intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, Bắc Trà My

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN VĂN TRỖI KIỂM TRA GIỮA KỲ II-NĂM HỌC 2022-2023 Họ và tên:...................................................... MÔN: LỊCH SỬ 8 Lớp: 8 Thời gian: 45 phút (Kể cả thời gian giao đề) Điểm Nhận xét của giáo viên I. TRẮC NGHIỆM: (5.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất. Câu 1. Nghĩa quân nào đã đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi vọng) của Pháp trên sông Vòm Cỏ Đông thuộc địa phận thôn Nhật Tảo (10-12-1861)? A. Trương Định. B. Phan Đình Phùng. C. Nguyễn Trung Trực. D. Trương Quyền. Câu 2. Ngày 20 - 11 - 1873, đã diễn ra sự kiện gì ở Bắc Kì? A. Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. B. Quân dân ta anh dũng đánh bại cuộc tấn công của Pháp ở Hà Nội. C. Nhân dân Hà Nội chủ động đốt kho đạn của Pháp. D. Thực dân Pháp đánh chiếm Thanh Hóa. Câu 3. Thực dân Pháp lấy cớ gì để tấn công Bắc Kì lần thứ hai? A. Triều đình không dẹp nổi các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. B. Triều đình không bồi thường chiến phí cho Pháp. C. Trả thù sự tấn công của quân cờ đen. D. Triều đình vi phạm Hiệp ước 1874, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh. Câu 4. Ai là người đứng đầu phái chủ chiến trong triều đình Huế? A. Nguyễn Tri Phương. B. Tôn Thất Thuyết. C. Hoàng Diệu. D. Hoàng Hoa Thám. Câu 5. Thất bại trong âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh, Pháp làm gì? A. Kéo quân vào Gia Định. B. Xin thêm viện binh để đánh lâu dài. C. Rút quân về nước. D. Đàm phán với triều đình Huế. Câu 6. Chiến thắng cầu Giấy lần thứ hai (1883) có ý nghĩa gì? A. Làm quân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi càng hăng hái đánh giặc. B. Quân Pháp hoang mang, triều đình lo sợ. C. Quân Pháp phải rút khỏi Bắc Kì. D. Nhiều sĩ quan và binh lính Pháp bị giết tại trận. Câu 7. Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 là gì? A. 3 tỉnh miền Tây Nam Bộ và đảo Côn Lôn thuộc Pháp. B. 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ và đảo Phú Quốc thuộc Pháp. C. Nam Kỳ lục tỉnh và đảo Côn Lôn thuộc Pháp. D. 3 tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn thuộc Pháp. Câu 8. Nguyên nhân thất bại của phong trào Cần vương là do A. lực lượng phong kiến Việt Nam suy yếu. B. chỉ chống Pháp trên mặt trận quân sự. C. thiếu một giai cấp tiên tiến đủ sức lãnh đạo. D. vua Hàm Nghi đầu hàng quân Pháp. Câu 9. Phong trào Cần vương diễn ra mấy giai đoạn? A. 1 giai đoạn. B. 3 giai đoạn. C. 2 giai đoạn. D. 4 giai đoạn. Câu 10. Mục đích của phong trào Cần vương là gì?
  2. A. Lật đổ chế độ phong kiến, giành độc lập dân tộc. B. Đánh đế quốc, giành lại độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến. C. Đánh đổ phong kiến, đế quốc giành độc lập. D. Đánh đế quốc thành lập nước cộng hòa. Câu 11. Một vài nhà nho sĩ yêu nước chống Pháp bằng ngòi bút của mình là A. Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Tri Phương, Nguyễn Thông. B. Nguyễn Đình Chiểu, Trương Định, Hoàng Diệu. C. Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp, Phan văn Trị. D. Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Trung Trực. Câu 12. Đặc điểm của phong trào Cần vương là gì? A. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến. B. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản. C. Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản. D. Phong trào yêu nước của các tầng lớp nhân dân. Câu 13. Thái độ của nhân dân ta khi triều đình nhà Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Hác-măng là A. phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng đẩy mạnh. B. nhân dân không có thái độ đấu tranh. C. làm theo mệnh lệnh của triều đình nhà Nguyễn. D. nhân dân lo sợ chỉ đấu tranh yếu ớt rồi tan rã. Câu 14. Tại sao cuộc phản công của phái chủ chiến tại kinh thành Huế diễn ra quyết liệt nhưng thất bại? A. Mặc dù chủ động tấn công nhưng phái chủ chiến chưa chuẩn bị kĩ. B. Pháp được sự ủng hộ của triều đình Huế. C. Chưa chuẩn bị chu đáo, hơn nữa Pháp khi đó còn rất mạnh. D. Pháp có vũ khí, quân lính mạnh, ưu thế hơn hẳn. Câu 15. Cơ hội nhà Nguyễn có thể tấn công quân xâm lược Pháp là A. khi Pháp tấn công thành Gia Định. B. khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. C. khi Pháp tấn công Thuận An. D. khi triều đình Huế kí với Pháp Hiệp ước Pa-tơ-nốt. II. TỰ LUẬN: (5.0 điểm) Câu 1. Trình bày chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858-1859.(2.0 điểm) Câu 2. Trình bày những nét chính của cuộc khởi nghĩa Hương Khê.(1.0 điểm) (HS KT không làm câu này) Giải thích khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương. (2.0 điểm) == HẾT == GV duyệt đề KT GV ra đề KT Âu Thị Dương Thuận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2