intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN CÔNG TRỨ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN : LỊCH SỬ - KHỐI 8 I. TRẮC NGHIỆM (3.0 ĐIỂM) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất (Mỗi câu đúng đạt 0,5 điểm) Câu 1. Yếu tố cơ bản thúc đẩy tư bản Pháp xâm lược Việt Nam? a. Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa. b. Chính sách cấm đạo Gia-tô của nhà Nguyễn. c. Chế độ cai trị của nhà Nguyễn bảo thủ, lạc dậu. d. Pháp muốn gây ảnh hưởng của mình đối với các nước khác. Câu 2. Vì sao Pháp chọn Đà nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vào nước ta ngày 01- 09-1858? a. Chiếm được Đà Nẵng sẽ nhanh chóng tấn công vào Gia Định b. Có vị trí quan trọng, giàu tài nguyên và thị trường béo bở. c. Ở đây, chế độ phong kiến thống trị suy yếu. d. Có vị thế quan trọng, gần kinh thành Huế, có cảng nước sâu. Câu 3. Phong trào yêu nước chống Pháp diễn ra sôi nổi, kéo dài từ 1885 đến cuối thế kỉ XIX, được gọi là phong trào gì? a. Phong trào nông dân. b.Phong trào nông dân Yên Thế. c. Phong trào Cần Vương. d. Phong trào Duy tân. Câu 4. Phái chủ chiến trong triều đình gồm có a. Nguyễn Đức Nhuận, Phan Thanh Giãn. b. Phan Thanh Giãn, Nguyễn Tri Phương. c. Nguyễn Tri Phương, Phan Thanh Giãn. d. Tôn Thất Thuyết và vua Hàm Nghi. Câu 5. Hãy nối thời gian ở cột A sao cho phù hợp với sự kiện ở cột B: (1.0 điểm) Cột A (Thời gian) Cột B (Tên Hiệp ước) 1/ Ngày 05 – 06 - 1862 1+ a/ Hác măng 2/ Ngày 15 – 03 – 1874 2+ b/ Pa-tơ-nốt 3/ Ngày 25 – 08 - 1883 3+ c/ Nhâm Tuất 4/ Ngày 06 – 06 – 1884 4+ d/ Giáp Tuất II/ TỰ LUẬN (7.0 ĐIỂM) Câu 6. (2.0 điểm): Vì sao triều đình nhà Nguyễn lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất năm 1873? Câu 7. (3.0 điểm): Trình bày những nét chính về nguyên nhân, diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913). Vì sao khởi nghĩa Yên Thế bị thất bại? Câu 8. (2.0 điểm): Tại sao nói từ năm 1858 đến 1884 là quá trình triều đình Nguyễn đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng hoàn toàn thực dân Pháp? ---Hết---
  2. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM CHẤM BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN : LỊCH SỬ - KHỐI 8 I. Trắc nghiệm Câu 1 2 3 4 5 Đáp án a d c d Nối: 1-c, 2-d, 3-a, 4-b II. Tự luận. Câu hỏi Đáp án Thang điểm Câu 6 - Mong muốn Pháp rút quân khỏi Bắc kì 1.0 điểm (2.0 điểm) - Xuất phát từ ý thức bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng 1.0 điểm họ, triều đình đã trượt dài trên con đường đi đến đầu hàng hoàn toàn. Câu 7 * Nguyên nhân: (3.0 điểm) - Kinh tế: Nông nghiệp sa sút. + Đời sống nhân dân Bắc kì vô cùng cực khổ, một bộ phận 0.5 điểm di cư lên Yên Thế. + Pháp bình định chiếm đất, cuộc sống bị xâm phạm, đứng 0.5 điểm dậy đấu tranh. * Diễn biến Giai đoạn 1: 1884-1892: Nhiều toán nghĩa binh hoạt động 0.25điểm riêng rẽ, do Đề Nắm lãnh đạo Giai đoạn 2: 1893-1908: Vừa chiến đấu, xây dựng cơ sở 0.25điểm dưới sự chỉ huy của Đề Thám. Do lực lượng chênh lệch hai lần giảng hòa với Pháp. Giai đoạn 3: 1909 -1913: Pháp tập trung lựclượng tấn công, 0.25điểm càn quét Yên Thế. 10-2-1913 Đề Thám hi sinh, phong trào tan rã. 0.25điểm * Kết quả thất bại * Nguyên nhân cuộc khởi nghĩa thất bại do 0.5 điểm + Pháp còn mạnh, câu kết với phong kiến. 0.25điểm + Lực lượng nghĩa quân mỏng và yếu. 0.25điểm + Cách tổ chức và lãnh đạo còn hạn chế. Câu 8 *Qua việc kí các hiệp ước: (2.0 điểm) - 5 - 6 – 1862: kí với thực dân Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất: 0.25 điểm Mất 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Biên Hòa, Định Tường, Gia Định) và Côn Lôn. - 15 - 3 – 1874: Triều đình Nguyễn kí với thực dân Pháp 0.25 điểm Hiệp ước Giáp Tuất: Mất thêm 3 tỉnh miền Tây: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên. Triều đình chính thức thừa nhận sáu
  3. tỉnh Nam kì thuộc Pháp. 0.25 điểm - 25 – 8- 1883: Triều đình kí với thực dân Pháp Hiệp ước Hác Măng + Lãnh thổ: Triều đình thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung kì, Nam kì thuộc Pháp ... Triều đình cai quản Trung Kì nhưng mọi hoạt động đều thông qua khâm sứ Pháp. 0.25 đ - 6- 6- 1884 Hiệp ước Patơnốt: Chấm dứt sự tồn tại của nhà nước phong kiến Nguyễn với tư cách là một vương triều độc lập. Trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. => Qua những hiệp ước trên, ta thấy triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. ---Hết---
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2