lượng mưa. động của thay  ­Đặc điểm phân  đổi nhiệt độ đến  bố và các đặc  sinh hoạt sản  trưng của các đới  xuất của người  khí hậu trên trái  dân  đất  Số câu 4 3 2 9 Số điểm 1 0,75 0,5 2,25 Tổng câu 6 6 2 2 16 Tổng điểm 1,5 1,5 0,5 0,5 4 Tổng câu 2  16 12 8 4 40 phân môn  Tổng điểm 2  4 3 2 1 10 phân môn   Tỉ lệ  40% 30% 20% 10% 100%
  4. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ ­ HỌC KÌ II Tổ : Khoa học xã hội MÔN LỊCH SỬ­ĐỊA LÍ 6 Năm học 2021­2022 Thời gian làm bài: 60 phút Trắc nghiệm: 40 câu  Chọn đáp án đúng nhất  Phần I­ Lịch Sử: 24 câu Câu 1. Cư  dân Lạc Việt sống quây quần  ở  lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả  vào khoảng  thời gian nào?  A. Thế kỉ V TCN.          B. Thế kỉ VI TCN.        C. Thế kỉ VII TCN.              D. Thế kỉ VIII TCN. Câu 2. Đứng đầu nhà nước Văn Lang là ai?  A. Kinh Dương Vương.                    B. Hùng Vương. C. An Dương Vương.                        D. Triệu Đà. Câu 3. Nhà nước Văn Lang ra đời do nhu cầu nào thúc đẩy? A. Nhu cầu làm thủy lợi.                                      B. Nhu cầu chống ngoại xâm. C. Nhu cầu xâm lược mở rộng lãnh thổ.              D. Nhu cầu làm thủy lợi và chống ngoại xâm. Câu 4. Nhà của cư dân Văn Lang phổ biến là nhà sàn… có cầu thang lên xuống là để: A. tránh mưa nắng.                                B. tránh trộm, cướp. C. Tránh đi lại nhiều.                              D. tránh thú dữ. Câu 5. Học tập kinh nghiệm sống của cư dân Văn Lang, chúng ta đã làm gì để  hỗ  trợ bà con  cách ly trong thời gian thực hiện giãn cách đợt đầu Dịch Covid?  A. Gói bánh chưng (bánh Tét)                   B. Tổ chức Lễ Hội. C. Tổ chức đua thuyền.                              D. Tổ chức Lễ cúng các vị thần. Câu 6.  Ai lãnh đạo người Âu Lạc và Lạc Việt đánh thắng quân Tần, thành lập nhà nước Âu   Lạc?  A. Hùng Vương          B. Thục Phán             C. Triệu Đà                  D. Cao Lỗ Câu 7. An Dương Vương định đô cho nước Âu Lạc ở đâu? A. Phong Châu           B. Phong Khê          C. Hoa Lư                    D. Đại La Câu 8. Nhà nước Âu Lạc có gì khác hơn so với nhà nước Văn Lang?   A. Vua nắm mọi quyền hành, lãnh thổ mở rộng. B. Vua nắm mọi quyền hành, quân đội đông, vũ khí cải tiến. C. Lãnh thổ mở rộng, quân đội đông, vũ khí cải tiến.  D. Vua nắm mọi quyền hành, lãnh thổ mở rộng, quân đội đông, vũ khí cải tiến.  Câu 9. Do đâu, cư dân Âu Lạc giỏi nghề luyện kim, đúc đồng?  A. Do nhu cầu sản xuất.                                             B. Do nhu cầu săn bắn. C. Do nhu cầu sản xuất, chiến đấu bảo vệ lãnh thổ.   D. Do có nhiều thợ thủ công giỏi. Câu 10. Theo em, Phong Châu được chọn làm kinh đô bởi đây là: A. vùng đất cao, tránh được lũ lụt.                          B. vùng đất giàu tài nguyên khoáng sản. C. vùng đất gần sông, dễ đi lại bằng thuyền.      D. vùng đất đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, đi lại thuận lợi. Câu 11. Từ câu chuyện Thục Phán­An Dương Vương để đất nước rơi vào tay Triệu Đà, em rút   ra bài học nào sau đây cho bản thân? A. Luôn tin tưởng các nước xung quanh.             B. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác. C. Luôn nghe theo tất cả mọi người.                     D. Chỉ tin chính bản thân mình. Câu 12. Các triều đại phong kiến phương Bắc lần lượt cai trị người Việt là:
  5. A. Nhà Triệu – nhà Hán – nhà Đường. B. Nhà Hán – nhà Đường – nhà Triệu. C. Nhà Hán – nhà Triệu – nhà Đường. D. Nhà Đường – nhà Hán – nhà Triệu. Câu 13. Về chính trị, các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách nào? A. Để người Việt đứng đầu, chỉ cần cống nạp đầy đủ. B. Cai trị theo luật pháp của người Việt thời Văn Lang. C. Cai trị theo luật pháp của người Việt thời Âu Lạc. D. Đưa người Hán sang cai trị theo luật pháp hà khắc. Câu 14. Hình thức bóc lột chủ yếu mà chính quyền đô hộ phương Bắc sử dụng là: A. bắt người đi lính. B. bắt người đi lao dịch. C. chế độ tô thuế, cống nạp sản vật, độc quyền sắt và muối. D. nộp toàn bộ sản vật nông nghiệp. Câu 15. Chính quyền đô hộ xây đắp thành lũy, bố trí lực lượng quân đội đồn trú nhằm: A. bảo vệ chính quyền.                                       B. bảo vệ của cải cướp bóc được. C. đàn áp các cuộc đấu tranh của người Việt.     D. lao động sản xuất, lấy lúa gạo dự trữ. Câu 16. Việc đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích gì? A. Dễ bề cai trị dân ta.                                        B. Thực hiện chính sách đồng hóa. C. Việt hóa người Hán.                                       D. Tăng dân số, phục vụ lao động sản xuất. Câu 17. Tiết độ sứ Lý Trác từng qui định rằng một con trâu chỉ đổi được một đấu muối. Hãy tính  khoảng 100kg muối đổi được bao nhiêu con trâu?   A. 100 con trâu.                      B. 10 con trâu.            C. 1 con trâu.             D. 11 con trâu. Câu 18. Chính sách cai trị và những chuyển biến kinh tế tác động tất yếu đến xã hội người Việt   thế nào? A. Xã hội phát triển mọi mặt. B. Xã hội phân chia thành nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp khác nhau.  C. Đời sống xã hội nâng cao. D. Xã hội không có sự phân biệt giàu – nghèo. Câu 19. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu chống chính quyền đô hộ, giành độc lập – tự  chủ  theo   trình tự thời gian là: A. Khởi nghĩa: Hai Bà Trưng – Bà Triệu – Phùng Hưng ­ Lí Bí – Mai Thúc Loan. B. Khởi nghĩa: Hai Bà Trưng – Bà Triệu – Lí Bí – Phùng Hưng – Mai Thúc Loan. C. Khởi nghĩa: Hai Bà Trưng – Bà Triệu – Lí Bí – Mai Thúc Loan – Phùng Hưng. D. Khởi nghĩa: Hai Bà Trưng– Lí Bí – Mai Thúc Loan – Phùng Hưng – Bà Triệu. Câu 20. Nguyên nhân nào dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?  A. Hai Bà Trưng là nữ. B. Nghĩa quân chưa đủ lòng yêu nước. C. Tinh thần đoàn kết của nghĩa quân chưa cao. D. Thế giặc quá mạnh. Câu 21. Nhà nước Vạn Xuân được thành lập năm nào? A. Năm 540.           B. Năm 542.              C. Năm 544.                D. Năm 546. Câu 22. Khởi nghĩa Bà Triệu mang ý nghĩa chính nào sau đây? A. Tô đậm truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. B. Tô đậm truyền thống yêu nước, bất khuất của phụ nữ Việt Nam. C. Là ngọn cờ tiêu biểu nhất đấu tranh chống Bắc thuộc. D. Là ngọn cờ tiêu biểu nhất đấu tranh giành độc lập. Câu 23.  Từ  bài học kinh nghiệm chống chính sách đồng hóa của phong kiến phương Bắc, để  phát triển văn hóa truyền thống thêm đặc sặc và đa dạng, theo em, chúng ta cần làm gì?
  6. A. Tiếp thu mọi giá trị văn hóa của người châu Á. B. Tiếp thu mọi giá trị văn hóa của người châu Âu. C. Tiếp thu một cách chủ động và sáng tạo những giá trị văn hóa bên ngoài. D. Tự sáng tạo cho mình một nền văn hóa mới, khác biệt. Câu 24. Những giá trị  văn hóa cốt lõi của dân tộc ta có từ  thời dựng nước cần được giữ  gìn ở  đâu? A. Trong Bảo tàng.                          B. Trong các thành phố lớn. C. Trong các gia đình, làng xã.        D. Trong trường học. Phần II­ Địa Lí : 16 câu Câu 25. Từ mặt đất trở lên, có các tầng khí quyển lần lượt nào dưới đây? A. Bình lưu, tầng cao của khí quyển, đối lưu. B. Đối lưu, bình lưu, tầng cao của khí quyển. C. Bình lưu, đối lưu, tầng cao của khí quyển. D. Đối lưu, tầng cao của khí quyển, bình lưu. Câu 26. Đặc điểm nào sau đây  KHÔNG đúng trong tầng đối lưu?   A. Có độ dày 7­16 km                         B. không khí chuyển động theo chiều ngang  C. xảy ra các hiện tượng khí tượng       D. trung bình cứ lên cao 100m, thì nhiệt độ giảm đi 0,60C. Câu 27. Khu vực có trị số khí áp lớn hơn 1013mb (tiêu chuẩn) là khu vực có  A. Khí áp thấp                 B. Khí áp cao             C. Khí áp trung bình              D. Khí áp chuẩn  Câu 28. Vùng xích đạo hình thành đai áp thấp là do:   A. Có luồng không khí nén xuống                           B.  Không khí bị đốt nóng, nở ra, bay  lên cao. B. Không khí lạnh tập trung với mật độ dày đặc    D. Không khí luôn di chuyển   Câu 29. Loại gió hành tinh nào sau đây hoạt động quanh năm ở nước ta? A. Gió Mậu dịch.          B. Gió Đông cực.          C. Gió mùa.            D. Gió Tây ôn đới Câu 30. Khối khí hình thành ở xích đạo Thái Bình Dương có đặc điểm nào sau đây?  A. Lạnh khô      B. Lạnh ẩm .    C. Nóng khô.            D. Nóng ẩm. Câu 31. Các khối khí có đặc điểm lạnh khô hình thành ở đâu? A. Hình thành ở trên lục địa và vĩ độ cao B. Hình thành ở trên lục địa và vĩ độ thấp C. Hình thành ở trên đại dương và vĩ độ cao D. Hình thành ở trên đại dương và vĩ độ thấp Câu 32. Ở hai bên Xích đạo, gió thổi một chiều quanh năm từ vĩ độ 300 Bắc và Nam về vĩ độ 60  Bắc và Nam là:                  A. Gió mùa đông Bắc.   B. Gió mùa đông Nam.         C. Gió Tây ôn đới.   D. Gió Tín Phong. Câu 33. Để đo nhiệt độ không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây? A. Áp kế.              B. Nhiệt kế.               C. Vũ kế.               D. Ẩm kế. Câu 34. Để đo độ ẩm không khí người ta dùng dụng cụ nào sau đây? A. Áp kế.               B. Nhiệt kế.               C. Vũ kế.           D. Ẩm kế. Câu 35. Nguyên nhân cơ bản khiến cho nước và đất có nhiệt độ khác nhau là do:  A. Đặc tính hấp thụ nhiệt của đất và nước khác nhau. B. Nước có nhiều thủy hải sản cần không khí hơn đất. C. Lượng nhiệt chiếu xuống đất, mặt nước khác nhau. D. Trên mặt đất có nhiều loài động thực vật sinh sống  Câu 36. Nguyên nhân người dân thường lên các vùng núi cao để nghỉ mát là do:  A. Địa hình cao, nhiệt độ giảm, không khí loãng có thời tiết mát mẻ trong lành  B. Địa hình cao, dân cư thưa thớt, thời tiết thay đổi trong ngày.
  7. C. Địa hình cao, thời tiết thay đổi trong ngày  D. Địa hình cao, có nhiều rừng Câu 37. Khu vực nào sau đây trên trái đất có mưa nhiều? A. Chí tuyến              B. Xích đạo                C. Vùng Cực            D. Vùng cận nhiệt đới Câu 38. Đặc điểm nào sau đây là đặc trưng khí hậu của đới nhiệt đới?  A. Nhiệt độ cao, mưa nhiều, có gió Tin Phong  B. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình, có 4 mùa và gió Tây ôn đới C. Nhiệt độ thấp, mưa rất ít, có gió Đông Cực. D. Có 4 mùa trong năm. Câu 39. Các mùa trong năm thể hiện rất rõ là đặc điểm của đới khí hậu nào? A. Nhiệt đới.                 B. Cận nhiệt đới.        C. Ôn đới.            D. Hàn đới. Câu 40. Nhân tố nào sau đây quyết định đến sự phân hóa đới khí hậu trên bề mặt Trái Đất? A. Gió mùa.          B. Dòng biển.        C. Địa hình.             D. Vĩ độ. 
  8. TRƯỜNG THCS ĐỨC GIANG HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM  Tổ khoa học xã hội  ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ ­ HỌC KÌ iI MÔN LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6  Năm học: 2021­2022 Thời gian: 60 phút Trắc nghiệm: 40 câu (10 điểm) Phân môn Sử   24 câu Câu hỏi 1 2 3 4 5 6 7 8 Đáp án C B D D A B B D Câu hỏi 9 10 11 12 13 14 15 16 Đáp án C D B A D C C B Câu hỏi 17 18 19 20 21 22 23 24 Đáp án B B C D C A C C Phân môn Địa   16 câu.  Câu hỏi 25 26 27 28 29 30 31 32 Đáp án B B B B A D A C Câu hỏi 33 34 35 36 37 38 39 40 Đáp án B D A A B A C D   GV ra đề   Tổ (Nhóm) trưởng duyệt BGH duyệt Ngô Phương Liễu Nguyễn Thị Thanh Hiền Nguyễn Thị Thanh Huyền Bùi Thị Thúy Hà
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2