intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phú Ninh

  1. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH MA TRẬ,BẢNG ĐĂC TẢ ĐỀ TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 KHIÊM MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9 TT CHỦ ĐỀ NỘI DUNG HÌNH CÁC ĐIỂM THỨC MỨC ĐỘ 1 Việt Nam - Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở TN Nhận biết 0,66 Trong nước Pháp và Trung Quốc (1919-1925). những năm - Câu: 1,2 1919-1930 - Ý nghĩa những hoạt động. TN Thông 0,33 - Câu : 3 hiểu 2 Việt Nam - Đỉnh cao phong trào cách mạng 1930-1931 TN Nhận biết 0,33 Trong . – Câu: 4 những năm - Ý nghĩa sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt TL Thông 2,0 1930-1939 Nam. hiểu - Câu hỏi: 1 - Vai trò của Nguyễn Ái Quốc. TL Vận dụng 1,0 - Câu hỏi: 1 cao - Chủ trương của Đảng năm 1936-1939 TN Vận dụng 0,33 - Câu: 6 - Hình thức và phương pháp đấu tranh của TN Nhận biết 0,33 đảng 1930-1931 và 1936-1939. - Câu: 5 3 Việt Nam - Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong TN Nhận biết 0,33 Trong những năm 1939-1945. những năm - Câu: 7 1939-1945 - Thời cơ cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám TN Nhận biết 0,33 bùng nổ. - Câu: 8 - Nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng TL Nhận biết 2,0 tháng Tám năm 1945. (đề 1) - Câu hỏi: 2 TL -Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945.(đề 2) - Câu hỏi: 2 - Các sự kiện chính của Cách mạng tháng TN Vận dụng 0,33 Tám. - Câu: 9 4 Việt Nam - Đường lối ngoại giao của Đảng trong những TN Vận dụng 0,33 Trong năm 1946-1954. những năm - Câu: 10
  2. 1945-1954 - Hoàn cảnh bùng nổ cuộc kháng chiến toàn TN Thông 0,33 quốc chống thực dân Pháp (19/12/1946) hiểu - Câu: 11 - Những khó khăn của ta sau Cách mạng tháng TN Vận dụng 0,33 Tám 1945 - Câu: 12 - Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng nước ta sau TN Vận dụng 0,33 Cách mạng tháng Tám 1945. - Câu: 13 - Ý nghĩa chiến thắng của ta trong cuộc kháng TN Thông 0,33 chiến chống Pháp. hiểu - Câu: 15 - Ý nghĩa việc kí kết các Hiệp định của ta TN Vận dụng 0,33 trong những năm 1946-1954. - Câu: 14
  3. HỌ VÀ TÊN: ........................................................ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II ĐỀ1 LỚP:9/... Môn: Lịch sử – Lớp 9 A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Câu thơ sau đây của nhà thơ Chế Lan Viên phù hợp với sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”? A. Khi Người sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. B. Khi Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924). C. Khi Người viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo “Người cùng khổ”. D. Khi Người đọc luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Câu 2. Vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng. Đó là nội dung của tờ báo nào? A. Đời sống công nhân. B. Nhân đạo. C. Người cùng khổ. D. Tạp chí thư tín quốc tế. Câu 3. Những hoạt động nào của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc? A. Bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước. B. Mở lớp tập huấn chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu ra báo “Thanh niên”. C. Chủ trương phong trào “vô sản hóa”. D. Sự ra đời của một số đoàn thể quần chúng như: Công hội, Nông hội, Hội phụ nữ. Câu 4. Ở Việt Nam, đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh. B. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định. C. Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1-5-1930. D. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thủy. Câu 5. Hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng trong thời kỳ 1936-1939 có gì khác so với thời kỳ 1930- 1931? A. Đấu tranh bí mật. B. Đấu tranh bất hợp pháp. C. Đấu tranh công khai. D. Đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp; công khai, nửa công khai. Câu 6. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng trong những năm 1936 - 1939 là do A. chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành nhiều chính sách tiến bộ ở thuộc địa. B. mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt. C. tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. D. sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. Câu 7. Khẩu hiệu được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đưa ra là gì? A. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”. B. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho dân cày nghèo”. C. “Lập chính quyền Xô Viết công - nông – binh”. D. “Phá kho thóc của Nhật cứu đói cho dân nghèo”. Câu 8. Tháng 8/1945, điều kiện khách quan bên ngoài thuận lợi tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập, đó là sự A. đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật. B. thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu. C. thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Xô - Đức. D. nổi dậy giành thắng lợi của nhân dân các nước Đông Âu. Câu 9. Hãy săp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian diễn ra trong cách mạng tháng Tám năm 1945?
  4. 1. Tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 2. Mít tinh tại Nhà hát lớn biến thành cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền địch, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. 3. Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế, Sài Gòn. Sau đó Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. 4. Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam. A. 1,2,3,4. B. 2,3,1,4, C. 3,2,4,1. D. 2,4,3,1. Câu 10. Đường lối ngoại giao của Đảng trong những năm 1946-1954 là A. đóng kín cửa, không quan hệ với các nước bên ngoài để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của Việt Nam. B. chỉ đặt quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa. C. sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. D. chỉ đặt quan hệ ngoại giao với các nước lào và Cam-pu-chia. Câu 11. Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp? A. Pháp đánh Hải Phòng (11/1946). B. 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. C. Pháp đánh chiếm Lạng Sơn (11/1946). D. Pháp tấn công vào cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội (12/1946). Câu 12. Khó khăn lớn nhất của đất nước ta sau cách mạng tháng Tám gì? A. Các kẻ thù ngoại xâm, nội phản. B. Nạn đói, nạn dốt đe doạ nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta. C. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng. D. Các tổ chức phản cách mạng ra sức chống phá cách mạng. Câu 13. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám là gì? A. Giải quyết nạn ngoại xâm và nội phản. B. Giải quyết về vấn đề tài chính. C. Giải quyết nạn đói, nạn dốt. D. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. Câu 14. Việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 chứng tỏ A. sự lùi bước tạm thời của ta. B. sự thoả hiệp của Đảng ta và chính phủ ta. C. sự mềm dẻo của ta trong việc phân hoá kẻ thù. D. sự non yếu trong lãnh đạo của ta. Câu 15. Sự kiện nào là mang ý nghĩa đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) ? A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. B. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. C. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng. D. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Vì sao nói sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam? Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Câu 2. (2,0 điểm) Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945. BÀI LÀM A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm, 3 câu đúng đạt 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) ……………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………
  5. HỌ VÀ TÊN: ........................................................ KIỂM TRA 1 TIẾT HỌC KỲ II Đề 2: LỚP:9/... Môn: Lịch sử – Lớp 9 A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng nhất Câu 1. Câu thơ sau đây của nhà thơ Chế Lan Viên phù hợp với sự kiện nào trong cuộc đời hoạt động của Nguyễn Ái Quốc: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười”? A. Khi Người sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari. B. Khi Người đọc luận cương của Lê-nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. C. Khi Người viết bài và làm chủ nhiệm tờ báo “Người cùng khổ”. D. Khi Người dự Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ V (1924). Câu 2. Vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc nói chung và đế quốc Pháp nói riêng, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức nổi dậy đấu tranh tự giải phóng. Đó là nội dung của tờ báo nào? A. Đời sống công nhân. B. Người cùng khổ. C. Nhân đạo. D. Tạp chí thư tín quốc tế. Câu 3. Những hoạt động nào của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên gắn bó mật thiết với vai trò của Nguyễn Ái Quốc? A. Bí mật chuyển các tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc về nước. B. Mở lớp tập huấn chính trị đào tạo cán bộ tại Quảng Châu ra báo “Thanh niên”. C. Chủ trương phong trào “vô sản hóa”. D. Sự ra đời của một số đoàn thể quần chúng như: Công hội, Nông hội, Hội phụ nữ... Câu 4. Ở Việt Nam, đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Cuộc biểu tình của công nhân ngày 1-5-1930. B. Sự thành lập các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh. C. Cuộc đấu tranh của công nhân Vinh - Bến Thủy. D. Cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy sợi Nam Định. Câu 5. Hình thức và phương pháp đấu tranh cách mạng trong thời kỳ 1936-1939 có gì khác so với thời kỳ 1930- 1931? A. Đấu tranh bí mật. B. Đấu tranh bất hợp pháp. C. Đấu tranh công khai. D. Đấu tranh hợp pháp, nửa hợp pháp; công khai, nửa công khai. Câu 6. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng chỉ đạo cách mạng trong những năm 1936 - 1939 là do A. chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành nhiều chính sách tiến bộ ở thuộc địa. B. mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng gay gắt. C. tình hình thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. D. sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản. Câu 7. Khẩu hiệu được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 đưa ra là gì? A. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày”. B. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian chia cho dân cày nghèo”. C. “Lập chính quyền Xô Viết công - nông – binh”. D. “Phá kho thóc của Nhật cứu đói cho dân nghèo”. Câu 8. Tháng 8/1945, điều kiện khách quan bên ngoài thuận lợi tạo thời cơ cho nhân dân ta vùng lên giành lại độc lập, đó là sự A. đầu hàng vô điều kiện của phát xít Nhật. B. thất bại của phe phát xít ở chiến trường châu Âu. C. thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở mặt trận Xô - Đức. D. nổi dậy giành thắng lợi của nhân dân các nước Đông Âu. Câu 9. Hãy săp xếp các sự kiện sau theo thứ tự thời gian diễn ra trong cách mạng tháng Tám năm 1945?
  6. 1. Tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. 2. Mít tinh tại Nhà hát lớn biến thành cuộc biểu tình đánh chiếm các công sở chính quyền địch, khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội. 3. Khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Huế, Sài Gòn. Sau đó Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước. 4. Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất cả nước là Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh và Quảng Nam. A. 1,2,3,4. B. 2,3,1,4, C. 3,2,4,1. D. 2,4,3,1. Câu 10. Đường lối ngoại giao của Đảng trong những năm 1946-1954 là A. chỉ đặt quan hệ ngoại giao với các nước xã hội chủ nghĩa. B. đóng kín cửa, không quan hệ với các nước bên ngoài để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền của Việt Nam. C. sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với bất cứ nước nào tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. D. chỉ đặt quan hệ ngoại giao với các nước lào và Cam-pu-chia. Câu 11. Sự kiện nào trực tiếp đưa đến quyết định của Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến chống Pháp? A. Pháp đánh Hải Phòng (11/1946). B. 18/12/1946 Pháp gửi tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát thủ đô cho chúng. C. Pháp tấn công vào cơ quan Bộ Tài chính ở Hà Nội (12/1946). D. Pháp đánh chiếm Lạng Sơn (11/1946). Câu 12. Khó khăn lớn nhất của đất nước ta sau cách mạng tháng Tám gì? A. Các kẻ thù ngoại xâm, nội phản. B. Các tổ chức phản cách mạng ra sức chống phá cách mạng. C. Ngân quỹ nhà nước trống rỗng. D. Nạn đói, nạn dốt đe doạ nghiêm trọng cuộc sống của nhân dân ta. Câu 13. Nhiệm vụ cấp bách trước mắt của cách mạng nước ta sau Cách mạng tháng Tám là gì? A. Giải quyết nạn ngoại xâm và nội phản. B. Giải quyết về vấn đề tài chính. C. Giải quyết nạn đói, nạn dốt. D. Giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính. Câu 14. Việc kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 chứng tỏ. A. sự thoả hiệp của Đảng ta và chính phủ ta. B. sự lùi bước tạm thời của ta. C. sự mềm dẻo của ta trong việc phân hoá kẻ thù. D. sự non yếu trong lãnh đạo của ta. Câu 15. Sự kiện nào là mang ý nghĩa đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954) ? A. Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ. B. Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết. C. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội. D. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng. B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. (3,0 điểm) Vì sao nói sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam? Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam? Câu 2. (2,0 điểm) Trình bày ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945. BÀI LÀM A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm, 3 câu đúng đạt 1,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) ………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………
  7. PHÒNG GD&ĐT PHÚ NINH HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM TRƯỜNG THCS NGUYỄN BỈNH KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024 KHIÊM MÔN LỊCH SỬ - LỚP 9- ĐỀ 1-2 A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm, 3 câu đúng đạt 1,0 điểm.(đề 1) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA D C B A D C B A D C B A D C B A. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng đạt 0,33 điểm, 3 câu đúng đạt 1,0 điểm.(đề 2) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ĐA B B B B D C B A D C B A D C B B. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 * Nói Đảng Cộng sản Việt Nam là bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử của 2,0 (3,0đ) giai cấp công nhân và cách mạng Việt Nam, vì - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và 0,5 giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. - Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, khẳng định giai 0,5 cấp công nhân Việt Nam đủ sức lãnh đạo cách mạng Việt Nam, chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng. - Từ đây cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới. 0,5 - Là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt 0,5 về sau của cách mạng Việt Nam. * Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng 1,0 - Trực tiếp tổ chức và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam tại 0,25 Hương Cảng (Trung Quốc). - Phê phán những hành động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản trong 0,25 nước, đặt ra yêu cầu cấp thiết phải hợp nhất các tổ chức Cộng sản thành một Đảng cộng sản duy nhất. - Viết và thông qua chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ vắn tắt. 0,25 Đây được coi là cương lĩnh đầu tiên của Đảng. - Đề ra kế hoạch để các tổ chức cộng sản về nước xúc tiến việc hợp nhất, rồi 0,25 đi đến thành lập Đảng cộng sản Việt Nam. 2 * Nguyên nhân thắng lợi (đề 1) 2,0 (2,0đ) - Dân tộc có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi có Đảng Cộng sản Đông 1,0 Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì được mọi người hưởng ứng. - Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu 0,5 nước trong mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi. - Điều kiện quốc tế thuận lợi, Liên Xô và các nước Đồng minh đánh bại phát 0,5
  8. xít Đức - Nhật. * Ý nghĩa lịch sử (đề 2) 2,0 - Cách mạng tháng Tám là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc, phá tan hai 1,0 xiềng xích nô lệ Nhật - Pháp, lật đổ ngai vàng phong kiến, lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. - Đưa nước ta trở thành một nước độc lập, mở ra một kỉ nguyên mới cho dân 0,5 tộc ta – kỉ nguyên độc lập, tự do. - Cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, góp phần củng cố hoà 0,5 bình ở khu vực Đông Nam Á nói riêng, trên toàn thế giới nói chung. Người duyệt đề Giáo viên ra đề Nhóm trưởng bộ môn Duyệt của Lãnh đạo Phan Thị Phượng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2