Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
lượt xem 3
download
Ôn tập cùng "Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm" được chia sẻ sau đây sẽ giúp các em hệ thống được kiến thức môn học một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, đồng thời, phương pháp học này cũng giúp các em được làm quen với cấu trúc đề thi trước khi bước vào kì thi chính thức. Cùng tham khảo đề thi ngay các em nhé!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm KIỂM TRA GIỮA KÌ II Lớp: 8/..... MÔN: Lịch sử 8 Năm học 2020– 2021 HọtênHS:………………………………. Ngày kiểm tra: /4/2021 A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) ĐỀ A Hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Năm 1867, thực dân Pháp không tốn một viên đạn đã chiếm 3 tỉnh A. Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang. B. Vĩnh Long, Mĩ Tho, Hà Tiên. C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. D. Vĩnh Long, Hà Tiên, Cần Thơ. Câu 2. Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nhất là ở A. Nam Kì và Trung Kì. B. Bắc Kì và Nam Kì. C. Bắc Kì và Trung Kì. D. Nam Kì. Câu 3. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888), phong trào Cần Vương như thế nào? A. Đã chấm dứt. B. Chỉ còn diễn ra ở Trung Kì. C. Vẫn tiếp tục nhưng hoạt động cầm chừng. D. Vẫn được duy trì và dần dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn. Câu 4. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của A. Trương Định B. Nguyễn Trung Trực C. Trương Quyền D. Hoàng Diệu Câu 5. Tại trận Cầu Giấy lần một (12/1873), chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là A. Rivie B. Sétnay C. Gácniê D. Hácmăng Câu 6. Phong trào Cần Vương là A. phong trào yêu nước chống Pháp của văn thân, sĩ phu và nhân dân yêu nước theo tư tưởng tư sản. B. phong trào yêu nước chống Pháp của văn thân, sĩ phu và nhân dân yêu nước theo tư tưởng phong kiến. C. phong trào yêu nước chống Pháp của văn thân, sĩ phu và nhân dân yêu nước theo tư tưởng vô sản. D. phong trào yêu nước chống Pháp của nông dân. Câu 7. Khởi nghĩa Yên Thế có gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương? A. Chống thực dân Pháp và phong kiến đầu hàng. B. Có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân. C. Quy mô cuộc khởi nghĩa lớn. D. Mang bản chất một phong trào đấu tranh của nông dân. Câu 8. Ai được nhân dân tôn làm “Bình Tây đại nguyên soái”?
- A. Trương Định B. Nguyễn Tri Phương C. Nguyễn Trung Trực D. Hoàng Diệu Câu 9. Nối thời gian (cột A) với sự kiện (cột B) sao cho phù hợp A (Hiệp ước) B (Nội dung) 1. Hiệp ước Giáp Tuất a. Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba (1874) tỉnh miền Đông Nam Kì. 2. Hiệp ước Nhâm Tuất b. Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc (1862) Pháp. 3. Hiệp ước Patơnốt c. Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp (1884) ở Bắc Kì và Trung Kì. 4. Hiệp ước Hácmăng d. Sửa đổi về ranh giới khu vực Trung Kì. (1883) A. 1c; 2d; 3a; 4b B. 1b; 2a; 3d; 4c C. 1a; 2b; 3d; 4c D. 1b; 2a; 3c; 4d Câu 10. Nhân vật nào được nhắc đến trong hình ảnh trên? A. Hoàng Hoa Thám B. Phan Đình Phùng C. Nguyễn Thiện Thuật D. Tôn Thất Thuyết Câu 11. Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B cho phù hợp A (thời gian) B (sự kiện) 1. 1/9/1858 a. Pháp chính thức tấn công Thuận An Huế. 2. 20/11/1873 b. Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ 2. 3. 3 25/4/1882 c. Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. 4. 18 20/8/1883 d. Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ 1. A. 1d; 2a; 3c; 4b B. 1b; 2c; 3d; 4a C. 1c; 2a; 3d; 4b D. 1c; 2d; 3b; 4a Câu 12. Sự kiện đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập là A. quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An. B. vua Tự Đức qua đời. C. triều đình Nguyễn kí Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt. D. quân Pháp chiếm thành Hà Nội lần thứ hai. Câu 13. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân như thế nào? A. Triều đình và nhân dân đồng lòng kháng chiến chống Pháp.
- B. Triều đình sợ hãi không dám đánh Pháp, nhân dân hoang mang. C. Triều đình kiên quyết đánh Pháp, nhân dân hoang mang. D. Triều đình do dự không dám đánh Pháp, nhân dân kiên quyết kháng chiến chống Pháp. Câu 14. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế là A. nông dân. B. công nhân. C. văn thân, sĩ phu. D. văn thân, sĩ phu và nhân dân yêu nước. Câu 15. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX? A. Cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo. B. Không tập hợp được đoàn kết đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh. C. So sánh tương quan lực lượng bất lợi cho Việt Nam. D. Khuynh hướng cứu nước phong kiến đã lỗi thời. B. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (2 điểm)Trình bày nội dung Hiệp ước Hác măng? Câu 2: (3 điểm)Nguyên nhân dân đến phong trào khởi nghĩa Yên Thế? Vì sao nói khởi nghĩa Yến Thế tồn tại lâu hơn bất kì cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương? Bài làm:
- Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm KIỂM TRA GIỮA KÌ II Lớp: 8/..... MÔN: Lịch sử 8 Năm học 2020– 2021 HọtênHS:………………………………. Ngày kiểm tra: /4/2021 A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) ĐỀ B Hãy chọn ý trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1. Nhân vật nào được nhắc đến trong hình ảnh trên? A. Hoàng Hoa Thám B. Phan Đình Phùng C. Nguyễn Thiện Thuật D. Tôn Thất Thuyết Câu 2. Nối thời gian ở cột A với sự kiện ở cột B cho phù hợp A (thời gian) B (sự kiện) 1. 1/9/1858 a. Pháp chính thức tấn công Thuận An Huế. 2. 20/11/1873 b. Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ 2. 3. 3 25/4/1882 c. Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta. 4. 18 20/8/1883 d. Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội lần thứ 1. A. 1d; 2a; 3c; 4b B. 1b; 2c; 3d; 4a C. 1c; 2a; 3d; 4b D. 1c; 2d; 3b; 4a Câu 3. Sự kiện đánh dấu chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập là A. quân Pháp tiến đánh và chiếm được Thuận An. B. vua Tự Đức qua đời. C. triều đình Nguyễn kí Hiệp ước Hácmăng và Patơnốt. D. quân Pháp chiếm thành Hà Nội lần thứ hai. Câu 4. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, thái độ của triều đình nhà Nguyễn và nhân dân như thế nào? A. Triều đình và nhân dân đồng lòng kháng chiến chống Pháp. B. Triều đình sợ hãi không dám đánh Pháp, nhân dân hoang mang. C. Triều đình kiên quyết đánh Pháp, nhân dân hoang mang. D. Triều đình do dự không dám đánh Pháp, nhân dân kiên quyết kháng chiến chống Pháp. Câu 5. Năm 1867, thực dân Pháp không tốn một viên đạn đã chiếm 3 tỉnh A. Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang. B. Vĩnh Long, Mĩ Tho, Hà Tiên. C. Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. D. Vĩnh Long, Hà Tiên, Cần Thơ.
- Câu 6. Phong trào Cần Vương diễn ra sôi nổi và mạnh mẽ nhất là ở A. Nam Kì và Trung Kì. B. Bắc Kì và Nam Kì. C. Bắc Kì và Trung Kì. D. Nam Kì. Câu 7. Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt (11/1888), phong trào Cần Vương như thế nào? A. Đã chấm dứt. B. Chỉ còn diễn ra ở Trung Kì. C. Vẫn tiếp tục nhưng hoạt động cầm chừng. D. Vẫn được duy trì và dần dần quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn. Câu 8. “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” là câu nói của A. Trương Định B. Nguyễn Trung Trực C. Trương Quyền D. Hoàng Diệu Câu 9. Tại trận Cầu Giấy lần một (12/1873), chỉ huy quân Pháp bị tiêu diệt là A. Rivie B. Sétnay C. Gácniê D. Hácmăng Câu 10. Phong trào Cần Vương là A. phong trào yêu nước chống Pháp của văn thân, sĩ phu và nhân dân yêu nước theo tư tưởng tư sản. B. phong trào yêu nước chống Pháp của văn thân, sĩ phu và nhân dân yêu nước theo tư tưởng phong kiến. C. phong trào yêu nước chống Pháp của văn thân, sĩ phu và nhân dân yêu nước theo tư tưởng vô sản. D. phong trào yêu nước chống Pháp của nông dân. Câu 11. Khởi nghĩa Yên Thế có gì khác so với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương? A. Chống thực dân Pháp và phong kiến đầu hàng. B. Có sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân. C. Quy mô cuộc khởi nghĩa lớn. D. Mang bản chất một phong trào đấu tranh của nông dân. Câu 12. Ai được nhân dân tôn làm “Bình Tây đại nguyên soái”? A. Trương Định B. Nguyễn Tri Phương C. Nguyễn Trung Trực D. Hoàng Diệu Câu 13. Nối thời gian (cột A) với sự kiện (cột B) sao cho phù hợp A (Hiệp ước) B (Nội dung) 1. Hiệp ước Giáp Tuất a. Triều đình thừa nhận quyền cai quản của Pháp ở ba (1874) tỉnh miền Đông Nam Kì. 2. Hiệp ước Nhâm Tuất b. Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc (1862) Pháp. 3. Hiệp ước Patơnốt c. Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp
- (1884) ở Bắc Kì và Trung Kì. 4. Hiệp ước Hácmăng d. Sửa đổi về ranh giới khu vực Trung Kì. (1883) A. 1c; 2d; 3a; 4b B. 1b; 2a; 3d; 4c C. 1a; 2b; 3d; 4c D. 1b; 2a; 3c; 4d Câu 14. Lực lượng tham gia đông đảo nhất trong khởi nghĩa Yên Thế là A. nông dân. B. công nhân. C. văn thân, sĩ phu. D. văn thân, sĩ phu và nhân dân yêu nước. Câu 15. Nguyên nhân khách quan nào dẫn đến sự thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX? A. Cuộc kháng chiến diễn ra thiếu sự chuẩn bị chu đáo. B. Không tập hợp được đoàn kết đông đảo nhân dân tham gia đấu tranh. C. So sánh tương quan lực lượng bất lợi cho Việt Nam. D. Khuynh hướng cứu nước phong kiến đã lỗi thời. B. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (2 điểm)Trình bày nội dung Hiệp ước Hác măng? Câu 2: (3 điểm)Nguyên nhân dân đến phong trào khởi nghĩa Yên Thế? Vì sao nói khởi nghĩa Yến Thế tồn tại lâu hơn bất kì cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương? Bài làm:
- ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA GIỮA KI II NĂM 2020 2021 MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 ĐỀ A A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng: (mỗi câu đúng được 0,33 điểm) (3 câu đúng được 1 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 C C D B C B D A B A D C D A C B. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) Trình bày nội dung Hiệp ước Hác măng Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. (0.5 điểm)Ba tỉnh ThanhNghệTĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. (0.25 điểm) Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế. (0.25 điểm) Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. (0.5 điểm) Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm. (0.25 điểm) Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì. (02.5 điểm) Câu 2: (3 điểm) Nguyên nhân : Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng. (0.5 điểm) => Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh. (0.5 điểm) Vì sao nói khởi nghĩa Yến Thế tồn tại lâu hơn bất kì cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương? Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương). (0.25 điểm) Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân. (0.5 điểm) Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống. (0.25 điểm) Về địa bàn : khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì. (0.25 điểm) Về cách đánh : nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động... (0.25 điểm) Về thời gian : cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất. (0.25 điểm)
- Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp. (0.25 điểm) ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA GIỮA KI II NĂM 2020 2021 MÔN LỊCH SỬ LỚP 8 ĐỀ B A. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Chọn câu trả lời đúng: (mỗi câu đúng được 0,33 điểm) (3 câu đúng được 1 điểm) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 A D C D C C D B C B D A B A C B. TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: (2 điểm) Trình bày nội dung Hiệp ước Hác măng Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. (0.5 điểm)Ba tỉnh ThanhNghệTĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. (0.25 điểm) Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế. (0.25 điểm) Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. (0.5 điểm) Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm. (0.25 điểm) Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì. (02.5 điểm) Câu 2: (3 điểm) Nguyên nhân : Khi Pháp mở rộng chiếm đánh Bắc Kì, Yên Thế trở thành một trong những mục tiêu bình định của chúng. (0.5 điểm) => Để bảo vệ cuộc sống của mình, nông dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh. (0.5 điểm) Vì sao nói khởi nghĩa Yến Thế tồn tại lâu hơn bất kì cuộc khởi nghĩa nào trong phong trào Cần Vương? Mục tiêu chiến đấu không phải là để khôi phục chế độ phong kiến, bảo vệ ngôi vua như các cuộc khởi nghĩa cùng thời (khởi nghĩa Yên Thế không thuộc phong trào Cần vương). (0.25 điểm) Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa không phải là các văn thân, sĩ phu mà là những người xuất thân từ nông dân với những phẩm chất đặc biệt (tiêu biểu là Hoàng Hoa Thám): căm thù đế quốc, phong kiến, mưu trí, dũng cảm, sáng tạo : trung thành với quyền lợi của những người cùng cảnh ngộ, hết sức thương yêu nghĩa quân. (0.5 điểm) Lực lượng tham gia khởi nghĩa đều là những người nông dân cần cù, chất phác, yêu cuộc sống. (0.25 điểm) Về địa bàn : khởi nghĩa Yên Thế nổ ra ở vùng trung du Bắc Kì. (0.25 điểm) Về cách đánh : nghĩa quân Yên Thế có lối đánh linh hoạt, cơ động... (0.25 điểm)
- Về thời gian : cuộc khởi nghĩa tồn tại dai dẳng suốt 30 năm, gây cho địch nhiều tổn thất. (0.25 điểm) Khởi nghĩa Yên Thế tiêu biểu cho tinh thần quật khởi của nông dân, có tác dụng làm chậm quá trình xâm lược, bình định vùng trung du và miền núi phía Bắc của thực dân Pháp. (0.25 điểm)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 161 | 9
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kim Liên
10 p | 49 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 59 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 54 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 47 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tam Thái
12 p | 49 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 57 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 49 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 71 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 60 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 40 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 58 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 71 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 30 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 45 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn