intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Tiên Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Tiên Phước” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 8 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Quang Trung, Tiên Phước

  1. TRƯỜNG KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II THCS NĂM HỌC 2022-2023 QUANG MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 TRUNG Họ và tên: …………… ………........ ......Lớp 8/... Thời gian 45 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐIỂM Nhận xét của giáo viên I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 ĐIỂM) Khoanh tròn vào chữ cái A hoặc B, C, D đứng đầu ý trả lời đúng. Câu 1. Thực dân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta vào thời gian nào? A. 30/8/1858 B. 31/8/1858 C. 01/9/1858 D. 02/8/1858 Câu 2. Người được nhân dân tôn làm “Bình Tây đại nguyên soái” là ai? A. Trương Định B. Nguyễn Trung Trực C. Nguyễn Tri Phương D. Trương Quyền Câu 3. Sau hiệp ước Nhâm Tuất, triều Nguyễn đã có hành động gì? A. Tổ chức lãnh đạo nhân dân kháng chiến. B. Phối hợp với nhân dân Nam Kì chống Pháp. C. Kiên quyết đòi Pháp trả lại các tỉnh đã chiếm đóng. D. Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nông dân. Câu 4. Câu nói: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” của ai? A. Nguyễn Tri Phương B. Nguyễn Trung Trực C. Tôn Thất Thuyết D. Nguyễn Hữu Huân Câu 5. Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam A. Do nhà Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo, giết đạo. B. Để bảo vệ đạo Gia Tô, thực dân Pháp đem quân xâm lược Việt Nam. C. Do sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và nhu cầu thị trường thuộc địa. D. Do triều đình Huế ngăn cấm việc trao đổi buôn bán với các nước phương Tây. Câu 6. Nguyên cớ nào Pháp đem quân đánh Bắc Kì lần thứ nhất? A. Nhà Nguyễn vi phạm Hiệp ước năm 1874. B. Nhà Nguyễn bắt giam các giáo sĩ người Pháp. C. Pháp đem quân ra Bắc để giải quyết vụ Đuy-puy. D. Triều đình Huế nhờ Pháp đem tàu ra dẹp cướp biển ở Hạ Long. Câu 7. Nội dung nào không phải nguyên nhân dẫn đến thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Thế? A. Bó hẹp trong địa phương, dễ bị cô lập. B. Cuộc khởi nghĩa thu hút quá nhiều nhà yêu nước. C. Chênh lệch về lực lượng, thực dân Pháp và phong kiến cấu kết. D. Do thực dân Pháp tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lớn. Câu 8. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất diễn ra vào thời gian nào? A. 21/12/1873 B. 21/12/1874 C. 12/01/1873 D. 12/01/1874 Câu 9. Nguyên nhân thực dân Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ hai là gì? A. Do triều đình Huế vi phạm hiệp ước, giao thiệp với nhà Thanh. B. Để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân sau hiệp ước Nhâm Tuất. C. Do chủ nghĩa tư bản phát triển, cần nguồn tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kì. D. Triều đình Huế cầu cứu nhà Thanh, thực dân Pháp đem quân ra Bắc Kì dẹp loạn. Câu 10. Ai là người trấn thủ thành Hà Nội khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai? A. Hoàng Diệu B. Nguyễn Tri Phương C. Lưu Vĩnh Phúc D. Hoàng Tá Viêm Câu 11. Ngày 19/5/1883 diễn ra sự kiện nào dưới đây?
  2. A. Ri-vi-e gởi tối hậu thư. B. Quân Pháp đỗ bộ lên Hà Nội. C. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai. D. Thực dân Pháp nổ súng tấn công thành Hà Nội. Câu 12. Nguyên nhân nào dẫn đến phong trào nông dân Yên Thế bùng nổ? A. Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương B. Do nền kinh tế nông nghiệp sa sút. C. Do chế độ phong kiến suy yếu. D. Để bảo vệ cuộc sống trước âm mưu bình định của Pháp. Câu 13. Đặc điểm nào không đúng về phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi? A. Phong trào đấu tranh nổ ra kịp thời, phát triển mạnh mẽ. B. Phong trào đấu tranh có thời gian tồn tại tương đối ngắn. C. Phong trào miền núi nổ ra muộn hơn phong trào ở đồng bằng. D. Phong trào góp phần làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp. Câu 14. Giai đoạn 1893-1908, nghĩa quân Yên thế có những hoạt động gì? A. Xây dựng phòng tuyến. B. Vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở. C. Tìm cách giảng hòa với thực dân Pháp. D. Tích lũy lương thực, xây dựng quân tinh nhuệ. Câu 15. Nghĩa quân Yên Thế đã hòa hoãn với Pháp trong giai đoạn nào? A. 1884-1892 B. 1909-1913 C. 1892-1897 D.1897-1908 II. PHẦN TỰ LUẬN (5 ĐIỂM) Câu 1. ( 3 điểm) Trình bày nguyên nhân bùng nổ và diễn biến chính của phong trào Cần vương. Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? Câu 2. (2 điểm) Chứng minh: “Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước sự xâm lược của thực dân Pháp” BÀI LÀM I.Phần trắc nghiệm CH 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 TL II. Tự luận ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... .........................................................................................................................................................
  3. ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... ...................
  4. HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II – NĂM 2022-2023 MÔN: LỊCH SỬ - LỚP 8 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (5 ĐIỂM) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ý đúng nhất (Mỗi câu đúng ghi 0.33đ - đúng 3 câu làm tròn 1 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA C A D B C C B A C A C D B B D II. TỰ LUẬN. (5 ĐIỂM) Câu 1.a (2 điểm) Trình bày nguyên nhân bùng nổ và diễn biến chính của phong trào Cần vương. Nguyên nhân - Sau cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân 0.5 đ sở (Quảng Trị) - Ngày 13/7/1885 Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương, 0.5 đ phong trào Cần vương bùng nổ. Diễn biến: - Giai đoạn 1885-1888: Phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh 0.5 đ Trung Kì và Bắc Kì. - Giai đoạn 1888-1896: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào tiếp tục duy trì, 0.5 đ quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn. Câu 1.b (1 điểm) Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? - Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn. Gồm 4 tỉnh : Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, 0.5 đ Quảng Bình. - Trình độ tổ chức: quân đội được tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, chế tạo 0.5 đ vũ khí. (Học sinh trả lời có ý tương đồng vẫn ghi điểm) Câu 2. (2 điểm) Chứng minh: “Từ năm 1858 đến năm 1884, triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước sự xâm lược của thực dân Pháp” - Qua 4 bản Hiệp ước, triều đình Huế từng bước đầu hàng trước sự xâm lược của thực dân Pháp: + Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) Nhượng 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp 0.5 đ + Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874) Thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở 6 tỉnh Nam 0.5 đ Kì. 0.5 đ + Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883) Thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Nam Kì. Triều đình cai quản Trung Kì nhưng thông qua khâm sứ Pháp. 0.5 đ + Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884) Tiếp tục thừa nhận nền bảo hộ của Pháp, Việt nam trở thành nước thuộc địa nữa phong kiến.
  5. Tiên Hiệp, ngày 28 tháng 3 năm 2023 DUYỆT CỦA HT TỔ TRƯỞNG GIÁO VIÊN Lương Quang Đức
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2